Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Toán 6 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Toán 6 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tập hợp Ν* là

  • A. Tập hợp số tự nhiên
  • B. Tập hợp có số tự nhiên khác 0
  • C. Tập hợp các số tự nhiên lẻ
  • D. Tập hợp các số tự nhiên chẵn

Câu 2: Nêu cách đọc số 562 125

  • A. Năm sáu hai một hai năm
  • B. Năm trăm sáu mươi hai một trăm hai mươi lăm
  • C. Năm trăm sáu mươi hai nghìn một hai năm
  • D. Năm trăm sáu mươi hai nghìn một trăm hai mươi lăm

Câu 3: Điền vào chỗ trống để ba số ở mỗi dòng là ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần:

5 436, … , …

  • A. 5 437; 5 438
  • B. 5 347; 5 348
  • C. 5 435; 5 434
  • D. 5 345; 5 344

Câu 4: Kết quả của phép cộng được gọi là

  • A. Tổng
  • B. Số hạng
  • C. Hiệu
  • D. Số cộng

Câu 5: Với hai số tự nhiên a và b (b khác 0) ta luôn tìm được hai số q, r sao cho a = b.q + r, điều kiện của r là:

  • A. r < b
  • B. 0 < r < b
  • C. 0 ≤ r < b
  • D. r ≥ 0

Câu 6: Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số (khác 0) thì:

  • A. Ta giữ nguyên cơ số và cộng hai số mũ lại
  • B. Ta giữ nguyên cơ số và nhân hai cơ số lại
  • C. Ta giữ nguyên cơ số và chia số mũ của số bị chia cho số mũ của số chia
  • D. Ta giữ nguyên cơ số và trừ số mũ của số bị chia cho số mũ của số chia

Câu 7: Đối với các biểu thức không có dấu ngoặc, nếu chỉ có phép cộng và trừ, ta thực hiện phép tính như thế nào?

  • A. Thực hiện các phép tính từ phải qua trái
  • B. Thực hiện các phép tính từ trái qua phải
  • C. Thực phiện phép cộng trước, phép trừ sau
  • D. Thực hiện phép trừ trước, phép cộng sau

Câu 8: Nếu một tổng có ba số hạng, trong đó có 2 số hạng chia hết cho 7 và số hạng còn lại không chia hết cho 7 thì tổng đó:

  • A. Chia hết cho 7
  • B. Không kết luận được
  • C. Không chia hết cho 7
  • D. Chia hết cho ước của 7

Câu 9: Không cần tính, hãy cho biết tổng (hiệu) chia hết cho cả 2 và 5 là:

  • A. 138 + 210
  • B. 1.2.3.4.5 - 20
  • C. 325 – 45
  • D. 1.2.3.4.5 + 42

Câu 10: Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A. A = {0; 1} là tập hợp số nguyên tố
  • B. A = {1; 3; 5} là tập hợp các hợp số
  • C. A = {3; 5} là tập hợp số nguyên tố
  • D. A = {7; 8} là tập hợp các hợp số

Câu 11: Nếu a chia hết cho 7 và b chia hết cho 7 thì 7 là ……………… của a và b.

  • A. ước chung lớn nhất
  • B. ước chung
  • C. ước
  • D. bội

Câu 12: Cho biết BC (4, 6) = {0; 12; 24; 36; 48; …}. Hãy cho biết BCNN (4, 6)?

  • A. BCNN (4, 6) = 0
  • B. BCNN (4, 6) = 12
  • C. BCNN (4, 6) = 24
  • D. BCNN (4, 6) = 36

Câu 13: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

  • A. Nếu + 50 000 đồng biểu diễn số tiền có 50 000 đồng, thì – 50 000 đồng biểu diễn số tiền cho vay là 50 000 đồng
  • B. Số đối của số 0 là số 0
  • C. Số 0 là số nguyên dương
  • D. Số 0 là số nguyên âm

Câu 14: Tài khoản ngân hàng của ông X có 25 784 209 đồng. Trên điện thoại thông minh, ông X nhận được 3 tin nhắn:

(1) số tiền giao dịch -1 765 000 đồng;

(2) số tiền giao dịch 5 772 000 đồng;

(3) số tiền giao dịch -3 478 000 đồng;

Hỏi sau 3 lần giao dịch như trên trong tài khoản của ông X còn lại bao nhiêu tiền?

  • A. 26 313 209 đồng 
  • B. 23 613 209 đồng
  • C. 26 209 313 đồng
  • D. Đáp án khác

Câu 15: A = 56 + 27 - 11 - 28 + 84 bằng với biểu thức nào dưới đây?

  • A. 56 + 27 - (11 - 28 + 84)
  • B. (56 - 27) - (11 - 28 + 84)
  • C. (56 + 27) - (11 + 28 - 84)
  • D. (56 - 27) - (11 + 28 -84)

Câu 16: Trong các khẳng định sau khẳng định đúng là:

  • A. Nếu a. b > 0 thì a và b là hai số nguyên dương
  • B. Nếu a. b > 0 thì a và b là hai số nguyên âm
  • C. Nếu a. b = 0 thì a = 0 và b = 0
  • D. Nếu a. b < 0 thì a và b là hai số nguyên khác dấu

Câu 17: Tập các ước của -4 là

  • A. {1; -1; 2; -2; 4; -4}
  • B. {0; 1; -1; 2; -2; 4; -4; 8; -8}
  • C. {1; 2; 4; 8}
  • D. {0; 1; 2; 4; 8}

Câu 18: Hãy chọn câu sai. Cho ABCD là hình chữ nhật có O là giao điểm hai đường chéo. Khi đó

  • A. AO = OB 
  • B. AB = CD; AD = BC
  • C. AC = BD
  • D. OC > OD

Câu 19: Bác An muốn lát gạch một cái sân dạng hình chữ nhật có chiều dài và chiều rộng lần lượt là 12m và 9m. Tiền gạch là 130 000 đồng/m2 và tiền công lát (tính cả vật liệu khác) là 70 000 đồng/m2. Bác An phải trả tất cả bao nhiêu tiền?

  • A. 14 040 000 đồng
  • B. 7 560 000 đồng
  • C. 21 600 000 đồng
  • D. 19 600 000 đồng

Câu 20: Với x  0 ta có x8 : x6 bằng:

  • A. x4
  • B. x6
  • C. x14
  • D. x2

Câu 21: Chọn câu đúng:

  • A. 1000 = 103
  • B. 10121 = 0
  • C. a+ ab = a2b
  • D. 125 : 126 = 121

Câu 22: Chọn khẳng định đúng:

  • A. Mọi số tự nhiên đều có ước chung với nhau
  • B. Mọi số tự nhiên đều có ước là 0
  • C. Số nguyên tố chỉ có đúng 1 ước là chính nó
  • D. Hai số nguyên tố khác nhau thì không có ước chung

Câu 23: Hình thang có bao nhiêu trục đối xứng?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 24: Hình thang có bao nhiêu trục đối xứng?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 25: Hình lục giác đều có mấy trục đối xứng?

  • A. 5                
  • B. 6                
  • C. 4                
  • D. 8

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo