Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Khoa học 4 Cánh diều giữa học kì II (Đề số 4)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khoa học 4 giữa học kì II đề số 4 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nấm rơm có thể sống ở

  • A. Đất ẩm.
  • B. Rơm rạ mục.
  • C. Thức ăn.
  • D. Hoa quả.

Câu 2: Nấm cần phải quan sát bằng kính hiển vi là

  • A. Nấm mốc, nấm men.
  • B. Nấm hương, nấm rơm.
  • C. Nấm tai mèo, nấm kim châm.
  • D. Nấm linh chi đỏ, nấm men.

Câu 3: Nấm mốc có thể sống ở

  • A. Đất ẩm.
  • B. Rơm rạ mục.
  • C. Thức ăn.
  • D. Gỗ mục.

Câu 4: Nấm được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền là

  • A. Nấm đông trùng hạ thảo
  • B. Nấm sò.
  • C. Nấm đùi gà.
  • D. Nấm mỡ.

Câu 5: Thịt trâu gác bếp là một đặc sản của vùng cao ở Việt Nam ta. Hình thức làm thịt châu gác bếp chính là hình thức bảo quản thực phẩm theo cách?

  • A. Ướp muối
  • B. Ướp đường
  • C. Hun khói
  • D. Hút chân không

Câu 6: Nấm ăn là nguồn thực phẩm

  • A. có lợi cho sức khỏe con người.
  • B. có hại cho sức khỏe con người.
  • C. không có giá trị dinh dưỡng.
  • D. không được dùng phổ biến

Câu 7: Nấm mốc phát triển trong môi trường có

  • A. Nhiệt độ cao, độ ẩm cao
  • B. Nhiệt độ thấp, độ ẩm cao
  • C. Nhiệt độ cao, độ ẩm thấp
  • D. Nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp

Câu 8: Nấm men thường sống ở

  • A. Trái cây.
  • B. Dạ dày.
  • C. Da của động vật.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Nguyên nhân chính khiến chúng ta không nên dự trữ thức ăn tươi sống trong thời gian dài ở tủ lạnh?

  • A. Vì chúng sẽ bị héo và mất nước.
  • B. Vì ăn chúng không còn ngon nữa.
  • C. Vì màu sắc chúng không đẹp nữa.
  • D. Vì chúng vẫn có thể bị nhiễm nấm mốc.

Câu 10: Khi phát hiện thức ăn bị nhiễm nấm mốc, ta sẽ

  • A. Vứt toàn bộ phần thức ăn đó.
  • B. Cắt bỏ phần đã mọc nấm, phần còn lại có thể sử dụng.
  • C. Nấu lên ăn.
  • D. Vẫn sử dụng như bình thường.

Câu 11: Những loại đồ khô như mực khô, cá khô,…đã được bảo quản bằng cách

  • A. Phơi khô
  • B. Ngâm đường
  • C. Để trong phòng bếp
  • D. Kho tàu

Câu 12: Tại sao không nên ăn khoai tây đã mọc mầm?

  • A. Khoai tây mọc mầm không còn ngon.
  • B. Khoai tây đã mọc mầm chứa độc tố.
  • C. Khoai tây mọc mầm mất hết chất dinh dưỡng.
  • D. Khoai tây mọc mầm đã bị nhiễm khuẩn.

Câu 13: Có hai người đầu bếp cùng nấu một món ăn cho hai người ăn từ cùng một nguyên liệu được sản xuất ở cùng 1 chỗ. Khi ăn xong một người thấy đau bụng và một người thấy bình thường. Đáp án nào là hợp lý nhất?

  • A. Do chỗ ngồi của hai người khách
  • B. Do đầu bếp chưa thực hiện đúng vệ sinh an toàn thực phẩm
  • C. Do nhà cung cấp thực phẩm
  • D. Không đáp án nào đúng

Câu 14: Nếu nhìn thấy nấm mọc nhiều trong rừng em sẽ

  • A. Hái về ăn.
  • B. Không nên hái về ăn để tránh ngộ độc.
  • C. Nhổ bỏ những cây nấm đi.
  • D. Mang nấm về nhà trồng.

Câu 15: Tại sao không nên ăn thức ăn có nấm mốc?

  • A. Thức ăn có nấm mốc gây ngộ độc thực phẩm.
  • B. Thức ăn có nấm mốc tăng thêm mùi vị của món ăn.
  • C. Thức ăn có nấm mốc mất tăng thêm sự bắt mắt của món ăn.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 16: Tại sao trong khi làm bánh mì, người làm bánh phải ủ men?

  • A. Để làm nấm men sinh trường và phát triển
  • B. Để làm nấm men thích nghi với môi trường bên trong bánh
  • C. Để làm nấm men tiếp xúc với không khí
  • D. Để làm nấm men có đủ hơi nước.

Câu 17: Thực phẩm dễ bị nhiễm nấm mốc nếu

  • A. Chiên nhiều dầu
  • B. Cho quá nhiều muối
  • C. Cho quá nhiều đường
  • D. Bảo quản không đúng cách

Câu 18: Sự khác nhau giữa nấm men và nấm ăn là

  • A. Nấm ăn có kích cỡ nhất định còn nấm men thì không.
  • B. Nấm ăn có màu sắc nhất định còn nấm men thì không.
  • C. Hầu hết nấm ăn đều có thể quan sát bằng mắt thường còn nấm men phải quan sát bằng kính hiển vi.
  • D. Nấm ăn có hình dạng cố định còn nấm men thì không.

Câu 19: Trong 100g các loại thực phẩm nào không chứa vi-ta-min C?

  • A. Thịt lợn nạc, gạo tẻ, cá thu, rau dền đỏ.
  • B. Gấc, gạo tẻ, trứng gà, chuối tiêu.
  • C. Gấc, thịt lợn nạc, trứng gà, súp lơ xanh.
  • D. Hạt lạc, gạo tẻ, cá thu, trứng gà.

Câu 20: Khi chúng ta cảm thấy khát nước tức là

  • A. Cơ thể đang thiếu nước.
  • B. Cơ thể đang thừa nước.
  • C. Cơ thể thiếu nước trầm trọng.
  • D. Cơ thể thừa quá nhiều nước.
 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác