Tắt QC

Trắc nghiệm Khoa học 4 cánh diều bài Ôn tập chủ đề sinh vật và môi trường

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Khoa học 4 bài Ôn tập chủ đề sinh vật và môi trường - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Mỗi sinh vật trong chuỗi thức ăn được gọi là

  • A. Mắt xích.
  • B. Thực vật.
  • C. Động vật.
  • D. Vi sinh vật.

Câu 2: Thức ăn của con người có nguồn gốc từ thực vật là?

  • A. Các loại lương thực
  • B. Các loại rau, củ
  • C. Các loại quả
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3: Chuỗi thức ăn được sắp xếp theo thứ tự

  • A. Sinh vật đứng trước là thức ăn của sinh vật đứng sau.
  • B. Sinh vật đứng sau là thức ăn của sinh vật đứng trước.
  • C. Sinh vật đầu tiên luôn luôn phải là thực vật, cuối dùng là động vật.
  • D. Sinh vật đầu tiên luôn luôn phải là động vật, cuối cùng là thực vật.

Câu 4: Điền vào chỗ chấm

"Trong tự nhiên, khi số lượng sinh vật của một …(1)… trong chuỗi thức ăn tăng hoặc giảm quá mức sẽ làm chuỗi thức ăn đó bị …(2)…"

  • A. (1) cân bằng, (2) mắt xích.
  • B. (1) mắt xích, (2) cân bằng.
  • C. (1) mất cân bằng, (2) mắt xích.
  • D. (1) mắt xích, (2) mất cân bằng.

Câu 5: Một dãy các loài sinh vật có mối quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng, trong đó loài này ăn loài khác phía trước và là thức ăn của loài tiếp theo phía sau là

  • A. Nhóm dinh dưỡng.
  • B. Bậc dinh dưỡng.
  • C. Chuỗi thức ăn.
  • D. Các sinh vật.

Câu 6: Để giữ cân bằng chuỗi thức ăn, ta không nên

  • A. Giữ bầu không khí trong lành.
  • B. Giữ môi trường trong sạch.
  • C. Không khai thác quá mức một loài sinh vật.
  • D. Săn bắn động vật hoang dã.

Câu 7: Chuỗi thức ăn là?

  • A. chuỗi gồm nhiều sinh vật có mối liên hệ thức ăn với nhau, sinh vật trước là thức ăn cho sinh vật liền sau nó
  • B. chuỗi gồm một sinh vật có mối liên hệ thức ăn với nhau, sinh vật trước là thức ăn cho sinh vật liền sau nó
  • C. chuỗi gồm nhiều sinh vật có mối liên hệ thức ăn với nhau, sinh vật sau là thức ăn cho sinh vật liền trước nó
  • D. chuỗi gồm một sinh vật có mối liên hệ thức ăn với nhau, sinh vật sau là thức ăn cho sinh vật liền sau nó

Câu 8: Gạo là thức ăn nằm trong nhóm

  • A. Các loại hạt.
  • B. Chất chứa nhiều chất béo.
  • C. Các loại lương thực.
  • D. Các loại chứa nhiều vi-ta-min.

Câu 9: Đâu là các loại thức ăn thuộc nhóm rau củ?

  • A. Cà chua, trứng, lạc, ngô.
  • B. Cà chua, cải bắp, súp lơ, rau muống.
  • C. Hạnh nhân, rau muống, ngô.
  • D. Gạo, ngô, khoai tây, khoai lang.

Câu 10: Cáo ăn gà, gà ăn dế mèn. Chuỗi thức ăn nào sau đâu mô tả chính xác mỗi quan hệ này?

  • A. Gà → dế mèn → Cáo.
  • B. Cáo → dế mèn → gà.
  • C. Dế mèn → gà → cáo.
  • D. Cáo → gà → dế mèn.

Câu 11: Trong chuỗi thức ăn, mắt xích đầu tiên thường là?

  • A. thực vật
  • B. động vật
  • C. vi sinh vật
  • D. nấm

Câu 12: Đâu không thể là mắt xích liền sau của “con gà”?

  • A. Con vịt
  • B. Con hổ
  • C. Con báo
  • D. Con sư tử

Câu 13: Cỏ là thức ăn của?

  • A. Hầu hết các côn trùng
  • B. Một số loài gia súc
  • C. Một số loài gia cầm
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 14: Cho chuỗi thức ăn như sau, sinh vật đứng đầu chuỗi thức ăn là?

Cho chuỗi thức ăn như sau, sinh vật đứng đầu chuỗi thức ăn là?

  • A. Thực vật phù du
  • B. Động vật phù du
  • C. Ấu trung tôm
  • D. Cá chép

Câu 15: Cho các sinh vật sau: "Lạc, rắn, chuột, diều hâu". Em hãy sắp xếp tất cả thành một chuỗi thức ăn?

  • A. Lạc → chuột → rắn → diều hâu
  • B. Lạc → chuột → diều hâu → rắn
  • C. Lạc → chuột → rắn
  • D. Lạc → rắn → diều hâu

Câu 16: Nếu thực vật mất đi, không tồn tại thì chuỗi thức ăn sẽ?

  • A. Vẫn bình thường, không thay đổi
  • B. Mất cân bằng hoặc biến mất
  • C. Mất đi một mắt xích
  • D. Không kết luận được

Câu 17: Đâu có thể là mắt xích đứng trước mắt xích “con sâu”?

  • A. chim sẻ
  • B. đại bàng
  • C. lá cây
  • D. con người

Câu 18: Thực vật là mắt xích đầu tiên nên là mắt xích….?

  • A. Giàu năng lượng nhất
  • B. Ít năng lượng nhất
  • C. Tiêu thụ tất cả các mắt xích sau
  • D. Đứng cuối cùng trong chuỗi thức ăn

Câu 19: Hãy sinh vật đứng đầu chuỗi thức ăn cho các sinh vật trong hình sau

Hãy sinh vật đứng đầu chuỗi thức ăn cho các sinh vật trong hình sau

  • A. Lá cây
  • B. Châu chấu
  • C. Ếch
  • D. Rắn

Câu 20: Cho hình ảnh về chuỗi thức ăn sau, nếu số lượng rắn suy giảm do bị khai thác làm thuốc sẽ dẫn đến điều gì?

Cho hình ảnh về chuỗi thức ăn sau, nếu số lượng rắn suy giảm do bị khai thác làm thuốc sẽ dẫn đến điều gì?

  • A. Số lượng chuột tăng
  • B. Số lượng khoai tây giảm
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 21: Hãy điền sinh vật phù hợp vào mắt xích còn thiếu trong chuỗi thức ăn sau

Rong → Ốc → ....... → Rắn

  • A. Con người.
  • B. Chó.
  • C. Diều hâu.
  • D. Ếch.

Câu 22: Thực vật không phải là thức ăn của

  • A. bò.
  • B. gà.
  • C. báo.
  • D. con người.

Câu 23: Vì sao khi số lượng cú giảm thì số lượng chuột tăng?

  • A. Vì cú là thức ăn của chuột.
  • B. Vì chuột là thức ăn của cú.
  • C. Vì cú làm chuột không thể sinh sôi phát triển.
  • D. Tất cả đáp án trên đều sai.

Câu 24: Mất mắt xích cuối cùng (động vật) và mất mắt xích đầu tiên (thực vật), cái nào nguy hiểm hơn?

  • A. Mất mắt xích đầu tiên
  • B. Mất mắt xích cuối cùng
  • C. Đều như nhau
  • D. Không so sánh được

Câu 25: Việc làm nào sau đây không giữ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên?

  • A. Không sử dụng động vật hoang dã làm thức ăn, thuốc.
  • B. Trồng nhiều cây xanh.
  • C. Bảo vệ môi trường rừng.
  • D. Xả rác thải chưa qua xử lí ra môi trường.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác