Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 7 cánh diều học kì 2 (Phần 5)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 7 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Mục đích chủ yếu của truyện ngụ ngôn là gì?
- A. Kể chuyện
- B. Thể hiện cảm xúc
C. Gửi gắm ý tưởng, bài học
- D. Truyền đạt kinh nghiệm
Câu 2: Đối tượng phản ánh của tục ngữ về con người và xã hội là gì ?
- A. Là các quy luật của tự nhiên
- B. Là quá trình lao động, sinh hoạt và sản xuất của con người.
- C. Là con người với các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có.
- D. Là thế giới tình cảm phong phú của con người.
Câu 3: Nói quá là gì?
- A. Là phương tiện tu từ làm giảm nhẹ, làm yếu đi một đặc trưng tích cực nào đó của một đối tượng được nói đến
- B. Là cách thức xếp đặt để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng có mối liên hệ giống nhau
C. Là một biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng
- D. Là một phương thức chuyển tên gọi từ một vật này sang một vật khác
Câu 4: Câu tục ngữ Có công mài sắt thể hiện truyền thống cao đẹp nào của dân tộc ta?
A. Truyền thống kiên trì
- B. Truyền thống hiếu học
- C. Truyền thống nhân ái
- D. Truyền thống yêu nước
Câu 5: Trong truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng, kết cục, các thành viên Răng, Miệng, Tay, Chân đã nhận ra điều gì ở bụng?
- A. Bụng thích ăn và ngủ
- B. Bụng lười biếng, chỉ thích ăn
- C. Bụng ham chơi, không chịu làm
D. Bụng luôn làm, không nghỉ ngơi chút nào.
Câu 6: Trong truyện Ếch ngồi đáy giếng, việc ếch xem mình là vị chúa tể thể hiện điều gì?
A. Sự thiếu hiểu biết, nông cạn
- B. Sự khiêm tốn
- C. Sự độc ác, nguy hiểm
- D. Sự ngốc nghếch, đần độn
Câu 7: Trong Đẽo cày giữa đường, vì sao người thợ mộc lại phải chịu hậu quả: “Vốn liếng đi đời nhà ma."?
- A. Lắng nghe và tập trung làm việc tiếp
B. Nghe theo những lời góp ý của người đi đường mà không xem xét tình hình thực tế.
- C. Học hỏi và lựa chọn góp ý đúng để làm
- D. Vì nghèo sẵn rồi
Câu 8: Câu nào dưới đây sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh?
A. Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành
- B. Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối
- C. Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão
- D. Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân
Câu 9: Truyện Thầy bói xem voi phê phán điều gì?
- A. Phê phán những việc làm vô bổ, không mang lại lợi ích cho bản thân cũng như người khác.
- B. Phê phán thái độ khinh thường người khác.
C. Phê phán những nhận xét, đánh giá không có cơ sở hoặc chưa có chứng cứ một cách xác đáng, nhìn nhận sự vật một cách phiến diện.
- D. Phê phán thái độ cầu toàn, không dám đấu tranh chống cái xấu, cái tiêu cực.
Câu 10: Nội dung chính của đoạn thơ sau là gì?
Hai cha con bước đi trên cát
Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch
- A. Cuộc trò chuyện giữa cha và con
- B. Suy ngẫm của cha về ước mơ con
- C. Hình ảnh đẹp đẽ của biển cả
D. Hình ảnh cha và con
Câu 11: Bài thơ Mây và sóng gợi cho ta suy ngẫm về điều gì trong cuộc sống?
- A. Thế giới thật bao la với vô vàn những điều hấp dẫn mà ta chẳng thể cảm nhận hết
- B. Niềm vui, hạnh phúc chẳng phải điều gì bí ẩn xa xôi mà ngay ở chính cõi đời nay và do chính con người tạo nên
- C. Để từ chối những cám dỗ trong cuộc đời cần có những điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là một trong những điểm tựa ấy
D. B và C đúng
Câu 12: Ngữ cảnh là gì?
A. Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó sản phẩm ngôn ngữ (văn bản) được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời là bối cảnh cần dựa vào để lĩnh hội thấu đáo sản phẩm ngôn ngữ đó
- B. Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó lời nói được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời là bối cảnh cần dựa vào để lĩnh hội thấu đáo sản phẩm ngôn ngữ đó
- C. Ngữ cảnh là hoàn cảnh giao tiếp trong đời sống hàng ngày
- D. Ngữ cảnh sản sinh ra sản phẩm ngôn ngữ
Câu 13: Thông tin nào không đúng về tiểu sử của tác giả Nguyễn Khoa Điềm?
A. Ông thân sinh Nguyễn Khoa Điềm là một nhà nho nghèo.
- B. Thân sinh ông là nhà báo Hải Triều, thuộc dòng dõi quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng, gốc An Dương
- C. Năm 1955, Nguyễn Khoa Điềm ra miền Bắc học tại trường học sinh miền Nam. Năm 1964, ông tốt nghiệp đại học sư phạm Hà Nội, cùng một lứa với Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân
- D. Nguyễn Khoa Điềm từng bị bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ. Đến chiến dịch Mậu Thân 1968, ông được giải thoát, tiếp tục ở lại miền Nam hoạt động. Vào thời điểm này, Nguyễn Khoa Điềm bắt đầu làm thơ
Câu 14: Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ?
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
A. So sánh
- B. Nhân hóa
- C. Ẩn dụ
- D. Hoán dụ
Câu 15: Vấn đề nghị luận của Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là gì?
- A. Nỗi thống khổ của nhân dân
B. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- C. Những gian khổ của đất nước
- D. Diễn biến quá trình đấu tranh
Câu 16: Văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà gợi ra ý nghĩa thông điệp gì?
- A. Ca ngợi đức hi sinh cao cả, thầm lặng, phẩm chất thủy chung, tình nghĩa của những người vợ có chồng tham gia chiến tranh.
- B. Xót thương cho những người lính phải bỏ mạng nơi chiến trường.
- C. Tố cáo chiến tranh tàn ác đã đẩy những gia đình vào cảnh li tán, chia lìa.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 17: Từ nào trong các câu dưới đây có sử dụng từ Hán Việt?
Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Non sông nghìn thuở vững âu vàng
A. Xã tắc
- B. Ngựa đá
- C. Âu vàng
- D. Cả A và C
Câu 18: Đâu là bằng chứng để làm rõ đặc điểm của thể loại tuỳ bút trong văn bản Trưa tha hương?
- A. Văn bản rất đậm chất trữ tình, ngôn ngữ giàu chất thơ.
- B. Nội dung văn bản ghi chép về một sự kiện: nghe tiếng hát ru con vào một buổi trưa ở quê người. Từ tiếng hát ru ấy mà tác giả phát biểu những suy nghĩ, tìm cảm.
- C. Từ tiếng hát ru mà tác giả khái quát được những giá trị của một sản phẩm tinh thần đậm đà truyền thống dân tộc.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 19: Ghe hầu là loại ghe có đặc điểm như thế nào?
- A. Ghe lớn, đầu mũi dài, có mui che nắng mưa nắng, lòng ghe được ngăn thành từng khoang nhỏ
B. Có mũi và lái nhọn, bụng phình, có tải trọng tương đối lớn, chạy buồm, lướt sóng tốt và đi nhanh, có nhiều chèo
- C. To và chở nhiều nhất, có mui rất kiên cố, gồm nhiều mảnh gỗ ghép lại, có hai tầng
- D. Đầu mũi dài và khá phẳng, có bánh lái gập bên hông, dáng nhỏ
Câu 20: Những nét đặc sắc về nội dung của bài thơ Mây và sóng là gì?
A. Tình mẫu tử thiêng liêng và triết lí sâu sắc về tình yêu cuộc sống
- B. Tái hiện bức tranh cuộc sống sinh động, chân thực
- C. Thể hiện ước mơ tự do, bay bổng, lãng mạn
- D. Tái hiện bức tranh thiên nhiên đẹp, mơ mộng, kì ảo
Câu 21: 33 316 là con số của lỗi vi phạm nào?
A. Tốc độ
- B. Quy định về nồng độ cồn
- C. Giấy phép lái xe
- D. Chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu
Câu 22: Thuật ngữ là gì?
A. Là từ, ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản thông tin thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và văn bản nghị luận
- B. Là một biện pháp tu từ chỉ việc lặp đi lặp lại một từ hoặc một cụm từ nhiều lần trong một câu nói, đoạn văn, đoạn thơ, rộng hơn là trong một bài thơ hay một bài văn
- C. Là một hình thức tu từ có đặc điểm: thay đổi vị trí thông thường của một từ, cụm từ trong nhưng không làm mất đi quan hệ cú pháp
- D. Là lời giải thích liên quan đến từ ngữ, chi tiết, nguồn trích dẫn,… được dùng trong từng trang văn bản, đặt ở chân trang
Câu 23: Người Tây Nguyên hiếm khi dùng trâu làm sức kéo để vận chuyển như một số dân tộc miền núi phía Bắc. Họ thường sử dụng phương tiện nào?
- A. Sức voi
- B. Sức ngựa
- C. Sức trâu
D. A và B đúng
Câu 24: Dòng nào sau đây nêu đúng định nghĩa cước chú?
A. Là lời giải thích ở chân trang về những từ ngữ, kí hiệu hoặc xuất xứ của trích dẫn,… trong văn bản có thể chưa rõ với người đọc
- B. Là lời giải thích ở đầu trang về những từ ngữ, kí hiệu hoặc xuất xứ của trích dẫn,… trong văn bản có thể chưa rõ với người đọc
- C. Là hình ảnh minh họa trong văn bản nhằm mô tả cho vấn đề được nói tới trong văn bản.
- D. Đáp án khác
Câu 25: Bài thơ Mây và sóng là lời của ai nói với ai?
- A. Lời của người mẹ nói với đứa con
- B. Lời của con nói với bạn bè
- C. Lời của đứa con với mẹ
D. Lời của con nói với mẹ về những người sống trên sóng, trên mây
Bình luận