Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 7 cánh diều học kì 1 (Phần 1)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 7 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hầu hết sáng tác của Đoàn Giỏi viết về đối tượng nào?
- A. Thiên nhiên, con người và cuộc sống đồng bào thiểu số
B. Thiên nhiên, con người và cuộc sống Nam Bộ
- C. Thiên nhiên, con người và cuộc sống Bắc Bộ
- D. Thiên nhiên, con người và cuộc sống Tây Nguyên
Câu 2: Các tác phẩm của An-phông-xơ Đô-đê có đặc điểm như thế nào?
A. Thấm đẫm tinh thần nhân đạo và tinh tế
- B. Trữ tình, lãng mạn
- C. Tiếng nói của lương tri tiến bộ, của tự do
- D. Giản dị, thâm trầm, hàm súc
Câu 3: Cho hai đoạn thơ sau:
“Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”
(Hồ Chí Minh, Tức cảnh Pác Bó)
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào”
(Tố Hữu, Khi con tu hú)
Xác định từ ngữ toàn dân của hai từ “bẹ, bắp”.
- A. Sắn
- B. Khoai
C. Ngô
- D. Lúa mì
Câu 4: Địa điểm đầu tiên xuất hiện trong câu chuyện của cha con cụ Phó bảng trong văn bản Dọc đường xứ Nghệ là?
- A. Đền thờ Chu Văn An
B. Đền thờ Thục Phán – An Dương Vương
- C. Vùng Ba Hòn: hòn Hai Vai, hòn Trống Thủng, núi Cờ Rách
- D. Nhà thờ họ Nguyễn Tiên Điền
Câu 5: Điền vào dấu … để hoàn thành đoạn thơ sau:
“Lưng mẹ còng rồi
…
Cau – ngọn xanh rờn
Mẹ – đầu bạc trắng”
- A. Cau ngày càng cao
- B. Cau mẹ bổ tư
- C. Cau gần với giời
D. Cau thì vẫn thẳng
Câu 6: Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của bài thơ Ông đồ?
- A. Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn gồm nhiều khổ
B. Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc
- C. Kết cấu đối lập đầu cuối tương ứng, chặt chẽ
- D. Kết cấu đối lập đầu cuối tương ứng, chặt chẽ
Câu 7: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Ai làm cho bướm lìa hoa – Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng”
A. ẩn dụ
- B. nói quá
- C. nói giảm, nói tránh
- D. hoán dụ
Câu 8: Hình ảnh xuyên suốt bài thơ Tiếng gà trưa là gì?
A.Tiếng gà trưa
- B. Quả trứng hồng
- C. Người bà
- D. Người chiến sĩ
Câu 9: Bước đầu tiên trước khi viết, khi em tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ là gì?
A. Xác định đề tài và cảm xúc
- B. Tìm hình ảnh để biểu đạt cảm xúc
- C. Tìm ý
- D. Lập dàn ý
Câu 10: Văn bản Bạch tuộc kể lại sự kiện gì?
- A. Sự kiện đoàn phi hành gia tàu Hơ-mét gặp một trận bão và Mác Oát-ni suýt mất mạng, anh phải chống chọi với vết thương và các yếu tố môi trường để tìm cách sống sót
- B. Kể về mong muốn chấm dứt chiến tranh của viên trung sĩ bằng cách làm gỉ tất cả các loại súng máy, xe tăng
C. Sự kiện tàu No-ti-lớt gặp và chiến đấu với những con quái vật bạch tuộc khổng lồ ở quần đảo Lu-cai
- D. Hành trình khám phá xưởng sản xuất sô-cô-la bên trong nhà máy của năm đứa trẻ và chín người lớn
Câu 11: Văn bản Chất làm gỉ là cuộc trò chuyện giữa ai?
- A. Viên đại tá – Người gác cổng
B. Viên đại tá – Viên trung sĩ
- C. Viên trung sĩ – Người gác cổng
- D. 2 viên trung sĩ
Câu 12: Số từ là gì?
A. Là từ dùng để xác định thứ tự và số lượng của sự vật nào đó
- B. Là từ dùng đế chỉ các sự vật có số lượng ít hay nhiều
- C. Là từ dùng để chỉ tính chất, tính cách, màu sắc, trạng thái, mức độ, phạm vi … của người hoặc vật
- D. Là từ dùng để biểu thị hoạt động hoặc trạng thái
Câu 13: Nhân vật “tôi” trong văn bản “Nhật trình Sol 6” rơi vào hoàn cảnh như thế nào?
- A. Hoàn cảnh vui vẻ
B. Hoàn cảnh trớ trêu, nguy hiểm
- C. Hoàn cảnh đe dọa
- D. Hoàn cảnh bắt nạt
Câu 14: Câu văn nào trong văn bản nêu đánh giá chung về truyện Đất rừng phương Nam?
- A. Cùng với thiên nhiên được Đoàn Giỏi vẽ với những màu sắc lộng lẫy, cuồn cuộn, tràn trề sức sống là những con người Nam Bộ với những nét sắc sảo lạ lùng.
- B. Nhân vật trong Đất rừng phương Nam có nhiều tầng lớp, nhiều ngành nghề như một xã hội thu nhỏ, hoạt động suốt hai triền sông vào rừng U Minh, xuống tận mũi Cà Mau
- C. Truyện Đất rừng phương Nam có kết cấu chương hồi kiểu truyền thống: không gian, thời gian rạch ròi, nhân vật thiện ác, trắng đen tách bạch và bộc lộ qua hành động, hình dáng, ngôn ngữ
D. Có thể nói, Đất rừng phương Nam đã nói được cái tinh túy của hồn đất, hồn người một vùng châu thổ Cửu Long Giang
Câu 15: Theo Đinh Trọng Lạc, Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh khác với tiếng gà Ò…ó…o của Trần Đăng Khoa ở điểm nào?
- A. Mang giá trị nghệ thuật hơn
- B. Liên tưởng sâu sắc hơn
C. Lắng đọng làm người ta xao xuyến, bồi hồi
- D. Đơn giản, dễ hiểu hơn
Câu 16: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu dùng cụm chủ-vị làm thành phần câu?
- A. Mẹ về là một tin vui.
- B. Tôi rất thích quyển truyện bố tặng tôi nhân dịp sinh nhật.
- C. Chúng tôi đã là xong bài tập mà thầy giáo cho về nhà.
D. Ông tôi đang ngồi đọc báo trên tràng kỉ, ở phòng khách.
Câu 17: Theo tác giả Lê Phương Liên, Hai vạn dặm dưới đáy biển hấp dẫn ban đọc mọi lứa tuổi không chỉ bởi những yếu tố li kì mà còn ở yếu tố nào?
A. Tính nhân văn
- B. Sự hư cấu, tưởng tưởng
- C. Sự phóng đại
- D. Bịa đặt, nói quá
Câu 18: Ca Huế đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 1877/QĐ-BVHTTDL ngày bao nhiêu?
- A. 06/06/2015
- B. 07/06/2015
C. 08/06/2015
- D. 09/06/2015
Câu 19: Văn bản Hội thi thổi cơm nêu quy tắc thi nấu cơm của 4 nhiêu địa phương
A. Phan Tây Nhạc
- B. Cao lưu sơn thủy
- C. Mai An Tiêm
- D. Bình sa lạc nhạn
Câu 20: Dòng nào nêu đúng khái niệm mở rộng trạng ngữ bằng cụm từ?
A. Là cách thêm từ hoặc cụm từ, từ láy để bổ sung thông tin, làm rõ đặc điểm, thời gian,.. cho trạng ngữ chính.
- B. Là cách thêm từ hoặc cụm từ để biến trạng ngữ trở thành cụm chủ vị nhằm bổ sung thông tin cho câu.
- C. Là cách thêm câu để bổ sung thông tin, làm rõ đặc điểm, thời gian,.. cho trạng ngữ chính.
- D. Là cách thêm từ hoặc cụm từ, từ láy để bổ sung thông tin, làm rõ đặc điểm, thời gian,.. cho cụm chủ vị.
Câu 21: Trong văn bản “Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang”, người dân muốn gửi gắm điều gì thông qua đấu vật?
- A. Niềm tin về một sự công bằng, đạo lý
B. Mong ước “mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu”
- C. Niềm tin vào người anh hùng bảo vệ đất nước
- D. Thể hiện sức mạnh của đấng nam nhi trong làng
Câu 22: Trong văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng, dù ở trong rừng lâu năm, Võ Tòng trở nên kì hình dị tướng nhưng ai cũng yêu quý, vì sao?
- A. Vì Võ Tòng chuyên săn bắt thú rừng cho mọi người
B. Vì tính tình chất phác, thật thà sẵn sàng giúp đỡ mọi người
- C. Vì Võ Tòng hiền lành, thường chơi đùa với trẻ con
- D. Vì Võ Tòng giàu có, quyền lực
Câu 23: Em hiểu thế nào về nhan đề Buổi học cuối cùng?
- A. Buổi học cuối cùng của một học kì
- B. Buổi học cuối cùng của một năm học
C. Buổi học cuối cùng của môn tiếng Pháp
- D. Buổi học cuối cùng của cậu bé Phrăng trước khi chuyển đến ngôi trường mới
Câu 24: Các từ in đậm trong đoạn thơ sau chủ yếu ở vùng miền nào?
Đồng chí mô nhớ nữa
Kể chuyện Bình – Trị – Thiên,
Cho bầy tui nghe ví
Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí
-Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ
Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri
- A. Miền Bắc
- B. Miền Nam
- C. Đây là từ ngữ toàn dân
D. Miền Trung
Câu 25: Xác định kiểu ẩn dụ trong câu văn sau: "Buổi sáng, mọi người đổ ra đường. Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt."
A. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
- B. Ẩn dụ hình thức
- C. Ẩn dụ cách thức
- D. Ẩn dụ phẩm chất
Bình luận