Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời Ôn tập bài 9: Khám phá tự nhiên và xã hội (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo Ôn tập bài 9: Khám phá tự nhiên và xã hội (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Kinh đô Cổ Loa thuộc địa bàn nào dưới đây?

  • A. Phong Châu (Phú Thọ)
  • B. Đông Anh (Hà Nội)
  • C. Trà Kiệu (Quảng Nam)
  • D. Chà Bàn (Bình Định)

Câu 2: Văn bản Khuôn đúc đồng Cổ Loa: “Nỏ thần” không chỉ là truyền thuyết được chia thành mấy phần?

  • A. 2 phần
  • B. 3 phần
  • C. 4 phần
  • D. 5 phần

Câu 3: Ai là người được cho là đã chế tạo nỏ thần?

  • A. An Dương Vương
  • B. Triệu Đà
  • C. Cao Lỗ 
  • D. Trọng Thủy

Câu 4: Mục đích chính của người viết khi trình bày thông tin về các hiện vật là gì?

  • A. Để thu hút sự chú ý của độc giả bằng những chi tiết hấp dẫn.
  • B. Tạo sự chân thực và đáng tin cậy cho văn bản.
  • C. Để so sánh các hiện vật với nhau và đưa ra sự đánh giá.
  • D. Để thể hiện kiến thức sâu rộng của người viết về các hiện vật.

Câu 5: Những hóa chất nào được tìm thấy trong cơ thể các loài chim, cá trong văn bản Sự ô nhiễm nguồn nước trên bề mặt Trái Đất và hậu quả?

  • A. Thuốc kháng sinh
  • B. Thuốc trừ sâu, toxaphene, DDD và DDE 
  • C. Chất bảo quản thực phẩm
  • D. Hormone tăng trưởng

Câu 6: Phần 1 của văn bản Sự ô nhiễm nguồn nước trên bề mặt Trái Đất và hậu quả nói về nội dung gì?

  • A. Đưa ra bằng chứng về ô nhiễm nguồn nước trên bề mặt Trái Đất
  • B. Phân tích, chứng minh nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước
  • C. Ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước đối với con người
  • D. Đưa ra một số giải pháp hạn chế ô nhiễm nguồn nước.

Câu 7: Văn bản Sự ô nhiễm nguồn nước trên bề mặt Trái Đất và hậu quả thuộc loại văn bản nào?

  • A. Văn bản văn học
  • B. Văn bản nghị luận
  • C. Văn bản khoa học 
  • D. Văn bản hành chính

Câu 8: Đâu không phải là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Rây-cheo Ca-son?

  • A. Dưới làn gió biển
  • B. Biển quanh ta
  • C. Bờ biển
  • D. Đại dương và biển cả

Câu 9: Đảo sinh tồn thuộc tỉnh nào?

  • A. Khánh Hoà
  • B. Phú Yên
  • C. Đà Nẵng
  • D. Quảng Nam

Câu 10: Nhan đề "Đợi mưa trên đảo sinh tồn" gợi điều gì về những người lính trên đảo?

  • A. Họ là những người dũng cảm
  • B. Họ là những người kiên cường và bản lĩnh 
  • C. Họ là những người lạc quan
  • D. Họ là những người kiên trì

Câu 11: Tác giả so sánh các chiến sĩ với:

  • A. Hòn đá ngàn năm 
  • B. Cây cối
  • C. Biển cả
  • D. Mây trời

Câu 12: Mưa được miêu tả như thế nào ở cuối bài thơ?

  • A. Dữ dội
  • B. Yểu điệu như một nàng công chúa 
  • C. Lạnh lẽo
  • D. Buồn bã

Câu 13: Việc sử dụng một đoạn trích ngắn từ một bài báo để minh họa trong bài thuyết trình là:

  • A. Không bao giờ được phép
  • B. Được phép nếu có trích dẫn nguồn
  • C. Vi phạm quyền tác giả
  • D. Chỉ được phép nếu có sự đồng ý của tác giả

Câu 14: Đâu KHÔNG phải là một hình thức vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong học tập?

  • A. Sao chép bài của bạn
  • B. Trích dẫn có ghi nguồn
  • C. Đạo văn
  • D. Mua bài trên mạng

Câu 15: Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học nào được bảo hộ?

  • A. Sách giáo khoa, giáo trình
  • B. Tác phẩm văn học, khoa học
  • C. Tác phẩm báo chí
  • D. Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình, tác phẩm báo chí

Câu 16: Việc sử dụng phần mềm không bản quyền trong nghiên cứu là:

  • A. Được phép nếu chỉ sử dụng một lần.
  • B. Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
  • C. Hợp pháp nếu không kiếm lợi nhuận.
  • D. Chấp nhận được nếu vì mục đích học tập.

Câu 17: Khi sử dụng một ý tưởng từ một cuốn sách mà không sao chép nguyên văn, bạn nên:

  • A. Chỉ trích dẫn nếu ý tưởng đó quan trọng
  • B. Vẫn cần trích dẫn nguồn
  • C. Không được sử dụng ý tưởng đó
  • D. Không cần trích dẫn vì đó là ý tưởng của bạn

Câu 18: Sông Mê Kông không chảy qua quốc gia nào sau đây?

  • A. Mông Cổ
  • B. Việt Nam
  • C. Thái Lan
  • D. Lào

Câu 19: Kiểu bố cục của văn bản Dòng Mê Kông giận dữ là gì?

  • A. Tổng - phân - hợp
  • B. Mở đầu - thân bài - kết luận
  • C. Liệt kê và quan hệ nhân quả
  • D. Vấn đề - nguyên nhân - giải pháp

Câu 20: Hiệu quả của việc sử dụng từ ngữ như "vết thương", "nội soi tổng quát", "cơ thể tự nhiên" trong văn bản là gì?

  • A. Tạo sự hài hước
  • B. Miêu tả sinh động những tổn thương của dòng sông
  • C. Làm tăng tính nghiêm trọng của vấn đề
  • D. Làm giảm tính nghiêm túc của vấn đề

Câu 21: Hình 3 trong văn bản Dòng Mê Kông giận dữ thể hiện điều gì?

  • A. Cảnh quan thiên nhiên Đồng bằng sông Cửu Long
  • B. Khu vực đang được xây dựng đê điều
  • C. Diện tích rộng vốn là xóm làng nay đã trở thành bãi sông rộng phủ kín lục bình
  • D. Vùng đất mới được bồi đắp

Câu 22: Văn bản Dòng Mê Kông giận dữ thuộc loại văn bản nào?

  • A. Văn bản nghị luận
  • B. Văn bản thuyết minh
  • C. Văn bản tự sự
  • D. Văn bản biểu cảm

Câu 23: Văn bản đề cập đến việc giảm tải lượng phù sa mịn tại nguồn vào năm nào?

  • A. 2012
  • B. 2014
  • C. 2022
  • D. 2040

Câu 24: Nguyên nhân gây ra sự cố sạt lở lịch sử cuối năm 2022 tại cù lao An Bình là gì?

  • A. Mưa lớn kéo dài
  • B. Động đất
  • C. Tác động của con người khi nạo vét lòng dẫn và khai thác cát quá mức
  • D. Biến đổi khí hậu

Câu 25: Văn bản Dòng Mê Kông giận dữ sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

  • A. Tự sự
  • B. Miêu tả
  • C. Thuyết minh
  • D. Biểu cảm

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác