Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 7 cánh diều học kì 2 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 7 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Truyện nào dưới đây không phải là truyện ngụ ngôn?

  • A. Thầy bói xem voi.
  • B. Tấm Cám.
  • C. Đeo nhạc cho mèo.
  • D. Ếch ngồi đáy giếng

Câu 2: Điền từ còn thiếu để hoàn thành câu: 

Ê-dốp đã để lại cho nhân loại một kho tàng truyện ngụ ngôn đồ sộ cả về mặt … lẫn ….

  • A. Nội dung – nghệ thuật
  • B. Số lượng – giá trị
  • C. Văn hóa – tinh thần
  • D. Đáp án khác

Câu 3: Những cánh buồm là văn bản thuộc thể loại gì?

  • A. Tiểu thuyết
  • B. Truyện ngắn
  • C. Thơ
  • D. Kịch

Câu 4: Nhận định nào đúng khi nói về nhà thơ Ta-go?

  • A. Ta-go là nhà thơ cổ điển của nước Anh
  • B. Ta-go là nhà thơ hiện đại của Anh
  • C. Ta-go là nhà thơ cổ điển của Ấn Độ
  • D. Ta-go là nhà thơ hiện đại của Ấn Độ

Câu 5: Những kinh nghiệm được đúc kết trong các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có ý nghĩa gì ?

  • A. Là bài học dân gian về khí tượng, là hành trang, “túi khôn” của nhân dân lao động, giúp cho họ chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng suất lao động
  • B. Giúp nhân dân lao động chủ động đoán biết được cuộc sống và tương lai của mình.
  • C. Giúp nhân dân lao động có một cuộc sống vui vẻ, nhàn hạ và sung sướng hơn.
  • D. Giúp nhân dân lao động sống lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống và công việc của mình.

Câu 6: Trong truyện Ếch ngồi đáy giếng, thực chất ếch là con vật như thế nào?

  • A. Có tầm hiểu biết sâu rộng và có vốn sống dồi dào.
  • B. Có vốn sống bình thường nhưng luôn biết học hỏi.
  • C. Có tầm hiểu biết sâu rộng nhưng không chịu học hỏi những con vật khác ở chung quanh.
  • D. Có hiểu biết nông cạn, hời hợt nhưng lại thích huênh hoang.

Câu 7: Câu tục ngữ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống nhắc nhở mọi người điều gì?

  • A. Nhắc nhở người làm ruộng phải đầu tư vào tất cả các khâu, nhưng cũng phải chú ý ưu tiên, không tràn lan
  • B. Nhắc nhở người làm ruộng phải chú ý đầu tư tưới nước cho cây trồng
  • C. Nhắc nhở người làm ruộng không cần quá đầu tư vào giống
  • D. Đáp án khác

Câu 8: Cho các ví dụ sau: chân cứng đá mềm, đen như cột nhà cháy, dời non lấp biển, ngàn cân treo sợi tóc, xanh như tàu lá, gầy như que củi, long trời lở đất… Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất về các ví dụ trên?

  • A. Là các câu thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá
  • B. Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp so sánh
  • C. Là các câu thành ngữ dùng biện pháp so sánh
  • D. Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp nói quá

Câu 9: Giải thích nghĩa của thành ngữ sau: Gợi đục khơi trong.

  • A. Yên ổn chuyện nhà cửa, nơi ở thì mới có thể yên tâm làm việc tốt được
  • B. Chỉ người già, khi về già tóc bạc, da xuất hiện đốm đồi mồi
  • C. Cố gắng tìm lấy điều tốt đẹp giữa những thứ đen tối, xấu xa
  • D. Thờ ơ, bàng quan trước mọi việc đang diễn ra xung quanh

Câu 10: Bài học có thể rút ra từ truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là gì?

  • A. Trong tập thể, mỗi cá nhân phải có ý thức đoàn kết, góp phần tạo nên sức mạnh, biết nương tựa vào nhau, gắn bó, hợp tác với nhau để cùng tồn tại.
  • B. Đừng tự cho mình là quan trọng mà đố kị lẫn nhau, sẽ dẫn đến sự chia rẽ, thất bại.
  • C. Phê phán những người tự cao tự đại, luôn nghĩ rằng mình là vô địch thiên hạ mà thực tế lại phải phụ thuộc vào người khác.
  • D. Cả A và B.

Câu 11: Câu tục ngữ Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông có ý nghĩa gì?

  • A. Tôm thường đi kiếm ăn lúc rạng sáng còn cá thường đi theo đàn kiếm ăn xế chiều, chúng ta có thể lựa chọn thời điểm thích hợp đi đi bắt tôm, cá.
  • B. Tôm thường đi kiếm ăn lúc xế chiều còn cá thường đi theo đàn kiếm ăn rạng sáng, chúng ta có thể lựa chọn thời điểm thích hợp đi đi bắt tôm, cá.
  • C. Lúc buổi sáng và xế chiều người dân không nên đi đánh bắt tôm cá
  • D. Lúc buổi sáng và xế chiều là thời điểm thích hợp để người dân đi đánh bắt tôm cá

Câu 12: Hình ảnh những cánh buồm trong bài thơ Những cánh buồm ẩn dụ cho điều gì?

  • A. Sự thịnh vượng
  • B. Sự sáng tạo
  • C. Khát vọng khám phá
  • D. Mong ước đổi đời

Câu 13: Điểm giống và khác nhau giữa hai phần của bài thơ Mây và sóng là gì?

  • A. Đều có số dòng thơ bằng nhau nhưng cách xây dựng hình ảnh khác nhau
  • B. Đều có cách tổ chức lời thơ giống nhau nhưng trình tự tường thuật khác nhau
  • C. Có trình tự tường thuật khác nhau nhưng có cùng nội dung biểu đạt
  • D. Có trình tự tường thuật giống nhau nhưng ý và lời không trùng lặp

Câu 14: Dấu chấm lửng được dùng trong câu nào sau đây là không phù hợp?

  • A. Tôi cảm thấy mình được đưa lên mặt nước và dễ thở hơn…
  • B. Từ đó tôi kết luận rằng… chúng ta đã thoát chết.
  • C. Tất cả mọi người trên thuyền đều cho đó là một …con cá… khổng lồ vì họ luôn nghĩ chiếc tàu mà họ đang đi là nhanh nhất, mạnh nhất.
  • D. Chúng tôi lần mò từng ngóc ngách, từ điện thờ thần Apollo đến thánh đường Athena, thậm chí không bỏ sót những vết tích còn lại của đấu trường, rạp hát,… bên bờ suối Castalic.

Câu 15: Dòng nào dưới đây không phù hợp với phong cách văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

  • A. Ngôn ngữ trau chuốt, bóng bẩy
  • B. Kết hợp nhuần nhuyễn mạch lí luận với mạch cảm xúc
  • C. Giàu tính luận chiến
  • D. Giọng điệu uyển chuyển

Câu 16: Viết về sự giản dị của Bác Hồ, tác giả Phạm Văn Đồng đã dựa trên những cơ sở nào?

  • A. Nguồn cung cấp thông tin từ những người phục vụ của Bác
  • B. Sự tưởng tượng, hư cấu của tác giả
  • C. Sự hiểu biết tường tận kết hợp với tình cảm yêu kính chân thành, thân thiết của tác giả đối với đời sống hàng ngày và công việc của Bác Hồ.
  • D. Những buổi tác giả phỏng vấn Bác Hồ.

Câu 17: Từ nào không thể thay thế cho từ nhũn nhặn trong câu “… màu tre tươi nhũn nhặn”?

  • A. Bình thường
  • B. Bình dị
  • C. Giản dị
  • D. Khiêm thường

Câu 18: Từ nào dưới đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với từ “gia” trong gia đình?

  • A. Gia vị
  • B. Gia tăng
  • C. Tham gia
  • D. Gia sản

Câu 19: Địa danh được nhắc tới trong tiếng hát ru sau là đâu?

“Cò về nuôi cái cùng con

Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng

Cao Bằng xa lắm... anh ơi!”

  • A. Hà Giang
  • B. Lạng Sơn
  • C. Cao Bằng
  • D. Bắc Giang

Câu 20: Phần 1 văn bản Ghe xuồng Nam Bộ, cho thấy bài viết sẽ triển khai ý tưởng và thông tin theo cách nào?

  • A. phân loại đối tượng thành nhiều loại nhỏ để giới thiệu
  • B. phân loại đối tượng thành nhiều loại nhỏ để giải thích
  • C. phân loại đối tượng thành nhiều loại lớn
  • D. A và B đúng

Câu 21: Con số in đậm 401 027 trong văn bản Tổng kiểm soát phương tiện giao thông cho biết thông tin gì?

  • A. Về số phương tiện bị tước giấy phép lái xe
  • B. Về số phương tiện bị tạm giữ
  • C. Về số phương tiện vi phạm tốc độ
  • D. Về số phương tiện không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

Câu 22: “Số thực” là thuật ngữ thuộc môn nào?

  • A. Toán học
  • B. Ngữ văn
  • C. Hoá học
  • D. Vật lý

Câu 23: Văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa thuộc thể loại văn học nào?

  • A. Nghị luận xã hội
  • B. Nghị luận văn học
  • C. Văn bản thông tin
  • D. Tùy bút

Câu 24: Đâu không phải biểu hiện của lòng yêu nước?

  • A. Khai thác gỗ để phục vụ nhu cầu cá nhân
  • B. Đánh giặc cứu nước
  • C. Hăng hái tăng gia sản xuất
  • D. Ủng hộ cho Chính phủ

Câu 25: Đoạn thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì?

“Những mùa quả lặn rồi lại mọc

Như Mặt Trời, khi như Mặt trăng”

  • A. Nhân hóa
  • B. So sánh
  • C. Nói quá
  • D. Nói giảm nói tránh

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác