Tắt QC

Trắc nghiệm Toán 6 kết nối tri thức học kì I(P5)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm toán 6 kì I(P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Lớp 9A có 45 học sinh, lớp 9B có 42 học sinh, lớp 9C có 48 học sinh. Trong ngày khai giảng, ba lớp cùng xếp thành một số hàng dọc như nhau để diễu hành mà không lớp nào có người lẻ hàng. Số hàng dọc nhiều nhất có thể xếp được là:

  • A. 2
  • B. 4 
  • C. 3
  • D. 5

Câu 2: Tìm ƯCLN(72, 63, 1):

  • A. 63;
  • B. 72;
  • C. 1.
  • D. 9;

Câu 3: Tập hợp ƯC(4, 12) là:

  • A. {0;1;2;4}
  • B. {1;2;3;4} 
  • C. {1;2;4}
  • D. {1;2;3;4;6}

Câu 4: Nếu a chia hết cho 7 và b chia hết cho 7 thì 7 là ……………… của a và b.

  • A. ước chung lớn nhất;
  • B. ước chung;
  • C. ước
  • D. bội.

Câu 5: Trong các số 333; 360; 2457 số nào chia hết cho 9

  • A. 360 
  • B. 333 
  • C. 2457 
  • D. Cả A, B, C đúng

Câu 6: Dùng ba chữ số 3; 0; 4 để viết các số có ba chữ số khác nhau chia hết cho 2. Hỏi có bao nhiêu số như vậy?

  • A. 6.
  • B. 4.
  • C. 0.
  • D. 2.

Câu 7: Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I) Số có chữ số tận cùng là 4 thì chia hết cho 2.
II) Số chia hết cho 2 thì có chữ số tận cùng là 4.
III) Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng là 0.
IV) Số chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng là 5.

  • A.2;                     
  • B. 1;                    
  • C. 3;                      
  • D. 4.

Câu 8: Cho số $\bar{12a}$ . Ta có thể thay a bởi bao nhiêu chữ số để số $\bar{12a}$ chia hết cho 3.

  • A. 4;                    
  • B. 1;                      
  • C. 0;                     
  • D. 3.

Câu 9: Cho biết BC(4, 6) = {0; 12; 24; 36; 48; …}. Hãy cho biết BCNN(4, 6).

  • A. BCNN(4, 6) = 12.
  • B. BCNN(4,6) = 0.
  • C. BCNN(4, 6) = 24.
  • D. BCNN(4, 6) = 36

Câu 10: Số tự nhiên a nhỏ nhất khác 0 thỏa mãn a ⋮ 18 và a ⋮ 40

  • A. 458 
  • B. 400
  • C. 360
  • D. 500

Câu 11: Nếu 20 ⋮ a và 20 ⋮ b  thì 20 là ………………….. của a và b.

  • A. ước chung.
  • B. ước chung lớn nhất.
  • C. bội chung.
  • D. bội chung nhỏ nhất.

Câu 12: Tìm số tự nhiên x biết rằng : x ⋮ 12; x ⋮ 28; x ⋮ 36 và 150 < x < 300

  • A. x = 36
  • B. x = 108
  • C.  x = 288 
  • D.  x = 252

Câu 13: Tìm số tự nhiên x để A = 75 + 1003 + x chia hết cho 5

  • A. x ⋮ 5 
  • B. x chia cho 5 dư 2
  • C. x chia cho 5 dư 1 
  • D.  x chia cho 5 dư 3

Câu 14: Tìm tập hợp M là ước của 24.

  • A. M = {1; 2; 3; 4; 8; 12; 24}.
  • B. M = {1; 2; 3; 4; 6; 8; 24}.
  • C. M = {1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24}.
  • D. M = {1; 2; 4; 6; 8; 12; 24}.

Câu 15: Nếu tất cả các số hạng của một tổng đều chia hết cho cùng một số thì tổng đó:

  • A. Không chia hết cho số đó.
  • B. Chia hết cho số đó.
  • C. Là ước của số đó.
  • D. Không kết luận được.

Câu 16: Tìm x thuộc ước của 60 và x > 20

  • A. x ∈ {5; 15}
  • B. x ∈ {15; 20} 
  • C. x ∈ {30; 60}
  • D. x ∈ {20; 30; 60}

Câu 17: Tìm chữ số a để $\bar{49a}$ là số nguyên tố:

  • A. 9;                  
  • B. 1;                      
  • C. A và B đều đúng;        
  • D. cả A và B đều sai.

Câu 18: Cho số 150=2.3.$5^2$, số lượng ước của 150 là bao nhiêu?

  • A. 6
  • B. 7
  • C. 12
  • D. 8

Câu 19: So sánh |−2|300 và |−3|200.

  • A.  |−2|300<|−3|200
  • B.  |−2|300≤|−3|200
  • C.  |−2|300>|−3|200
  • D. |−2|300=|−3|200

Câu 20: Kết luận nào sau đây là đúng.

  • A. Số - 3 đọc là trừ ba.
  • B. Số 1 là số nguyên dương.
  • C. Số 0 vừa là số nguyên dương, vừa là số nguyên âm.
  • D. Số - 25 là số nguyên dương.

Câu 21: Tìm x biết: |x – 5| = 3

  • A. 6 và 2
  • B. 2 và 4
  • C. 8 và 4
  • D. 8 và 2

Câu 22: Cho hai tập hợp A={1;2;3;4;5;6;8;10} và B={1;3;5;7;9;11}. Viết tập hợp E vừa là tập hợp con của tập hợp A và vừa là tập hợp con của tập hợp B.

  • A. E={1;3;5;7}
  • B.  E={1;3}
  • C. E={1;3;5}
  • D. E={1;3;7}

Câu 23: Cách viết tập hợp nào sau đâu đúng ?

  • A. A = [0; 1; 2; 3]
  • B. A = {0; 1; 2; 3}
  • C. A = 1; 2; 3
  • D. A = (0; 1; 2; 3)

Câu 24: Nêu cách đọc số 123 875.

  • A. Một hai ba nghìn tám bảy năm.
  • B. Một trăm hai ba nghìn bảy trăm tám mươi lăm.
  • C. Một trăm nghìn hai ba tám trăm bảy năm.
  • D. Một trăm hai ba nghìn tám trăm bảy mươi lăm

Câu 25: Biểu diễn các chữ số La Mã: XXI, XXII, XIX bằng các số tự nhiên lần lượt là:

  • A. 22; 21 và 19.
  • B. 21; 22 và 19.
  • C. 19; 21 và 22.
  • D. 21; 19 và 22.

Câu 26: Cho số 8 763. Số chục của số này là:

  • A. 6.
  • B. 8 760.
  • C. 63.
  • D. Đáp án khác.

Câu 27: Số liền trước và số liền sau của 180 là:

  • A. Số liền trước là 189 và số liền sau là 181.
  • B. Số liền trước là 179 và số liền sau là 180.
  • C. Số liền trước là 179 và số liền sau là 181.
  • D. Số liền trước là 170 và số liền sau là 181.

Câu 28: Điền số thích hợp vào chỗ chấm để được ba số tự nhiên liên tiếp: 10 024; …….; ……….

  • A. 1 025; 1 026.
  • B. 10 025; 10 026.
  • C. 10 024; 10 025.
  • D. 10 023; 1025.

Câu 29: Cho số tự nhiên x, thỏa mãn 120 < x < 122.

  • A. x = 120;
  • B. x = 122;
  • C. x = 121;
  • D. Không tồn tại x.

Câu 30: Tìm số tự nhiên x, biết: (x – 47) – 115 = 0

  • A. x = 160 
  • B. x = 162
  • C. x = 163
  • D. x = 161

Câu 31: Trong tập hợp số tự nhiên , phép trừ a – b chỉ thực hiện được khi

  • A. a > b.
  • B. a < b.
  • C. a ≥ b.
  • D.a ≤ b.

Câu 32: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

  • A. Phép trừ 8 – 9 thực hiện được trên tập hợp số tự nhiên.
  • B. Phép trừ 85 – 85 thực hiện được trên tập hợp số tự nhiên.
  • C. Phép trừ 11 – 15 thực hiện được trên tập hợp số tự nhiên.
  • D. Phép trừ 23 – 50 thực hiện được trên tập hợp số tự nhiên.

Câu 33: Tìm số tự nhiên x, biết: 71 + (26 – 3x) : 5 = 75

  • A. x = 1 
  • B. x = 3
  • C. x = 4
  • D. x = 2

Câu 34: Thực hiện phép tính 129.89 + 129.11.

  • A. 11 610;       
  • B. 1 290;               
  • C. 12 900;                          
  • D. 12 090.

Câu 35: Một trường học có 35 lớp học mỗi lớp có 20 bộ bàn ghế. Hỏi trường học đó có bao nhiêu bàn ghế.

  • A. 70 bộ.
  • B. 700 bộ.
  • C. 600 bộ.
  • D. 500 bộ.

Câu 36: Tìm số tự nhiên x biết 100 - $(7+x)^2$ = 36

  • A. x=13 
  • B. x=1
  • C. x=41
  • D. x=7

Câu 37: Chọn phát biểu đúng.

  • A. $a^3$ = a + a + a
  • B. $a^3$  còn được gọi là a lập phương.
  • C. $a^3$ = a.3.
  • D. Số mũ của $a^3$  là a.

Câu 38: Lập phương của 7 được viết như thế nào?

  • A. $7^2$                  
  • B.7.2 ;                    
  • C. 7.3;                  
  • D. $7^3$

Câu 39: Tìm x∈N, biết $2^n$ + 4.$2^n$ = 5.$2^5$

  • A. n = 2
  • B. n = 5
  • C. n = 4
  • D. n = 3

Câu 40: 16 là lũy thừa của số tự nhiên nào, và có số mũ bằng bao nhiêu?

  • A. Lũy thừa của 4, số mũ bằng 3
  • B. Lũy thừa của 2, số mũ bằng 4
  • C. Lũy thừa của 2, số mũ bằng 3
  • D. Lũy thừa của 2, số mũ bằng 3

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo