Dạng bài tập về Chuyển động tròn
PHẦN CHUYỂN ĐỘNG TRÒN VÀ BIẾN DẠNG
Dạng 1: Chuyển động tròn
Bài tập 1: Một người xách một xô có nước và vung tay làm xô nước quay trong mặt phẳng thẳng đứng, theo một vòng tròn đường kính 1,8 m. Biết khối lượng xô và nước là 5,4 kg.
a) Tính tốc độ nhỏ nhất mà xô nước phải được quay để khi ở đỉnh hình tròn, đáy xô quay lên trên, miệng hướng xuống dưới mà nước vẫn ở trong xô.
b) Giả sử tốc độ không đổi, lực tác dụng lên tay của người đó khi xô nước ở dưới cùng của đường tròn là bao nhiêu?
Bài tập 2: Coi Trái Đất là hình cầu có bán kính R = 6 400 km và quay quanh trục với chu kì 24,0 giờ. Tính gia tốc hướng tâm do Trái Đất chuyển động quay quanh trục gây ra cho một người đang đứng ở xích đạo và một người đứng ở vĩ tuyến 60,0$^{o}$.
Bài tập 3: Ở một sân tập phẳng, rộng người lái xe đua phải thực hiện vòng chạy trên một đường tròn bán kính R = 121 m. Biết hệ số ma sát nghỉ cực đại giữa xe và mặt sân là 0,9.
Lấy g = 10,0 m/s$^{2}$. Tốc độ lớn nhất mà xe có thể chạy là bao nhiêu để không bị trượt?
Bài tập 1:
Chọn chiều dương hướng vào tâm.
Áp dụng định luật II Newton:$\vec{P}+\vec{N}=m.\vec{a}$
a) Chiếu lên chiều dương: $P+N=m.a_{ht}\Rightarrow N=m.a_{ht}-P$
Để nước không bị đổ ra ngoài thì:
$N\geq 0\Rightarrow m.a_{ht}-P\geq 0\Rightarrow v^{2}\geq gr$
Vậy $v_{min}=\sqrt{gr}=\sqrt{9,8.0,9}\approx 2,97 m/s$
b) Chiếu lên chiều dương ta có: $-P+N=m.a_{ht}\Rightarrow N=m.a_{ht}+P$
Theo Định luật III Newton lực xô nước tác dụng lên tay người có độ lớn bằng lực do tay người tác dụng lên xô nước:
$F=N=m.a_{ht}+P=m(g+\frac{v^{2}}{r})$
$\Rightarrow F=2mg=2.5,4.9,81=105,9N$
Bài tập 2:
Tốc độ trong chuyển động quay của Trái Đất là:
$\omega=\frac{2\pi}{T}=\frac{2\pi}{24.3600}=\frac{\pi}{43200}(rad/s)$
Gia tốc hướng tâm của người đứng ở xích đạo là:
$a_{1}=\omega^{2}r=\frac{\pi}{43200}.6400.1000=0,034m/s^{2}$
Gia tốc hướng tâm của người ở vĩ tuyến 60o là:
$a_{2}=\omega^{2}.r.cos60^{\circ}=\frac{\pi}{43200}.6400.1000.cos60^{\circ}=0,017 m/s^{2}$
Bài tập 3:
Tốc độ cho phép của ô tô để nó không bị trượt trên mặt sân phải thỏa mãn điều kiện
$F_{ht}\leq F_{msnmax} \Leftrightarrow \frac{mv^{2}}{R}\leq\mu mg$
$\Rightarrow v \leq\sqrt{\mu gR}=\sqrt{0,9.10.122}=33 m/s$
Vậy tốc độ lớn nhất là 33 m/s.
Xem toàn bộ: Đề cương ôn tập Vật lí 10 cánh diều học kì 2
Bình luận