Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 7 cánh diều học kì 1 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 7 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Văn bản Nhật trình Sol 6 thuộc thể loại văn học nào?

  • A. Tiểu thuyết
  • B. Truyện ngắn
  • C. Bút kí
  • D. Tản văn

Câu 2: Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam bàn về vấn đề gì trong truyện Đất rừng phương Nam?

  • A. Thiên nhiên và con người
  • B. Thiên nhiên và động vật
  • C. Con người và loài vật
  • D. Con người và loài vật

Câu 3: Theo Đinh Trọng Lạc, khổ thơ nào của bài thơ Tiếng gà trưa hay nhất, cảm động nhất

  • A. Khổ thơ thứ nhất
  • B. Khổ thơ thứ hai
  • C. Khổ thơ thứ ba
  • D. Khổ thơ cuối

Câu 4: Việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm chủ vị thường được thực hiện bằng mấy cách?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 5: Nội dung phần (4) văn bản “Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” liên quan gì tới nhan đề văn bản?

  • A. Khẳng định sức hấp dẫn của Hai vạn dặm dưới đáy biển nằm ở nội dung của nó là một cuộc tìm hiểu biển cả cũng chính là tìm hiểu bản thân mỗi người.
  • B. Khẳng định sức hấp dẫn của Hai vạn dặm dưới đáy biển nằm ở nhân vật của nó là một cuộc tìm hiểu biển cả cũng chính là tìm hiểu bản thân mỗi người.
  • C. Khẳng định sự không thu hút và ít sức hấp dẫn của Hai vạn dặm dưới đáy biển nằm ở nội dung của nó là một cuộc tìm hiểu biển cả cũng chính là tìm hiểu bản thân mỗi người.
  • D. Khẳng định sức hấp dẫn của Hai vạn dặm dưới đáy biển nằm ở kết bài của nó là một cuộc tìm hiểu biển cả cũng chính là tìm hiểu bản thân mỗi người.

Câu 6: Ca Huế được thể hiện bằng mấy phong cách

  • A. 2 phong cách
  • B. 3 phong cách
  • C. 4 phong cách
  • D. 5 phong cách

Câu 7: Theo em, thông tin nào trong văn bản Hội thi thổi cơm là quan trọng nhất? Vì sao?

  • A. Theo em, thông tin về thể lệ cuộc thi là quan trọng nhất vì nó cho người đọc thấy được cuộc thi sẽ diễn ra theo cách thức nào, đồng thời giúp nhận định được nét khác biệt trong hội thi của các địa phương. Có thể nói, đây chính là những thông tin làm nên giá trị của bài viết.
  • B. Theo em, thông tin về cách nấu cơm là quan trọng nhất vì nó cho người đọc thấy được cuộc thi sẽ diễn ra theo cách thức nào, đồng thời giúp nhận định được nét khác biệt trong hội thi của các địa phương. Có thể nói, đây chính là những thông tin làm nên giá trị của bài viết.
  • C. Theo em, thông tin về thể lệ địa điểm thi là quan trọng nhất vì nó cho người đọc thấy được cuộc thi sẽ diễn ra theo cách thức nào, đồng thời giúp nhận định được nét khác biệt trong hội thi của các địa phương. Có thể nói, đây chính là những thông tin làm nên giá trị của bài viết.
  • D. Theo em, thông tin về thể lệ người tham gia là quan trọng nhất vì nó cho người đọc thấy được cuộc thi sẽ diễn ra theo cách thức nào, đồng thời giúp nhận định được nét khác biệt trong hội thi của các địa phương. Có thể nói, đây chính là những thông tin làm nên giá trị của bài viết.

Câu 8: Theo văn bản Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang, để chuẩn bị cho hội vật, khâu quan trọng đầu tiên là gì?

  • A. Thực hiện nghi lễ bái tổ
  • B. Nghi thức xe đài
  • C. Nấu cỗ
  • D. Lựa chọn hai đô thực hiện keo vật thờ

Câu 9: Hình ảnh thơ bốn chữ, năm chữ như thế nào?

  • A. Ẩn dụ, tượng trưng
  • B. Dung dị, gần gũi
  • C. Sâu sắc, đa nghĩa
  • D. Châm biếm, đả kích

Câu 10: Đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng được kể theo ngôi thứ mấy?

  • A. Ngôi thứ nhất
  • B. Ngôi thứ hai
  • C. Ngôi thứ ba
  • D. Ngôi kể thay đổi linh hoạt

Câu 11: Tác giả xây dựng thành công hai nhân vật chính trong truyện Buổi học cuối cùng là nhờ vào:

  • A. Miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ.
  • B. Cho nhân vật tự nói lên suy nghĩ của mình.
  • C. Tạo ra nhiều chi tiết biểu cảm cho nhân vật thể hiện tình cảm.
  • D. Đề cao giá trị của tiếng Pháp đối với người đọc.

Câu 12: Thế nào là từ ngữ địa phương?

  • A. Là từ ngữ toàn dân đều biết và hiểu
  • B. Là từ ngữ chỉ được dùng ở một (một số) địa phương nhất định
  • C. Là từ ngữ chỉ được dùng duy nhất ở một địa phương
  • D. Là từ ngữ được ít người biết đến

Câu 13: Đền thờ Thục Phán gắn với sự tích gì?

  • A. Sự tích An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy
  • B. Sự tích vị “tướng quân rơi đầu”
  • C. Sự tích Thánh Gióng
  • D. Sự tích hòn Trống Mái

Câu 14: Bài thơ Ông đồ viết theo thể thơ nào?

  • A. Lục bát
  • B. Song thất lục bát
  • C. Ngũ ngôn
  • D. Thất ngôn bát cú

Câu 15: Biện pháp so sánh trong câu “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng” có tác dụng gì?

  • A. Người đọc dễ tưởng tượng ra khung cảnh dòng sông Năm Căn mênh mông sóng nước
  • B. Khiến câu văn trở nên sinh động hơn, người đọc dễ tưởng tượng ra khung cảnh tự nhiên
  • C. Giúp nhà văn thêm gần gũi với độc giả
  • D. Câu văn trở nên giàu hình tượng hơn.

Câu 16: Trong bài thơ “Tiếng gà trưa”, người cháu nhớ lại kỉ niệm cùng bà khi đang làm gì?

  • A. Khi đang chiến đấu
  • B. Khi ở đơn vị
  • C. Khi trên đường về quê
  • D. Trên đường hành quân

Câu 17: Năm 1861, về phía tây bắc Tê-nê-ríp, cũng ở khoảng vĩ độ này, thủy thủ tàu A-lếch-tơn đã phát hiện ra con vật gì đang bơi cùng tuyến đường?

  • A. Con cá mập khổng lồ
  • B. Con rùa khổng lồ
  • C. Con mực khổng lồ
  • D. Con bạch buộc khổng lồ

Câu 18: Theo văn bản Chất làm gỉ, lí do gì khiến viên trung sĩ làm việc gì cũng không thành?

  • A. Anh ấy không thích làm việc trong quân ngũ
  • B. Anh ấy mệt mỏi với công việc
  • C. Anh ấy không có năng lực làm việc
  • D. Anh ấy muốn sống không có chiến tranh

Câu 19: Tiểu thuyết “Người về từ Sao Hỏa” kể về ai?

  • A. Một người đi đến Sao Hỏa
  • B. Một phi hành gia trên Sao Hỏa
  • C. Một người đã mất trên Sao Hỏa
  • D. Một người chơi trên Sao Hỏa

Câu 20: “Con thuyền chở gạo đang sang sông.”. Câu văn có dùng cụm C-V để mở rộng thành phần nào? 

  • A. Chủ ngữ. 
  • B. Vị ngữ.
  • C. Phụ ngữ trong cụm danh từ.
  • D. Phụ ngữ trong cụm động từ.

Câu 21: Nhan đề văn bản Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển cho em biết vấn đề trọng tâm mà tác giả muốn nêu lên là gì?

  • A. Tác giả khẳng định nêu lên sức hấp dẫn của tác phẩm "Hai vạn dặm dưới đáy biển".
  • B. Tác giả muốn nêu lên sức hấp dẫn của tác phẩm "Hai vạn dặm dưới đáy biển"
  • C. Tác giả muốn nêu lên sức hấp dẫn của tác phẩm "Hai vạn dặm trên đáy biển"
  • D. Tác giả muốn nêu lên sức hấp dẫn của tác phẩm "Hai vạn dặm dưới đáy biển"

Câu 22: Số lượng nhạc công cho một buổi ca Huế có khoảng bao nhiêu người?

  • A. 5 – 6 người
  • B. 4 – 5 người
  • C. 8 – 10 người
  • D. 10 – 15 người

Câu 23: Từ “mô” trong đoạn thơ sau có nghĩa là gì?

Đồng chí mô nhớ nữa,

Kể chuyện Bình - Trị - Thiên,

Cho bầy tui nghe ví,

Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí

 - Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ,

Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri.

  • A. tập hợp những tế bào có cùng một chức năng
  • B. khối đất đá không lớn lắm, nổi cao hơn xung quanh
  • C. (Từ địa phương) nghĩa là “đâu”, “nào”
  • D. (Từ địa phương) nghĩa là “không phải”

Câu 24: Lòng yêu nước của thầy giáo Ha - men được biểu hiện thế nào trong tác phẩm Buổi học cuối cùng?

  • A. Yêu mến, tự hào về vùng quê An - dát của mình
  • B. Căm thù sục sôi kẻ thù đã xâm lược quê hương
  • C. Kêu gọi mọi người cùng đoàn kết, chiến đấu chống quân thù
  • D. Yêu tha thiết tiếng nói dân tộc

Câu 25: Hai câu thơ nào dưới đây thể hiện tình cảnh đáng thương của ông đồ?

  • A. Ông đồ vẫn ngồi đấy - Qua đường không ai hay
  • B. Ông đồ vẫn ngồi đấy - Qua đường ai ai nhìn
  • C. Bao nhiêu người thuê viết - tấm tắc ngợi khen tài
  • D. Nhưng mỗi năm mỗi vắng - người thuê viết nay đâu

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác