Dạng bài tập Lớp, phân lớp và cấu hình electron
Dạng 4: Lớp, phân lớp và cấu hình electron
Bài tập 1: Cho nguyên tử Mn có Z = 25. Viết cấu hình electron của nguyên tử Mn
Bài tập 2: Cho nguyên tử Ca có Z = 20. Nguyên tử Ca nhường 2 electron để trở thành ion Ca2+. Biết cấu hình electron của ion được thiết lập bằng cách nhận hoặc nhường electron bắt đầu từ phân lớp ngoài cùng của cấu hình electron nguyên tử tương ứng.
Bài tập 3: Tính chất hóa học đặc trưng của nguyên tử được quyết định bởi các electron lớp ngoài cùng. Các nguyên tử có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng thường là?
Bài tập 1:
Nguyên tử Mn có Z = 25.
Điền 25 electron vào dãy Klechkovski theo quy tắc ta được dãy:
1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d5
Sắp xếp lại vị trí của phân lớp 4s2 và 3d5 theo quy tắc ta được cấu hình electron là:
1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s2
Bài tập 2:
Cấu hình electron nguyên tử của Ca có Z = 20 là: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2
Để trở thành ion Ca2+ nguyên tử Ca nhường 2 electron ở phân lớp ngoài cùng là phân lớp 4s2.
Do đó cấu hình electron của ion Ca2+ là: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6
Bài tập 3:
Tính chất hóa học đặc trưng của nguyên tử được quyết định bởi các electron lớp ngoài cùng. Từ cấu hình electron nguyên tử ta có thể dự đoán được tính chất theo quy tắc:
- Các nguyên tử có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng thường là các nguyên tử của nguyên tố kim loại.
- Các nguyên tử có 5, 6 hoặc 7 electron ở lớp ngoài cùng thường là các nguyên tử của nguyên tố phi kim.
- Các nguyên tử có 8 electron ở lớp ngoài cùng (trừ He chỉ có 2 electron) là các nguyên tử của nguyên tố khí hiếm.
- Các nguyên tử có 4 electron ở lớp ngoài cùng thì có thể là nguyên tử của nguyên tố kim loại hoặc phi kim.
Xem toàn bộ: Đề cương ôn tập Hóa học 10 cánh diều học kì 1 (P1)
Bình luận