Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Cánh diều ôn tập Bài 9: Bi kịch và truyện (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều ôn tập Bài 9: Bi kịch và truyện (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Dựa vào nội dung giới thiệu vở kịch “Ham-lét”, em hãy cho biết, ai là người yêu của Ham-lét?

  • A. Ô-phê-li-a.
  • B. Hoàng hậu.
  • C. Một công chúa nước khác.
  • D. Không được đề cập.

Câu 2: Vở kịch nào sau đây không phải là tác phẩm kịch của Sếch-xpia?

  • A. Hamlet.
  • B. Antigone.
  • C. Romeo and Juliet.
  • D. As you like it.

Câu 3: Văn bản “Sống hay không sống” tái hiện khung cảnh nào trong vở kịch “Ham-lét)?

  • A. Tái hiện cảnh Ham-lét trả thù Clo-đi-út.
  • B. Tái hiện cảnh Ham-lét đấu kiếm La-ớc-tơ.
  • C. Tái hiện cảnh Ham-lét giả điên trước nhà vua và người yêu.
  • D. Tái hiện cảnh Ham-lét bị trọng thương và chết.

Câu 4: Nhân vật Clô-đi-út là một người như thế nào? 

  • A. Thông minh và công bằng.
  • B. Tham lam và xảo trá.
  • C. Dũng cảm và trung thực.
  • D. Yếu đuối và nhút nhát.

Câu 5: Quyết định cuối cùng của Ham-lét là gì?

  • A. Từ bỏ trả thù.
  • B. Tự tử.
  • C. Cầm vũ khí chống lại bạo ngược.
  • D. Chấp nhận Clô-đi-út làm vua.

Câu 6: Ham-let đại diện cho tuyến nhân vật nào?

  • A. Phản diện.
  • B. Hài hước.
  • C. Anh hùng.
  • D. Bất hạnh. 

Câu 7: Đề tài chính của văn bản “Sống hay không sống” tập trung vào điều gì?

  • A. Tình yêu của Ham-lét và Ô-phê-li-a.
  • B. Sự đấu tranh nội tâm của Ham-lét.
  • C. Âm mưu của Clô-đi-út.
  • D. Cái chết của vua cha.

Câu 8: Murakami Haruki sinh năm nào và ở đâu?

  • A. Năm 1948 tại Tokyo.
  • B. Năm 1949 tại Kyoto.
  • C. Năm 1950 tại Osaka.
  • D. Năm 1951 tại Nagoya.

Câu 9: Cuốn sách nào của Murakami được coi là một trong 10 cuốn sách văn học dịch có ảnh hưởng lớn nhất ở Nhật Bản trong thế kỷ XX?

  • A. Xứ sở kỳ diệu lạnh lùng và nơi tận cùng của thế giới.
  • B. Lắng nghe gió hát.
  • C. Săn cừu hoang.
  • D. Rừng Nauy.

Câu 10: Khi trở lại bờ biển sau nhiều năm, nhân vật “tôi” trong văn bản “Người thứ bảy” cảm thấy thế nào? 

  • A Vẫn còn sợ hãi. 
  • B. Buồn bã và hối hận. 
  • C. Cảm thấy may mắn vì nỗi sợ hãi đã biến mất. 
  • D. Tức giận với biển cả.

Câu 11: K gặp khó khăn trong lĩnh vực nào? 

  • A. Thể thao. 
  • B. Hội họa. 
  • C. Đọc. 
  • B. Giao tiếp xã hội. 

Câu 12: Thông điệp mà truyện “Người thứ bảy” muốn truyền tải là gì?

  • A. Nên tránh xa những nơi nguy hiểm. 
  • B. Đừng bao giờ tin tưởng vào người khác. 
  • C. Hãy dũng cảm đối diện với nỗi sợ thay vì chạy trốn. 
  • D. Cuộc sống luôn đầy rẫy những bất ngờ.

Câu 13: "Kinh tế tri thức" là ví dụ cho cách nào để tạo từ mới?

  • A. Phát triển nghĩa của từ ngữ.
  • B. Tạo từ ngữ mới từ từ ngữ có sẵn.
  • C. Tiếp nhận từ ngữ nước ngoài.
  • D. Thay đổi cách phát âm.

Câu 14: Cách nào là tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên?

  • A. Chuyển lớp nghĩa ban đầu của từ sang một lớp nghĩa đối lập.
  • B. Dùng các tiếng có sẵn ghép lại với nhau.
  • C. Đưa vào từ ngữ có sẵn nhiều lớp nghĩa hoàn toàn mới.
  • D. Đưa vào một từ ngữ mới với vỏ ngữ âm mới hoàn toàn.

Câu 15: Câu thơ “Buồn trông nội cỏ rầu rầu/ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” từ nào được sử dụng với nghĩa chuyển?

  • A. Buồn trông.
  • B. Chân mây.
  • C. Nội cỏ.
  • D. Rầu rầu.

Câu 16: Từ nào sau đây là ví dụ về việc tiếp nhận từ ngữ tiếng nước ngoài?

  • A. Năng lượng xanh.
  • B. Thư viện số.
  • C. In-tơ-nét.
  • D. Sốt giá.

Câu 17: Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ là

  • A. So sánh và nhân hóa
  • B. So sánh và hoán dụ.
  • C. So sánh và ẩn dụ.
  • D. Ẩn dụ và hoán dụ.

Câu 18: Từ “Thuyền” trong các câu thơ và ca dao sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc?

  • A. Thuyền về có nhớ bến chăng? /Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
  • B. Cha mẹ cho em sang chuyến đò nghiêng /Thuyền chòng chành đôi mạn, em ôm duyên trở về
  • C. Thuyền nan một chiếc ở đời /Tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang.
  • D. Những ngày không gặp nhau/ Biển bạc đầu thương nhớ /Những ngày xa cách nhau /Lòng thuyền đau rạn vỡ.

Câu 19: Điền từ vào chỗ chấm trong câu sau sao cho phù hợp: Trong một ngôn ngữ, từ vựng là bộ phận .........

  • A. Ít biến đổi.
  • B. Không ngừng phát triển.
  • C. Bất biến.
  • D. Ít phát triển nhất.                

Câu 20: Trong các dòng sau, dòng nào có từ “Ngân hàng” là nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ?

  • A. Ngân hàng máu; ngân hàng đề thi.
  • B. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
  • C. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
  • D. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Câu 21: Ngôn ngữ phát triển nhanh nhất ở phương diện nào?

  • A. Ngữ pháp. 
  • B. Ngữ âm. 
  • C. Từ vựng. 

Câu 22: Dựa vào phần giới thiệu nội dung về vở kịch “Kim tiền”, em hãy cho biết, ai đã tặng Trần Thiết Chung một ngân phiếu có giá trị lớn?

  • A. Ông Cự Lợi. 
  • B. Người vợ. 
  • C. Con trai Bích. 
  • D. Công nhân mỏ.

Câu 23: Trong văn bản “Đình công và nổi dậy”, thái độ của ông Chung trong đối với người lao động là gì?

  • A. Tôn trọng. 
  • B. Thương xót.
  • C. Coi thường. 
  • D. Lo lắng 

Câu 24: Bối cảnh thời gian của câu chuyện trong bản bản “Đình công và nổi dậy” là lúc nào?

  • A. Sáng sớm tại cửa buồng ăn thông vào tư thất của ông Chung.
  • B. Giữa trưa tại cửa buồng ăn thông vào tư thất của ông Chung. 
  • C. Chiều tối tại cửa buồng ăn thông vào tư thất của ông Chung. 
  • D. Nửa đêm tại cửa buồn ăn thông vào tư thất của ông Chung.

Câu 25: Ông Chung dùng vũ khí gì để de dọa người lao động?

  • A. Dao. 
  • B. Gậy.
  • C. Súng.
  • D. Lựu đạn.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác