Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 8 kết nối tri thức giữa học kì 1 ( Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 giữa học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Lá cờ thêu sáu chữ vàng sáng tác năm bao nhiêu?

  • A. 1950
  • B. 1956
  • C. 1964
  • D. 1960

Câu 2: Câu chuyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng dựa trên bối cảnh lịch sử nào?

  • A. Cuộc kháng chiến chống Pháp.
  • B. Cuộc kháng chiến chống Mỹ.
  • C. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược lần thứ hai.
  • D. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược lần thứ nhất.

Câu 3: Chọn câu đúng trong các câu dưới đây

  • A. Trần Quốc Toản là thiếu niên anh hùng, sau này chính là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
  • B. Trần Quốc Toản là anh vua Trần Nhân Tông, tham gia kháng chiến chống giặc Nguyên.
  • C. Trần Quốc Toản là con trai vua Trần Nhân Tông, tham gia kháng chiến chống giặc Nguyên.
  • D. Trần Quốc Toản là em vua Trần Nhân Tông, tham gia kháng chiến chống giặc Nguyên.

Câu 4: Tại sao tác giả trung thành với nhà Lê nhưng viết chân thực về Quang Trung - “kẻ thù” của họ?

  • A. Vì họ tôn trọng lịch sử và ý thức dân tộc.
  • B. Vì họ luôn ủng hộ kẻ mạnh.
  • C. Vì họ không yêu nước.
  • D. Vì họ không có ý thức dân tộc.

Câu 5: Nhận định nào nói đúng nhất nội dung của những đoạn văn tả cảnh vua Quang Trung ra trận?

  • A. Ghi lại sự kiện lịch sử, diễn biến một cách gấp gáp, khẩn trương qua từng mốc thời gian.
  • B. Miêu tả cụ thể những hành động của nhân vật chính trong từng trận đánh.
  • C. Nói lên tương quan đối lập giữa quân ta và quân địch.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 6: Phong cách sáng tác của Tố Hữu là?

  • A. Tập trung hoàn toàn vào hiện thực, ngòi bút của ông lách rất sâu vào mảnh đất hiện thực, để mà phê phán, để mà cải tạo.
  • B. Phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú trong nhiều lĩnh vực và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện.
  • C. Thường viết về những vấn đề trọng đại của dân tộc, tình cảm trong thơ ông mang tính thời đại.
  • D. Là nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về đề tài nông dân và nông thôn trước Cách mạng.

Câu 7: Nội dung của bài thơ “Ta đi tới” là gì?

  • A. Cảm nhận về thiên nhiên lúc sang thu và suy ngẫm về đời người khi chớm thu.
  • B. Bài thơ khắc họa nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính.
  • C. Bài thơ vừa ca ngợi những chiến thắng lẫy lừng của cuộc kháng chiến, vừa thể hiện những suy nghĩ sâu sắc về chặng đường sắp tới của dân tộc.
  • D. Cả 3 đáp án trên đều sai.

Câu 8: Các từ ngữ: hoàng thượng, hoàng hậu, phi tần, quan thương thư, công chúa, hoàng tử thuộc loại nào trong các loại biệt ngữ dưới đây?

  • A. Biệt ngữ của nhân dân lao động.
  • B. Biệt ngữ của vua quan và những người trong hoàng tộc dưới chế độ phong kiến.
  • C. Biệt ngữ của những người thượng lưu giàu có trong xã hội tư bản chủ nghĩa.
  • D. Biệt ngữ của giai cấp chủ nô trong xã hội chiếm hữu nô lệ.

Câu 9: Các từ: trượt vỏ chuối, trúng tủ, tủ đè là biết ngữ của nhóm tầng lớp nào trong xã hội?

  • A. Người già.
  • B. Người trung tuổi.
  • C. Học sinh.
  • D. Giáo viên.

Câu 10: Thế nào là từ ngữ địa phương?

  • A. Là từ ngữ toàn dân đều biết và hiểu.
  • B. Là từ ngữ chỉ được dùng duy nhất ở một địa phương.
  • C. Là từ ngữ chỉ được dùng ở một (một số) địa phương nhất định.
  • D. Là từ ngữ được ít người biết đến.

Câu 11: Địa danh nào sau đây là quê của Nguyễn Khuyến?

  • A. Làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
  • B. Làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, Hà Nam.
  • C. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định.
  • D. Làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Câu 12:  Câu nào sau đây đúng:

  • A. Nguyễn Khuyến xuất thân trong 1 gia đình quan lại suy tàn.
  • B.  Phần lớn cuộc đời Nguyễn Khuyến dành cho việc dạy học và sống thanh bạch ở quê nhà.
  • C. Nguyễn Khuyến sống chủ yếu ở quê ngoại tại huyện Nam Định.
  • D. Tuy học rộng tài cao nhưng Nguyễn Khuyến thi nhiều lần đều không đỗ kì thi Hương.

Câu 13: Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng thanh?

  • A. Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật.
  • B. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
  • C. Là những từ miêu tả tính cách của con người.
  • D. Là những từ gợi tả bản chất của sự vật.

Câu 14: Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng hình?

  • A. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
  • B. Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật.
  • C. Là những từ miêu tả tính cách của con người.
  • D. Là những từ gợi tả bản chất của sự vật.

Câu 15: Tác giả sáng tác bài thơ Thiên trường vãn vọng trong hoàn cảnh nào?

  • A. khi vi hành qua vùng đất  Thiên Trường.
  • B. khi tưởng nhớ tới mảnh đất quê hương ở Thiên Trường.
  • C. khi chuẩn bị rời mảnh đất  Thiên Trường.
  • D.  khi nhà thơ có dịp về thăm quê cũ ở Thiên Trường.

Câu 16: Câu thơ nào đã sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ?

  • A. Chắt trong vị ngọt mùi hương
  • B. Lặng thầm thay những con đường ong bay.
  • C. Trải qua mưa nắng vơi đầy
  • D. Men trời đất đủ làm say đất trời.

Câu 17: Trong đoạn thơ sau, có mấy câu thơ sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ?

"Trong xanh ánh mắt

Trong vắt nhãn lồng

Chim ăn nhãn ngọt

Bồi hồi nhớ ông!"

  • A. 1 câu
  • B. 2 câu
  • C. 3 câu
  • D. 4 câu

Câu 18: Dòng nào không phải nói lên đặc điểm của văn bản nhật dụng ?

  • A. Là những văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại.
  • B. Là những văn bản có tính thời sự, đồng thời cũng chứa đựng trong đó những vấn đề xã hội có ý nghĩa lâu dài.
  • C. Là loại văn bản có nội dung thời sự xã hội nhưng về hình thức thể hiện vẫn có những giá trị nghệ thuật nhất định, sử dụng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau.
  • D. Là những văn bản nghị luận đặc biệt ngắn gọn.

Câu 19: Văn bản Ca Huế trên sông Hương được viết theo hình thức nào ?

  • A. Truyện ngắn.
  • B. Văn tả cảnh.
  • C. Bút kí.
  • D. Tuỳ bút.

Câu 20: Từ nào có thể thay thế từ “vui lòng” trong câu “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” ?

  • A. Cam chịu
  • B. Bình thường
  • C. Cam lòng
  • D. Mặc kệ

Câu 21: “Hịch tướng sĩ là … bất hủ phản ánh lòng yêu nước và tinh thần quyết chiến quyết thắng quân xâm lược của dân tộc ta.” Cụm từ nào điền vào chỗ trống trong câu văn trên cho phù hợp ?

  • A. áng thiên cổ hùng văn.
  • B. tiếng kèn xuất quân.
  • C. lời hịch vang dậy núi sông.
  • D. bài văn chính luận xuất sắc.

Câu 22: Vấn đề nghị luận của bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta nằm ở vị trí nào ?

  • A. Câu mở đầu tác phẩm.
  • B. Câu mở đầu đoạn hai.
  • C. Câu mở đầu đoạn ba.
  • D. Phần kết luận.

Câu 23: Trong bài văn trên, Bác Hồ viết về lòng yêu nước của nhân dân ta trong thời kì nào ?

  • A. Trong quá khứ.
  • B. Trong hiện tại.
  • C. Trong quá khứ và hiện tại.
  • D. Trong tương lai.

Câu 24: Ở đoạn cuối, tác giả đã kết luận điều gì về bài thơ Nam quốc sơn hà? 

  • A. Câu kết bài thơ vang lên như một lời cảnh báo, lời hiệu triệu, lời tiên tri. 
  • B. Câu thơ có ý nghĩa khơi gợi tinh thần yêu nước. 
  • C. Bài thơ xứng đáng được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc. 
  • D. Chân lý độc lập chủ quyền của đất nước đã được tác giả khẳng định từ đầu bài thơ. 

Câu 25: Tác giả phân tích cách nói "định phận tại thiên thư" để chứng minh cho luận điểm nào?

  • A. Chân lí độc lập chủ quyền của đất nước đã được tác giả khẳng định từ đầu bài thơ.
  • B. Câu thơ thứ hai tiếp tục khẳng định quyền độc lập và tính chất chính nghĩa của việc phân chia lãnh thổ.
  • C. Câu thơ thứ ba nêu lên hiện tượng, sự việc kẻ thù dám đến xâm phạm và khơi gợi tỉnh thần yêu nước.
  • D. Câu kết của bài thơ vang lên như một lời cảnh báo, lời hiệu triệu, lời tiên tri khẳng định quân Đại Việt nhất định thắng, quân giặc nhất định thua.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác