Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Cánh diều ôn tập Bài 10: Nghị luận văn học (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều ôn tập Bài 10: Nghị luận văn học (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đọc văn bản Nói thêm về “Chuyện người con gái Nam Xương” hãy cho biết: Ai là tác nhân trực tiếp gây ra sự đổ nát hạnh phúc cuộc đời của Vũ Nương?

  • A. Chồng nàng. 
  • B. Đứa con của nàng. 
  • C. Hàng xóm. 
  • D. Quan lại. 

Câu 2:Theo tác giả, điều gì làm cho “Chuyện người con gái Nam Xương” có ý nghĩa triết học sâu sắc hơn “Truyện Kiều”?

  • A. Thể hiện rõ hơn chế độ nam nữ bất bình đẳng.
  • B. Miêu tả chi tiết hơn về xã hội phong kiến. 
  • C. Chạm vào sự ma quái có thực trong sự sống nghiệt ngã của con người. 
  • D. Phản ánh rõ hơn tác động của chiến tranh. 

Câu 3: Theo tác giả, tính hay ghen liên quan đến yếu tố nào? 

  • A. Hình thái xã hội. 
  • B. Chế độ chính trị. 
  • C. Dân tộc và thời đại lịch sử. 
  • D. Hiện tượng tâm lý và sinh lý của con người. 

Câu 4: Tác giả đã so sánh “Chuyện người con gái Nam Xương” với tác phẩm nào để chỉ ra sự khác biệt về nội dung và chủ đề?

  • A. Truyện Kiều. 
  • B. Chinh phụ ngâm. 
  • C. Cung oán ngâm khúc. 
  • D. Truyền kì mạn lục. 

Câu 4: Đâu không phải là giá trị nội dung của tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” 

  • A. Tố cáo xã hội phong kiến. 
  • B. Lên án chiến tranh phi nghĩa. 
  • C. Ngợi ca tình yêu thương của người mẹ dành cho con. 
  • D. Ca ngợi phẩm chất của người phụ nữ. 

Câu 5: Đọc văn bản Về truyện Làng của Kim Lân, tâm trạng của ông Hai sau khi nghe tin dữ được miêu tả như thế nào? 

  • A. Vui vẻ, phấn chấn. 
  • B. Bình thản, không có gì thay đổi. 
  • C. Đâu đớn, tủi hổ, sợ sệt. 
  • D. Tò mò, muốn tìm hiểu thêm. 

Câu 6: Tình yêu quê hương của ông Hai được thể hiện như thế nào? 

  • A. Thống nhất với lòng yêu nước. 
  • B. Chỉ gắn với kỉ niệm cá nhân. 
  • C. Hoàn toàn tách biệt với tình yêu nước. 
  • D. Chỉ là tình cảm nhất thời.

Câu 7: Phản ứng của ông Hai khi nghe câu trả lời của con là gì? 

  • A. Tức giận. 
  • B. Khóc vì xúc động. 
  • C. Cười lớn. 
  • D. Không có phản ứng gì.

Câu 8: Tại sao ông Hia lại gạt bỏ ý nghĩ quay về làng?

  • A. Vì làng đã bị phá hủy. 
  • B. Vì làng đã theo Tây, bỏ kháng chiến. 
  • C. Vì ông không còn nhà cửa ở làng. 
  • D. Vì ông sợ bị bắt.

Câu 9: Điểm nổi bật trong cách diễn tả của Kim Lân trong truyện ngắn “Làng” là gì?

  • A. Sử dụng nhiều từ ngữ học thuật. 
  • B. Bình dị, tự nhiên và đặc sắc. 
  • C. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ phức tạp. 
  • D. Tập trung vào miêu tả cảnh vật. 

Câu 10: Trong nghiên cứu khoa học, đạo văn được xem là:

  • A. Một phương pháp nghiên cứu hợp lệ. 
  • B. Một vấn đề không đáng kể. 
  • C. Một vấn đề nghiêm trọng và bị cấm. 
  • D. Một cách để tăng lượng trích dẫn.

Câu 11: Khi nào có thể sử dụng nguồn tài liệu thứ cấp trong trích dẫn?

  • A. Khi muốn tiết kiệm thời gian. 
  • B. Khi không thể tiếp cận tài liệu gốc. 
  • C. Khi nguồn thứ cấp dễ hiểu hơn. 
  • D. Khi muốn tăng số lượng trích dẫn. 

Câu 12: Kỹ năng nào được đánh giá cao khi trích dẫn ý tưởng?

  • A. Trích dẫn nguyên văn. 
  • B. Sử dụng nguồn thứ cấp. 
  • C. Tổng hợp và diễn giải. 
  • D. Sử dụng nhiều trích dẫn nhất có thể.

Câu 13: Trích dẫn tài liệu mà người viết chưa đọc được xem là: 

  • A. Một phương pháp nghiên cứu hiệu quả. 
  • B. Không liêm chính trong khiên cứu khoa học. 
  • C. Được khuyến khích để tăng số lượng trích dẫn. 
  • D. Cách tốt nhất để trình bày ý tưởng. 

Câu 14: Khi trích dẫn, điều nào sau đây không nên sử dụng kèm theo tên tác giả?

  • A. Năm xuất bản.
  • B. Tên của bài viết. 
  • C. Học vị. 
  • D. Tên tạp chí. 

Câu 15: Khi trích dẫn, việc sử dụng địa chỉ cơ quan của tác giả:

  • A. Là bắt buộc để tăng độ tin cậy. 
  • B. Nên tránh sử dụng. 
  • C. Chỉ áp dụng cho tác giả nước ngoài. 
  • D. Phụ thuộc vào yêu cầu của tạp chí. 

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi 16:

Tôi được biết những chiến công chống giặc, cứu nước của người anh hùng Nguyễn Trung Trực và nghĩa quân qua lời kể của cô giáo dạy Lịch sử. Câu nói nổi tiếng của ông khi bị giặc bắt và hành quyết: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” khiến tôi rất háo hức chờ đợi chuyến đi này.

(Nhóm biên soạn, Thăm đền thờ Nguyễn Trung Trực ở Kiên GiangNgữ văn 7, tập một, bộ sách Chân trời sáng tạo)

Câu 16: Phần trích dẫn trên đã được trích dẫn bằng cách:

  • A. Trích nguyên văn lời nói của nhân vật và đặt trong dấu ngoặc đơn.
  • B. Thuật lại lời nói của nhân vật bằng lời của người viết, có thay đổi từ ngữ phù hợp. 
  • C. Ghi lại phần nguồn tham khảo trong dấu ngoặc đơn. 
  • D. Đặt nguyên văn lời nói của nhân vật được nói đến trong dấu ngoặc kép.

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi 17: 

THƠ CA

Ra-xun Gam-da-tốp

Có công việc làm, hẳn có lúc ngừng tay

Có cuộc hành trình, phải có mươi phút nghỉ

Thơ vừa là nghỉ ngơi, vừa là việc đầy lao lực

Vừa là chỗ dừng chân, vừa là cuộc hành trình.

Thơ như bài hát ru, ngây ngất đầu giường thơ bé

Như mơ ước mùa xuân, như khát vọng chiến công

Tôi yêu thơ và thơ liền hiển hiện.

Thơ sinh ra, tình yêu cũng đến cùng.

Khi tôi nhỏ, thơ giống như bà mẹ.

Tôi lớn lên, thơ lại giống người yêu.

Chăm sóc tuổi già, thơ sẽ là con gái,

Lúc từ giã cõi đời, kỉ niệm hóa thơ lưu.

Có lúc thơ như trái núi cao không thể tới

Có lúc thành cánh chim sà đậu xuống lòng tay.

Thơ như đôi cánh nâng tôi bay

Thơ là vũ khí trong trận đánh

Thơ là tất cả, thơ ơi chỉ trừ không chịu là yên tĩnh!

Tôi nguyện suốt đời trung thực sống cho thơ…

Là công việc tận cùng? Là rảnh rỗi bắt đầu?

Là cuộc hành trình ư? Hay chỉ là chỗ nghỉ?

Tôi chỉ biết với tôi, thơ vẫn là hai vế:

Rảnh rỗi và việc làm, chỗ nghỉ với hành trình…

(In trong Đa-ghe-xtan của tôi, Phan Hồng Giang dịch, Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội, 2016)

Câu 17: Yếu tố nào không có trong phần dẫn nguồn?

  • A. Tên dịch giả.
  • B. Tên tác giả. 
  • C. Trang đã dẫn. 
  • D. Tên tác phẩm.

Câu 18: Đọc văn bản Phân tích bài Khóc Dương khuê, Nguyễn Khuyến đã chọn hình thức nào để viết về cái chết của Dương Khuê?

  • A. Văn tế điếu.
  • B. Thơ song thất lục bát.
  • C. Văn xuôi.
  • D. Truyện ngắn.

Câu 19: Trong lần gặp gỡ cuối cùng với Dương Khuê, cảm xúc chính của Nguyễn Khuyến là gì?

  • A. Buồn bã. 
  • B. Tức giận. 
  • C. Mừng vui.
  • D. Hờ hững. 

Câu 20: Các luận điểm trong bài phân tích có làm sáng tỏ được luận đề không?

  • A. Không, các luận điểm không liên quan đến luận đề.
  • B. Có, vì các luận điểm được triển khai chi tiết và rõ ràng.
  • C. Chỉ một phần, vì còn thiếu nhiều thông tin.
  • D. Không thể xác định được.

Câu 21: Bài thơ "Khóc Dương Khuê" của Nguyễn Khuyến được đánh giá như thế nào?

  • A. Một tác phẩm bình thường.
  • B. Một kiệt tác về tình bạn.
  • C. Một bài thơ buồn.
  • D. Một tác phẩm chưa hoàn thiện.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác