Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 9 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học, phần mở bài cần nêu gì?

  • A. Tóm tắt nội dung tác phẩm
  • B. Nêu tên tác phẩm, tác giả và vấn đề nghị luận
  • C. Đánh giá giá trị nghệ thuật của tác phẩm
  • D. Giới thiệu nhân vật chính của tác phẩm

Câu 2: Tác giả của bài thơ Tiếng đàn mưa là ai?

  • A. Nguyễn Khoa Điềm
  • B. Bích Khê
  • C. Xuân Quỳnh
  • D. Trần Đăng Khoa

Câu 3: Khi phân tích một tác phẩm văn học, ta cần chú ý đến những yếu tố nào?

  • A. Nội dung, nghệ thuật
  • B. Nhân vật, cốt truyện
  • C. Ngôn ngữ, hình ảnh
  • D. Cả A, B, C

Câu 4: Truyện truyền kì là gì?

  • A. Những câu chuyện được kể giống như truyện truyền thuyết
  • B. Những câu chuyện có yếu tố hoang đường, kì ảo
  • C. Những câu chuyện kì lạ được ghi chép tản mạn, thường có yếu tố hoang đường kì ảo, nhân vật thường là người phụ nữ đức hạnh, khao khát cuộc sống yên bình, hạnh phúc.
  • D. Câu chuyện liên quan tới các nhân vật do trí tưởng tượng tạo nên

Câu 5: Điển tích “cù lao chín chữ” có ý nghĩa gì?

  • A. Là ơn nuôi dưỡng, sinh thành của cha mẹ: sinh, cúc, phủ, súc, trưởng, dục, cố, phục, phúc.
  • B. Là chín vị anh hùng đã dũng cảm đối đầu với quân Tống để bảo vệ bờ cõi, non sông.
  • C. Là chín đức tính tốt đẹp của con người cần phải tu dưỡng và rèn luyện.
  • D. Là vùng đất nổi lên trong phạm vi lòng sông.

Câu 6: Tìm điển tích, điển cố trong đoạn thơ sau:

Tình cờ bắt gặp nàng đây,

Mượn cắt cái áo, mượn may cái quần.

Để mà kết nghĩa tương thân,

Mai ngày chỉ Tấn, tơ Tần se duyên

(Ca dao)

  • A. Kết nghĩa tương thân.
  • B. Tơ Tần se duyên.
  • C. Chỉ Tấn, tơ Tần.
  • D. Tình cờ bắt gặp nàng đây.

Câu 7: Đâu là từ chứa yếu tố Hán Việt gian có nghĩa là khó khăn, vất vả?

  • A. Không gian, thời gian, gian nhà.
  • B. Gian thương, gian xảo, gian thần.
  • C. Trung gian, gian nan, gian truân.
  • D. Gian nan, gian nguy, gian khổ.

Câu 8: Đâu là từ Hán Việt có yếu tố đồng âm và cũng đồng nghĩa với yếu tố được in đậm trong câu sau?

Nhãn tự của một bài thơ là chữ hay nhất, khéo nhất, quan trọng nhất trong câu thơ, thể hiện tập trung cho quan niệm, tình cảm, vẻ đẹp của thơ.

  • A. Tự thuật.
  • B. Tương tự.
  • C. Tự hào.
  • D. Kí tự.

Câu 9: Theo em, truyền kì Việt Nam khác gì so với truyền kì Trung Quốc?

  • A. Truyền kì Việt Nam khác hoàn toàn về đặc trưng thể loại so với truyền kì Trung Quốc.
  • B. Nội dung phản ánh trong truyền kì Việt Nam gắn liền với mạch nguồn văn hóa và lịch sử dân tộc, đặc biệt là gắn với văn học dân gian và văn xuôi lịch sử.
  • C. Truyền kì Việt Nam có nội dung vay mượn của truyền kì Trung Quốc nhưng được thể hiện dưới một hình thức nghệ thuật sáng tạo.
  • D. Truyền kì Việt Nam được viết bằng chữ Nôm.

Câu 10: Đâu là điển cố trong văn bản Dế chọi?

  • A. Ngọc báu liên thành.
  • B. Phúc ấm.
  • C. Trác dị.
  • D. Giải xác thanh.

Câu 11: Đoạn thơ dưới đây chơi chữ ở từ ngữ nào?

Cảm ơn bà biếu gói cam,

Nhận thì không đúng, từ làm sao đây?

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,

Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai?

  • A. Dùng từ đồng âm: cam trong “gói cam” và “cam lai”.
  • B. Dùng thành ngữ Khổ tận cam lai.
  • C. Dùng điệp âm đây và cây.
  • D. Không sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ.

Câu 12: Hai câu thơ dưới đây sử dụng lối chơi chữ ở những từ ngữ, hình ảnh nào?

Rắn hổ đất leo cây thục địa

Ngựa nhà trời ăn cỏ chỉ thiên.

  • A. Dùng từ trái nghĩa thiên, địa 
  • B. Dùng từ đồng âm thục, thiên.
  • C. Dùng từ đồng nghĩa thục, chỉ.
  • D. Dùng từ gần âm thục, thiên.

Câu 13: Theo em, vì sao nói cách dẫn lễ của Thủy Tinh trong bài thơ đã cho thấy trước sự thất bại trước Sơn Tinh?

  • A. Vì trong truyền thuyết dân gian đã định sẵn kết cục như vậy.
  • B. Vì Thủy Tinh dẫn lễ không long trọng và đầy đủ như Sơn Tinh.
  • C. Vì cảnh dẫn lễ được miêu tả là “khập khiễng bò lê” và “tấp tểnh đi hai hàng”, không thể hiện sự oai phong, không có khí thế lấn át.
  • D. Vì Sơn Tinh có khí thế lấn át hoàn toàn Thủy Tinh.

Câu 14: Từ văn bản Sơn Tinh – Thủy Tinh, em có nhận xét gì về vai trò, vị trí của văn học dân gian trong nền văn học Việt Nam thời kì đổi mới?

  • A. Là nền tảng, là nguồn cảm hứng dồi dào, tiếp thêm chất liệu sáng tạo cho văn học viết thời kì đổi mới.
  • B. Văn học dân gian biến mất khỏi văn đàn và được thay thế bằng văn học viết hiện đại trong thời kì đổi mới.
  • C. Văn học dân gian có xuất hiện nhưng mờ nhạt trong nền văn học Việt Nam thời kì đổi mới.
  • D. Có vị trí quan trọng trong văn đàn, lấn át văn học viết.

Câu 15: Hai câu thơ dưới đây dùng cách chơi chữ nào?

Thầy giáo, tháo giày đi dép lốp

Nhà trường, nhường trà, uống nước trong

  • A. Nói lái.
  • B. Dùng từ cùng trường nghĩa.
  • C. Dùng từ trái nghĩa.
  • D. Điệp từ.

Câu 16: Theo em, vì sao nhân dân hay sử dụng lối nói chơi chữ trong lời ăn tiếng nói hàng ngày?

  • A. Vì người Việt vốn có tính hài hước, dí dỏm.
  • B. Vì đó là truyền thống lâu đời của nhân dân.
  • C. Vì người Việt vốn có tính hài hước, dí dỏm, lại thông minh và sâu sắc, có nhiều điều kiện thuận lợi về chất liệu ngôn ngữ.
  • D. Vì người Việt nhiều điều kiện thuận lợi về chất liệu ngôn ngữ.

Câu 17: Câu thơ Mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi diễn tả trạng thái nào của nhân vật trữ tình?

  • A. Tiếc nuối, nghẹn ngào.
  • B. Xót xa, khổ đau đến rơi nước mắt.
  • C. Háo hức, mong chờ.
  • D. Bồn chồn, lo lắng.

Câu 18: Vì sao chữ Nôm bị đánh giá thấp kém hơn chữ Hán?

  • A. Vì chữ Nôm ra đời sau chữ Hán.
  • B. Vì chữ Nôm phải dựa theo kí tự của chữ Hán.
  • C. Vì nhà nước phong kiến và tầng lớp tinh hoa mù quáng sùng bái chữ Hán.
  • D. Vì chữ Nôm chỉ được dùng ở tầng lớp bình dân.

Câu 19: Đâu là câu chuyển chính xác từ lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp của câu văn dưới đây?

"Chúng ta phải hành động ngay lập tức để bảo vệ môi trường. Không có thời gian để chần chừ nữa", tuyên bố mạnh mẽ của nhà hoạt động môi trường.

  • A. Chúng ta phải hành động ngay lập tức để bảo vệ môi trường. Không có thời gian để chần chừ nữa là một tuyên bố mạnh mẽ của nhà hoạt động môi trường.
  • B. Nhà hoạt động môi trường đã tuyên bố mạnh mẽ rằng mọi người phải hành động ngay lập tức để bảo vệ môi trường, không có thời gian để chần chừ nữa.
  • C. Chúng ta phải hành động ngay lập tức để bảo vệ môi trường. Không có thời gian để chần chừ nữa tuyên bố mạnh mẽ của nhà hoạt động môi trường.
  • D. “Chúng ta phải hành động ngay lập tức để bảo vệ môi trường. Không có thời gian để chần chừ nữa”.

Câu 20: Đâu là câu chuyển chính xác từ lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp của câu văn dưới đây?

Trong cuộc họp, người đứng đầu đã nói: “Chúng ta phải tìm ra giải pháp cho vấn đề này”.

  • A. Trong cuộc họp, người đứng đầu đã nói chúng ta phải tìm ra giải pháp cho vấn đề này.
  • B. Trong cuộc họp, người đứng đầu đã nói: Chúng ta phải tìm ra giải pháp cho vấn đề này.
  • C. Trong cuộc họp, người đứng đầu đã nói rằng mọi người cần phải tìm ra giải pháp cho vấn đề này.
  • D. Trong cuộc họp, người đứng đầu đã nói rằng: “mọi người cần phải tìm ra giải pháp cho vấn đề này”.

Câu 21: Vì sao phần in đậm trong câu dưới đây không phải là câu đặc biệt?

Sáng chủ nhật, trường em tổ chức cắm trại. Sân trường thật đông vui. Chạy. Nhảy dây. Chơi kéo co.

  • A. Vì đây là những thành phần vị ngữ của một câu hoàn chỉnh bị rút đi thành phần chủ ngữ.
  • B. Vì đây là những động từ.
  • C. Vì đây là thành phần chủ ngữ của một câu hoàn chỉnh bị rút gợn.
  • D. Vì câu quá ngắn.

Câu 22: Theo người viết, đâu là nét độc đáo riêng của Nguyễn Dữ không thể tìm thấy ở những truyện truyền kì khác?

  • A. Lấy hình tượng cái bóng để đẩy tuyến truyện vào bi kịch.
  • B. Lấy lời nói ngây thơ của đứa con và hình tượng cái bóng để đẩy câu chuyện đến đỉnh điểm.
  • C. Nhanh chóng giải quyết những mâu thuẫn, nút thắt trong truyện.
  • D. Đưa nhiều chi tiết cảm động, khơi gợi được cảm xúc và tình cảm của người đọc.

Câu 23: Ai được mệnh danh là “Lá cờ đầu của phong trào thơ Mới”?

  • A. Thế Lữ.
  • B. Xuân Diệu.
  • C. Tế Hanh.
  • D. Hàn Mặc Tử.

Câu 24: Đâu là nhận xét đúng về thế giới thơ của Bích Khê?

  • A. Thơ ông là một thế giới thơ hiện thực, trần trụi, châm biếm thói đời.
  • B. Thơ ông là một cấu trúc thế giới mang tính tượng trưng.
  • C. Thơ ông là một thế giới ma mị, giàu tính kì ảo, huyễn hoặc.
  • D. Thơ ông là một thế giới lãng mạn, chủ yếu thể hiện sự sâu nặng trong tình yêu lứa đôi.

Câu 25: Vì sao cần kiểm tra xem tài liệu tham khảo có quá lỗi thời hay không?

  • A. Để tránh sự trùng lặp từ các bài viết khác.
  • B. Để người đọc không khó khăn khi tìm kiếm tài liệu gốc.
  • C. Để bài viết mang tính mới mẻ, hiện đại.
  • D. Để tránh sự “lạc hậu” của quan điểm, giúp bài viết không bị hạn chế về giá trị.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác