Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời Ôn tập bài 8: Hai tay xây dựng một sơn hà (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo Ôn tập bài 8: Hai tay xây dựng một sơn hà (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: "Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh được viết theo thể loại nào sau đây?

  • A. Văn nhật dụng.
  • B. Văn chính luận.
  • C. Kí
  • D. Truyện.

Câu 2: Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn độc lập là:

  • A. Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1791)
  • B. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Mĩ (1776) và Tuyên ngôn Độc lập của Pháp (1791)
  • C. Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ ( 1776)
  • D. Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền của Pháp (1791)

Câu 3: Chi tiết “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị” thể hiện điều gì?

  • A. Dân ta đánh đổ các xiềng xích thực dân, phong kiến, phát xít
  • B. Nhân dân ta đã nổi dậy giành chính quyền từ tay Pháp, Nhật
  • C. Dân ta đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm
  • D. Dân ta đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ.

Câu 4: Tuyên bố: "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do" là nhằm để:

  • A. Khẳng định nhân quyền.
  • B. Khẳng định quyền của một nhóm người trong cộng đồng.
  • C. Khẳng định quyền tự chủ của mỗi dân tộc.
  • D. Khẳng định nhân quyền và dân quyền.

Câu 5: Nội dung lời tuyên bố của Hồ Chí Minh khi kết thúc bản Tuyên ngôn Độc lập là:

  • A. Kêu gọi toàn thể quốc dân đồng bào đứng lên đấu tranh đấu tranh với thực dân Pháp để giành quyền làm chủ.
  • B. Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.
  • C. Khẳng định quyền hưởng tự do và độc lập của Việt Nam, đồng thời khẳng định quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập.
  • D. Khẳng định nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân dân ba nước Đông Dương có quyền được hưởng quyền độc lập tự do.

Câu 6: Dân tộc Việt Nam xứng đáng được hưởng cuộc sống tự do, độc lập là vì:

  • A. Một dân tộc đã bị áp búc và sống trong đau khổ quá lâu.
  • B. Vì bất cứ ai cũng có quyền được hưởng cuộc sống sung sướng.
  • C. Vì không ai có quyền được xâm lược đất nước của dân tộc khác.
  • D. Vì dân tộc Việt Nam đã chịu nhiều đau khổ, đã anh dũng đấu tranh cho tự do, độc lập, nêu cao tinh thần nhân đạo bác ái.

Câu 7: Bài thơ “Nguyên tiêu” miêu tả cảnh vật ở đâu? 

  • A. Thủ đô Hà Nội 
  • B. Việt Bắc 
  • C. Tây Bắc 
  • D. Nghệ An

Câu 8: Dòng nào sau đây dịch nghĩa cho câu thơ “Yên ba thâm xứ đàm quân sự”? 

  • A. Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng đúng lúc tròn nhất 
  • B. Sông xuân ,nước xuân tiếp giáp với trời xuân
  • C. Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân 
  • D. Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền

Câu 9: Bài thơ Rằm tháng giêng được viết theo thể loại thơ nào?

  • A. Lục bát
  • B. Song thất lục bát
  • C. Thất ngôn bát cú
  • D. Thất ngôn tứ tuyệt

Câu 10: Hai câu sau của bài thơ Nguyên tiêu nói về:

  • A. Con người cách mạng trong đêm trăng
  • B. Cảnh thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc trong đêm trăng
  • C. Nỗi nhớ quê hương của con người cách mạng
  • D. Những kỷ niệm về chiến đấu trong đêm trăng

Câu 11: Câu nào sau đây không đúng khi nói về nghệ thuật của bài thơ Rằm tháng giêng?

  • A. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
  • B. Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật
  • C. Hình ảnh giản dị
  • D. Sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ

Câu 12: Nội dung chính của văn bản “Gía trị của tập truyện và kí” là gì?

  • A. Giới thiệu về cuộc đời Hồ Chí Minh
  • B. Bàn luận về giá trị của tập truyện và kí (Nguyễn Ái Quốc)
  • C. Phân tích tình hình chính trị Việt Nam
  • D. Mô tả cuộc sống người dân Việt Nam

Câu 13: Nội dung của tập Truyện và kí nhằm mục đích gì?

  • A. Ca ngợi thực dân Pháp
  • B. Vạch trần thủ đoạn xảo trá của bọn thực dân
  • C. Miêu tả cảnh đẹp Việt Nam
  • D. Giới thiệu văn hóa Pháp

Câu 14: Văn bản của Hồ Chí Minh thể hiện điều gì?

  • A. Một cái nhìn mơ hồ về hiện thực
  • B. Một cái nhìn sáng suốt, riêng biệt về hiện thực và lịch sử
  • C. Một cái nhìn lạc quan về tương lai
  • D. Một cái nhìn khách quan về thực dân Pháp

Đọc đoạn trích: “Về chính trị ... vô cùng tàn nhẫn” (văn bản Tuyên ngôn Độc lập). và trả lời các câu hỏi từ câu 15 đến câu 16:

Câu 15: Trong "Tuyên ngôn Độc lập", cấu trúc "Chúng..." lặp lại bao nhiêu lần?

  • A. 10 lần
  • B. 12 lần
  • C. 14 lần
  • D. 16 lần

Câu 16: Tác dụng của việc lặp lại cấu trúc "Chúng..." trong "Tuyên ngôn Độc lập" là gì?

  • A. Tạo dẫn chứng chặt chẽ, sắc sảo
  • B. Làm cho văn bản dài hơn
  • C. Tạo sự tò mò cho người đọc
  • D. Miêu tả chi tiết cuộc sống của người dân

Câu 17: Trong văn bản "Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu", tác giả sử dụng biện pháp nói mỉa để phê phán ai?

  • A. Phan Bội Châu
  • B. Ông Va-ren
  • C. Người dân Đông Dương
  • D. Thực dân Pháp

Câu 18: Biện pháp tu từ nói mỉa thường đi kèm với biện pháp tu từ nào?

  • A. So sánh
  • B. Nhân hóa
  • C. Ẩn dụ
  • D. Phép đối

Câu 19: Dấu hiệu nhận biết biện pháp tu từ nói mỉa trong câu sau là gì:

Hẩu lố, mét xì thông mọi tiếng

Chẳng sang Tàu cũng tếch sang Tây.

  • A. Yếu tố nhại.
  • B. Có sự xuất hiện của những từ, cụm từ vốn thể hiện đánh giá tiêu cực về đối tượng.
  • C. Có sự pha trộn đáng ngờ giữa kiểu nói lịch sự và nói quá.
  • D. Nêu những tình huống, điều kiện phi lí gắn với khả năng hành động, sự việc đang được nói đến.

Câu 20: Tác phẩm Những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu của tác giả nào?

  • A. Nguyễn Ái Quốc
  • B. Phan Bội Châu
  • C. Phạm Duy Tốn
  • D. Va-ren

Câu 21: Với hình thức và thái độ đối xử là im lặng trước kẻ thù, Phan Bội Châu đã bộc lộ tính cách của mình như thế nào?

  • A. Không dễ làm quen với người ngoại quốc.
  • B. Căm phẫn vì phải ngồi tù.
  • C. Khinh bỉ kẻ thù và có bản lĩnh kiên cường.
  • D. Đồng tình với những lời nói của Va-ren.

Câu 22: Truyện “Những trò lố hay là Va-Ren và Phan Bội Châu có đặc điểm gì?

  • A. Một tác phẩm ghi chép sự thật.
  • B. Một bài văn nghị luận chứng minh.
  • C. Một bài văn phát biểu cảm nghĩ.
  • D. Một tác phẩm hư cấu.

Câu 23: Tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu được viết theo thể loại nào?

  • A. Truyện ngắn .
  • B. Truyện dài.
  • C. Bút kí.
  • D. Văn nghị luận.

Câu 24: Giọng điệu được tác giả Hồ Chí Minh thể hiện trong bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc là gì?

  • A. Mỉa mai, châm biếm. 
  • B. Buồn bã, bi thương.​
  • C. Xót xa, thương cảm.​ 
  • D. Vui tươi, lạc quan.

Câu 25: Hình ảnh nào không xuất hiện trong bài thơ?

  • A. Vượn hót
  • B. Chim kêu
  • C. Cá lội
  • D. Non xanh

Câu 26: Bài thơ thể hiện phong cách sống nào của Hồ Chí Minh?

  • A. Xa hoa, lãng phí
  • B. Giản dị, gần gũi với thiên nhiên
  • C. Cô độc, tách biệt
  • D. Phong cách sống khép kín, ít giao tiếp

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác