Dạng bài tập Mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử
Dạng 3: Mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử
Bài tập 1: Hãy cho biết số phân lớp, số obitan có trong lớp N và M.
Bài tập 2: Theo mô hình hiện đại, orbital p có hình số tám nổi với hai phần (còn gọi là hai thùy) giống hệt nhau. Xác suất tìm thấy electron ở mỗi thùy là khoảng bao nhiêu phần trăm?
Bài tập 3: Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng ở mức cao nhất là 3p. nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X va Y có số electron hơn kém nhau 3. Nguyên tử X, Y lần lượt là?
Bài tập 1:
- Lớp N có:
+ 4 phân lớp 4s, 4p, 4d, 4f
+ 16 obitan: 1 obitan 4s, 3 obitan 4p, 5 obitan 4d, 7 obitan 4f
- Lớp M có:
+ 3 phân lớp: 3s, 3p, 3d
+ 9 obitan: 1 obitan 3s, 3 obitan 3p, 5 obitan 3d
Bài tập 2:
Theo mô hình hiện đại, orbital nguyên tử (kí hiệu là AO) là khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà xác suất tìm thấy electron trong khu vực đó là lớn nhất (khoảng 90%). Do đó, xác suất tìm thấy electron tại mỗi điểm trong không gian của AO là khoảng 90%.
Vậy nên xác suất tìm thấy electron ở mỗi thùy là khoảng 90%.
Bài tập 3:
Cấu hình e của Y: [Ne] 3s2 3p1 ⇒ Y là kim loại
Ta có: ZY = 13 ⇒ ZX = 11 ⇒ Cấu hình: [Ne] 3s1 (loại)
⇒ ZX = 15⇒ Cấu hình: [Ne] 3s2 3p3 ⇒ X là phi kim
Xem toàn bộ: Đề cương ôn tập Hóa học 10 cánh diều học kì 1 (P1)
Bình luận