Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 7 cánh diều học kì 1 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 7 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bài thơ Mẹ viết về điều gì?

  • A. Viết về mẹ và sự già đi của mẹ theo năm tháng
  • B. Viết về những năm tháng tần tảo của người bà
  • C. Viết về những tháng ngày gian khó của người bà chăm sóc cháu
  • D. Viết về người mẹ phải để lại đứa con cho họ hàng đi tha phương cầu thực

Câu 2: Đâu là nhận định đúng về phong cách sáng tác của Vũ Đình Liên?

  • A. Thơ ông là những dòng chảy tâm tình, dạt dào, bao la, rạo rực
  • B. Thơ ông là những sầu vương của thời đại
  • C. Thơ ông hào sảng tràn ngập khí thế của tuổi trẻ đầy nhiệt huyết
  • D. Thông ông mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ, hoài vọng

Câu 3: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu sau: Trời hôm nay nóng như đổ lửa, chỉ cần bước ra đường 5 phút là mồ hôi đã nhễ nhại như tắm.

  • A. Biện pháp so sánh
  • B. Biện pháp tu từ nói quá
  • C. Biện pháp tương phản
  • D. Biện pháp tu từ ẩn dụ

Câu 4: Từ “chắt chiu” trong câu “Dành từng quả chắt chiu” có nghĩa gì?

  • A. Tiết kiệm, dè sẻn
  • B. Giữ gìn, nâng niu
  • C. Giữ gìn, nâng niu
  • D. Âu yếm vỗ về

Câu 5: Văn bản Bạch tuộc kể lại sự kiện gì?

  • A. Sự kiện đoàn phi hành gia tàu Hơ-mét gặp một trận bão và Mác Oát-ni suýt mất mạng, anh phải chống chọi với vết thương và các yếu tố môi trường để tìm cách sống sót
  • B. Kể về mong muốn chấm dứt chiến tranh của viên trung sĩ bằng cách làm gỉ tất cả các loại súng máy, xe tăng
  • C. Sự kiện tàu No-ti-lớt gặp và chiến đấu với những con quái vật bạch tuộc khổng lồ ở quần đảo Lu-cai
  • D. Hành trình khám phá xưởng sản xuất sô-cô-la bên trong nhà máy của năm đứa trẻ và chín người lớn

Câu 6: Trong văn bản “Chất làm gỉ”, vì sao viên đại tá muốn nói chuyện với viên trung sĩ?

  • A. Vì viên trung sĩ gây rắc rối lớn
  • B. Vì viên trung sĩ làm việc gì cũng không thành
  • C. Vì viên đại tá muốn tăng cấp cho viên trung sĩ
  • D. Vì viên đại tá muốn đuổi viên trung sĩ

Câu 7: Phần thứ hai của văn bản “Nhật trình Sol 6” nói lên điều gì?

  • A. Sự tuyệt vọng của phi hành gia khi biết mình bị bỏ lại trên Sao Hỏa
  • B. Sự phấn khích của phi hành gia
  • C. Sự vui vẻ của phi hành gia
  • D. Sự buồn bã của phi hành gia

Câu 8: Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam do ai sáng tác?

  • A. Nguyên Hồng
  • B. Bùi Hồng
  • C. Nam Cao
  • D. Nguyễn Tuân

Câu 9: Theo tác giả Đinh Trọng Lạc, khổ thơ đầu bài thơ Tiếng gà trưa viết về nội dung gì?

  • A. Kể chuyện anh bộ đội trên đường hành quân, khi dừng chân bên một xóm nhỏ, nghe tiếng gà nhảy ổ
  • B. Diễn tả những biến đổi tinh vi của đất trời và lòng người trong thời khắc giao mùa
  • C. Giới thiệu quê hương, xuất thân của những người lính
  • D. Hình ảnh chiếc xe không kính và người lính lái xe trong tư thế hiên ngang, lạc quan

Câu 10: Tìm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống trong câu sau?

Cụm chủ - vị là cơ sở xây dựng một câu đơn có cấu tạo ………. thành phần chủ ngữ và vịngữ.

  • A. một
  • B. hai
  • C. ba
  • D. nhiều

Câu 11: Câu nào là ý kiến của tác giả nêu trong phần (1) văn bản Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển?

  • A. "Tác phẩm của nhà văn Giuyn Véc-nơ hấp dẫn bạn đọc mọi lứa tuổi, không chỉ bởi những yếu tố li kì mà còn bởi tính nhân văn."
  • B. "Tác phẩm của nhà văn Giuyn Véc-nơ hấp dẫn bạn đọc ít tuổi, không chỉ bởi những yếu tố li kì mà còn bởi tính nhân văn."
  • C. "Tác phẩm của nhà văn Giuyn Véc-nơ hấp dẫn bạn đọc mọi lứa tuổi, không chỉ bởi những yếu tố li kì mà không có tính nhân văn."
  • D. "Tác phẩm của nhà văn Giuyn Véc-nơ hấp dẫn bạn đọc mọi lứa tuổi, không chỉ bởi những yếu tố kinh dị mà còn bởi tính nhân văn."

Câu 12: Hình thức diễn xướng của ca Huế mang đặc điểm gì?

  • A. Mang tính bác học
  • B. Mang tính giải trí
  • C. Mang tính đại chúng
  • D. Mang tính văn học

Câu 13: Điểm chung của các hội thi thổi cơm là gì?

  • A. Đều nấu cơm trong điều kiện khó khăn
  • B. Đều nấu cơm trên thuyền
  • C. Đều dành cho nam
  • D. Đều dành cho nữ

Câu 14: Việc mở rộng trạng ngữ bằng cụm từ có tác dụng gì?

  • A. Làm câu văn thêm dài.
  • B. Làm câu văn hay và bóng bảy hơn.
  • C. Cung cấp các thông tin cụ thể hơn.
  • D. Hỗ trợ các thành phần khác của câu.

Câu 15: Em hãy phân biệt “sới vật” và “hội vật” qua văn bản Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang.

  • A. Sới vật” là sàn đấu hình tròn đặt trước sân đình, được dùng làm nơi diễn ra các keo vật. “Hội vật” là một lễ hội bao gồm phần nghi thức như “keo vật thờ” và các keo vật thi đấu với nhiều người khán giả tới xem.
  • B. Sới vật” là sàn đấu hình vuông đặt trước sân đình, được dùng làm nơi diễn ra các keo vật. “Hội vật” là một lễ hội bao gồm phần nghi thức như “keo vật thờ” và các keo vật thi đấu với nhiều người khán giả tới xem.
  • C. Sới vật” là sàn đấu hình tròn đặt trước sân đình, được dùng làm nơi diễn ra các keo vật. “Hội vật” là một lễ hội không có phần nghi thức như “keo vật thờ” và các keo vật thi đấu với nhiều người khán giả tới xem.
  • D. Không có đáp án nào đúng

Câu 16: Dòng nào sau đây định nghĩa đúng về tiểu thuyết?

  • A. Là tác phẩm văn xuôi cỡ lớn, có nội dung phong phú, có cốt truyện phức tạp; phản ánh nhiều sự kiện, cảnh ngộ; thường miêu tả nhiều tuyến nhân vật, nhiều quan hệ chồng chéo với những diễn biến tâm lí phức tạp, đa dạng.
  • B. Là tác phẩm văn xuôi cỡ vừa, có nội dung phong phú, có cốt truyện phức tạp; phản ánh nhiều sự kiện, cảnh ngộ; thường miêu tả nhiều tuyến nhân vật, nhiều quan hệ chồng chéo với những diễn biến tâm lí phức tạp, đa dạng.
  • C. Là tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ, có nội dung phong phú, có cốt truyện phức tạp; phản ánh nhiều sự kiện, cảnh ngộ; thường miêu tả nhiều tuyến nhân vật, nhiều quan hệ chồng chéo với những diễn biến tâm lí phức tạp, đa dạng.
  • D. Là tác phẩm thơ trữ tình, có nội dung phong phú, có cốt truyện phức tạp; phản ánh nhiều sự kiện, cảnh ngộ; thường miêu tả nhiều tuyến nhân vật, nhiều quan hệ chồng chéo với những diễn biến tâm lí phức tạp, đa dạng.

Câu 17: Nội dung chính của văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng là gì?

  • A. Cuộc gặp gỡ của tía con An với chú Võ Tòng
  • B. Cuộc chạm trán với hổ của Võ Tòng
  • C. Cuộc gặp gỡ của An với ông Hai bán rắn
  • D. Hành trình đi lấy mật trong rừng U Minh của tía con An, Cò

Câu 18: Chân lí được nêu ra trong truyện Buổi học cuối cùng là gì?

  • A. Tình thầy trò là cao quý nhất, không có gì có thể thay đổi được thứ tình cảm quý báu ấy
  • B. Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù
  • C. Nếu một dân tộc mà mọi người dân đề có lòng yêu nước thì dân tộc đó sẽ không bao giờ rơi vào vòng nô lệ
  • D. Tình yêu quê hương, đất nước phải được thể hiện trước tiên qua tình yêu chữ viết và tiếng nói

Câu 19: Nhận xét nào không nói lên mục đích của việc sử dụng các từ địa phương trong tác phẩm văn học?

  • A. Để tô đậm màu sắc địa phương cho câu chuyện
  • B. Để tô đậm tính cách nhân vật
  • C. Để thể hiện sự hiểu biết của tác giả về địa phương đó
  • D. Để tô đậm tính cách nhân vật

Câu 20: Có bao nhiêu câu chuyện lịch sử trong văn bản Dọc đường xứ Nghệ ?

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 1

Câu 21: Các từ ngữ nói về “mẹ” và “cau” ở khổ 1 và 2 bài thơ Mẹ có mối quan hệ với nhau như thế nào nghĩa?

  • A. Tương đồng
  • B. Đối lập
  • C. Đồng nhất
  • D. Tương cận

Câu 22: Nghĩa của từ “ông Đồ” trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên là?

  • A. Người dạy học nói chung
  • B. Người dạy học chữ Nho xưa
  • C. Người chuyên viết câu đối bằng chữ Nho
  • D. Người viết chữ Nho đẹp, chuẩn mực

Câu 23: Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ sau?

“Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

  • A. Điệp từ, ẩn dụ
  • B. Nhân hóa, so sánh
  • C. Ẩn dụ, so sánh
  • D. Nhân hóa, ẩn dụ

Câu 24: Từ nào sau đây có thể thay thế cho từ “thân thuộc” trong câu “vì xóm làng thân thuộc”?

  • A. Thân thiết
  • B. Thân tình
  • C. Thân ái
  • D. Thân thiện

Câu 25: Văn bản Bạch tuộc từ "giáp chiến" nghĩa là gì?

  • A. Là tiến gần đến để giao tranh
  • B. Là tấn công một cách bất ngờ
  • C. Là cách đánh lúc ẩn lúc hiện, khi chỗ này, khi chỗ khác
  • D. Là tấn công hai bên sườn của đối phương

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác