Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 7 cánh diều học kì 2 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 7 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thành ngữ nào sau đây có ý nghĩa “ý tưởng viển vông, thiếu thực tế thiếu tính khả thi”?

  • A. Đeo nhạc cho mèo
  • B. Đẽo cày giữa đường
  • C. Ếch ngồi đáy giếng
  • D. Thầy bói xem voi

Câu 2: Nội dung những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói về điều gì ?

  • A. Các hiện tượng thuộc về quy luật tự nhiên
  • B. Công việc lao động sản xuất của nhà nông.
  • C. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người
  • D. Những kinh nghiệm quý báu của nhân dân lao động trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất.

Câu 3: Thơ ca của Hoàng Trung Thông không có vai trò gì đối với người đọc?

  • A. Giúp con người sống tốt hơn
  • B. Đánh thức tình yêu với con người
  • C. Khiến kẻ thù xâm lược phải khiếp sợ và từ bỏ ý định xâm lăng
  • D. Nỗ lực đấu tranh vì những lý tưởng nhân đạo của con người

Câu 4: Đáp án nào này dưới đây không phải là quan điểm sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

  • A. Luôn chú trọng đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.
  • B. Luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc
  • C. Quan điểm nghệ thuật “vị nghệ thuật"
  • D. Coi văn học là vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp Cách Mạng

Câu 5: Vấn đề nghị luận của văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” là gì?

  • A. Phong cách làm việc của Bác Hồ
  • B. Lối sống đạo đức của Bác
  • C. Những gian khổ của Bác
  • D. Vẻ đẹp giản dị của Bác

Câu 6: Trong truyện Ếch ngồi đáy giếng, hậu quả của thái độ tự cao, tự đại của ếch là gì?

  • A. Ếch bị các con vật trên bờ cách li và phải trở về giếng cũ.
  • B. Ếch bị một con voi giẫm chết,
  • C. Ếch bị con người bắt và ăn thịt.
  • D. Ếch bị một con trâu đi qua giẫm cho bẹp dí.

Câu 7: Câu chuyện Đẽo cày giữa đường muốn nhắn nhủ người đọc điều gì?

  • A. Hãy trau dồi kiến thức của bản thân
  • B. Hãy giữ vững quan điểm lập trường kiên định
  • C. Hãy biết khiêm tốn, chớ nên tự phụ
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 8: Thành ngữ, tục ngữ nào có sử dụng biện pháp nói quá?

  • A. Ăn cây táo rào cây sung
  • B. Ăn to nói lớn
  • C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
  • D. Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo

Câu 9: Để làm sáng tỏ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả Phạm Văn Đồng đã sử dụng các dẫn chúng như thế nào?

  • A. Những dẫn chứng chỉ có tác giả mới biết
  • B. Những dẫn chứng cụ thể. phong phú, toàn diện và xác thực
  • C. Những dẫn chứng đối lập với nhau
  • D. Những dẫn chứng lấy từ các sáng tác thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 10: “Tượng đài vĩ đại nhất” mà tác giả muốn nói đến ở đây là gì?

  • A. Sự hi sinh của những người anh hùng
  • B. Lòng tự hào của dân tộc
  • C. Hình hài Tổ quốc nguyên vẹn, tròn đầy
  • D. Tinh thần yêu nước của nhân dân

Câu 11: Đâu không phải là nội dung mà Cây tre Việt Nam đề cập?

  • A. Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam
  • B. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu
  • C. Cây tre đã thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam
  • D. Tre là nguồn nguyên vật liệu có giá trị trong sản xuất mỹ nghệ

Câu 12: Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời”?

  • A. Thiên lí
  • B. Thiên kiến
  • C. Thiên hạ
  • D. Thiên thanh

Câu 13: Dấu chấm lửng được dùng làm gì trong câu sau:

“Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:

 - Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi!

  • A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết
  • B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng
  • C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
  • D. Phân tách các mệnh đề trong một câu, hoặc giữa các bộ phận tương đương.

Câu 14: Bài thơ Mây và sóng thể hiện bằng giọng điệu nào?

  • A. Giọng điệu hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ
  • B. Giọng điệu thơ ca lãng mạn bay bổng
  • C. Giọng điệu tưởng tượng, liên tưởng
  • D. Giọng điệu truyện trầm ngâm, sâu lắng

Câu 15: Bài học nào không chính xác từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng gợi ra?

  • A. Thế giới là vô cùng rộng lớn, phải luôn luôn mở rộng tầm hiểu biết của mình. 
  • B. Không nên chủ quan, kiêu ngạo, nếu không phải trả một giá rất đắt. 
  • C. Không nên tham lam những thứ không phải của mình
  • D. Chú ý học hỏi, có tinh thần cầu thị, tìm hiểu để thích nghi

Câu 16: Câu tục ngữ Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng nói lên điều gì?

  • A. Sự vất vả của nghề nuôi lợn, đối nghịch lại với sự nhàn hạ của việc nuôi tằm
  • B. Sự vất vả của nghề nuôi tằm, đối nghịch lại với sự nhàn hạ của việc nuôi lợn
  • C. Nuôi tằm và nuôi lợn đều rất vất vả
  • D. Nuôi tằm và nuôi lợn đều rất nhàn hạ, dễ nuôi

Câu 17: Đâu là điểm giống nhau giữa truyện này và truyện ngụ ngôn “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” của Việt Nam?

  • A. Các nhân vật đều giống nhau, thậm chí là về cử chỉ, hành động và tính cách.
  • B. Đều đi theo thể truyện thơ.
  • C. Cốt truyện và bài học gần tương đồng.
  • D. Cả A và C.

Câu 18: Qua cuộc trò chuyện của hai cha con trong văn bản Những cánh buồm, ta thấy được điều gì?

  • A. Thấy tình cảm cũng như khát vọng của hai cha con
  • B. Thấy được ước vọng mong con trưởng thành của người cha
  • C. Thấy tình yêu thương gia đình và thiên nhiên của hai cha con
  • D. Thấy được ước vọng muốn đi thuyền của người con

Câu 19: Âm hưởng sáng tác của Trần Cư thời kì trước Cách mạng tháng 8 có đặc điểm như thế nào?

  • A. Mang nhiều nét buồn
  • B. Tâm trạng chung của cả thế hệ nhà văn mất nước khi đó
  • C. Hào hùng, mang âm hưởng chiến tranh
  • D. A và B đúng

Câu 20: Con số người điều khiển phương tiện tham gia giao thông bị xử phạt trong văn bản Tổng kiểm soát phương tiện giao thôngnói lên điều gì?

  • A. Tình trạng vi phạm an toàn giao thông đã giảm mạnh
  • B. Tình trạng vi phạm an toàn giao thông đã tăng nhanh
  • C. Tình trạng vi phạm an toàn giao thông không có gì nghiêm trọng
  • D. Tình trạng vi phạm an toàn giao thông rất đáng báo động

Câu 21: Từ mây trong trường hợp nào sau đây được dùng như một thuật ngữ?

  • A. Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
  • B. Mây: trạng thái của nước bốc hơi gặp lạnh ngưng tụ trên không trung
  • C. Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi
  • D. Hôm nay trời nhiều mây

Câu 22: Văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa được trích từ báo điện tử nào?

  • A. dlib.huc.edu.vn
  • B. baogiaothong.vn
  • C. chonoicantho.vn
  • D. dsvh.gov.vn

Câu 23: Hình ảnh “mây và sóng” trong bài thơ Mây và sóng biểu tượng cho điều gì?

  • A. Những gì không có thực trong đời
  • B. Những thú vui lôi cuốn, hấp dẫn của cuộc sống
  • C. Vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên
  • D. Tặng vật trời đất

Câu 24: Nghệ thuật nào được sử dụng trong câu Ánh nắng chảy đầy vai?

  • A. Liệt kê
  • B. So sánh
  • C. Hoán dụ
  • D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Câu 25: Văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng muốn truyền tải bài học gì?

  • A. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy
  • B. Trong tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải đoàn kết, tôn trọng công sức, nương tựa, gắn bó với nhau để cùng tồn tại
  • C. Phê phán những người có vốn hiểu biết hạn hẹp nhưng lại thường ra vẻ ta đây tài giỏi, tự cao và khoác lác
  • D. Cần thận trọng trước những lời đánh giá, nhận xét để tránh những sai lầm

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác