Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 8 kết nối tri thức giữa học kì 1 ( Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 giữa học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đâu không phải phong cách nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng? 

  • A. Văn phong giản dị, trong sáng, đôn hậu, thâm trầm, sâu sắc. 
  • B. Thiên hướng khai thác các đề tài lịch sử. 
  • C. Thường viết những truyện không có cốt truyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật. 
  • D. Sáng tác giàu chất thơ. 

Câu 2: Phong cách sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng?

  • A. Nguyễn Huy Tưởng có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử.
  • B. Nguyễn Huy Tưởng luôn hướng về những người nghèo, những người bất hạnh.
  • C. Nguyễn Huy Tưởng đề cao giá trị con người.
  • D. Nguyễn Huy Tưởng là nhà tư tưởng lớn, thấm sâu tư tưởng đạo lý Nho gia.

Câu 3: Xuất xứ của tác phẩm “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”?

  • A. Trích phần 1 của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
  • B. Trích phần 2 của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
  • C. Trích phần 3 của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
  • D. Trích phần 4 của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

Câu 4: Nhân vật chính trong tác phẩm “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” là ai?

  • A. Văn Hoài.
  • B. Trần Quốc Tuấn.
  • C. Hưng Đạo Vương.
  • D. Trần Quốc Toản.

Câu 5: Trong Quang Trung đại phá quân Thanh những đoạn văn nói về cảnh bỏ chạy khốn cùng của vua Lê Chiêu Thống, tác giả vẫn gửi gắm cảm xúc trong đó, theo em, cảm xúc đó là gì?

  • A. Sự bênh vực.
  • B. Sự tiếc nuối.
  • C. Sự căm phẫn.
  • D. Lòng thương cảm.

Câu 6: Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Ta đi tới” là?

  • A. Thời điểm cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ đã kết thúc thắng lợi.
  • B. Thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã kết thúc thắng lợi, chuẩn bị cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
  • C. Thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã kết thúc thất bại.
  • D. Đáp án B,C đúng.

Câu 7: Nội dung của bài thơ “Ta đi tới” là gì?

  • A. Cảm nhận về thiên nhiên lúc sang thu và suy ngẫm về đời người khi chớm thu.
  • B. Bài thơ khắc họa nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính.
  • C. Bài thơ vừa ca ngợi những chiến thắng lẫy lừng của cuộc kháng chiến, vừa thể hiện những suy nghĩ sâu sắc về chặng đường sắp tới của dân tộc.
  • D. Những chiến công của quân dân ta. 

Câu 8: Các từ: trượt vỏ chuối, trúng tủ, tủ đè là biết ngữ của nhóm tầng lớp nào trong xã hội?

  • A. Người già.
  • B. Người trung tuổi.
  • C. Học sinh.
  • D. Giáo viên.

Câu 9: Từ ngữ "trẻ trâu" xuất hiện trong giới trẻ gần đây thường chỉ điều gì?

  • A. Con trâu nhỏ.
  • B. Tầng lớp thanh thiếu niên ngông cuồng.
  • C. Những bạn mới lớn khoẻ khoắn.
  • D. Con nghé có giá trị.

Câu 10: Thế nào là từ ngữ địa phương?

  • A. Là từ ngữ toàn dân đều biết và hiểu. 
  • B. Là từ ngữ chỉ được dùng duy nhất ở một địa phương. 
  • C. Là từ ngữ chỉ được dùng ở một (một số) địa phương nhất định.
  • D. Là từ ngữ được ít người biết đến.

Câu 11: Dòng nào sau đây là nhận định không chính xác về thơ văn của Nguyễn Khuyến?

  • A. Thơ ông châm biếm, đả kích thực dân xâm lược, tầng lớp thống trị.
  • B. Ông sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.
  • C. Thơ Nguyễn Khuyến nói lên tình yêu quê hương đất nước, gia đình, bạn bè.
  • D. Thơ Nguyễn Khuyến phản ánh cuộc sống của những con người khổ cực, thuần hậu, chất phác.

Câu 12: Bài thơ Thu điếu được Nguyễn Khuyến sáng tác trong thời gian nào?

  • A. Khi tác giả đang làm quan.
  • B. Khi tác giả về ở ẩn tại quê nhà.
  • C. Khi tác giả đi câu cá.
  • D. Khi tác giả đi thắng cảnh.

Câu 13: Bài thơ Thu điếu được viết bằng chữ gì?

  • A. Chữ Hán.
  • B. Chữ Nôm.
  • C. Chữ Quốc ngữ.
  • D. Chữ viết khác.

Câu 14: Các từ tượng hình và tượng thanh thường được dùng trong các kiểu bài văn nào?

  • A. Miêu tả và nghị luận.
  • B. Tự sự và miêu tả.
  • C. Nghị luận và biểu cảm.
  • D. Tự sự và nghị luận.

Câu 15: Trong các nhóm từ sau, nhóm nào đã được sắp xếp hợp lý

  • A. Thong thả, khoan thai, vội vàng, uyển chuyển, róc rách.
  • B. Vi vu, ngọt ngào, lóng lánh, xa xa, phơi phới.
  • C. Ha hả, hô hố, hơ hớ, hì hì, khúc khích.
  • D. Thất thểu, lò dò, chồm hổm, chập chững, rón rén.

Câu 16: Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng thanh?

  • A. Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật.
  • B. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
  • C. Là những từ miêu tả tính cách của con người.
  • D. Là những từ gợi tả bản chất của sự vật.

Câu 17: Đáp án không phải giá trị nội dung của bài Thu điếu?

  • A. Thu điếu bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước của Nguyễn Khuyến.
  • B. Thu điếu viết về cảnh sắc mùa thu ở Đồng bằng Bắc Bộ.
  • C. Bài thơ bộc lộ tâm trạng thế thời và tài thơ Nôm của tác giả.
  • D. Bài thơ châm biếm, đả kích bọn thực dân xâm lược.

Câu 18: Trong bài thơ Thiên trường vãn vọng quang cảnh làng quê được gợi lên ở câu thơ thứ hai qua từ “bán vô bán hữu”?

  • A. Bức tranh làng quê thanh bình, yên ả.
  • B. Bức tranh làng quê tràn đầy sức sống, tươi mới
  • C. Cảnh vật buổi chiều hiện lên nửa thực, nửa ảo tạo nên khung cảnh nên thơ.
  • D. Khung cảnh buổi chiều trên làng quê thần tiên, kì diệu như chốn bồng lai tiên cảnh. 

Câu 19: Tác giả sáng tác bài thơ Thiên trường vãn vọng trong hoàn cảnh nào?

  • A. khi vi hành qua vùng đất  Thiên Trường.
  • B. khi tưởng nhớ tới mảnh đất quê hương ở Thiên Trường.
  • C. khi chuẩn bị rời mảnh đất  Thiên Trường.
  • D.  khi nhà thơ có dịp về thăm quê cũ ở Thiên Trường.

Câu 20: Từ nào đã được đảo lên đầu câu nhằm mục đích nhấn mạnh ý miêu tả:

"Bạc phơ mái tóc người cha

Ba mươi năm Đảng nở hoa tặng Người"

  • A. Mái tóc.
  • B. Bạc phơ.
  • C. Ba mươi năm.
  • D. Đảng.

Câu 21: Dòng nào không phải nói lên đặc điểm của văn bản nhật dụng ?

  • A. Là những văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại.
  • B. Là những văn bản có tính thời sự, đồng thời cũng chứa đựng trong đó những vấn đề xã hội có ý nghĩa lâu dài.
  • C. Là loại văn bản có nội dung thời sự xã hội nhưng về hình thức thể hiện vẫn có những giá trị nghệ thuật nhất định, sử dụng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau.
  • D. Là những văn bản nghị luận đặc biệt ngắn gọn.

Câu 22: Văn bản Ca Huế trên sông Hương được viết theo hình thức nào ?

  • A. Truyện ngắn.
  • B. Văn tả cảnh.
  • C. Bút ký.
  • D. Tuỳ bút.

Câu 23: Trong Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn sử dụng giọng văn nào để phê phán những hành động sai trái của các tướng sĩ dưới quyền ?

  • A. Nhẹ nhàng thân tình.
  • B. Nghiêm khắc, nặng nề.
  • C. Mạt sát thậm tệ.
  • D. Bông đùa, hóm hỉnh.

Câu 24: “Hịch tướng sĩ là … bất hủ phản ánh lòng yêu nước và tinh thần quyết chiến quyết thắng quân xâm lược của dân tộc ta.” Cụm từ nào điền vào chỗ trống trong câu văn trên cho phù hợp ?

  • A. áng thiên cổ hùng văn.
  • B. tiếng kèn xuất quân.
  • C. lời hịch vang dậy núi sông.
  • D. bài văn chính luận xuất sắc.

Câu 25: Câu chủ đề của đoạn văn quy nạp nằm ở vị trí nào?

  • A. Đầu đoạn.
  • B. Cuối đoạn.
  • C. Giữa đoạn.
  • D. Cả đầu và cuối đoạn.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác