Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời Bài 3 Thực hành tiếng Việt (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo Bài 3 Thực hành tiếng Việt (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Biểu hiện của các câu mắc lỗi logic là gì?

  • A. Có sự lẫn lộn các bình diện khi nói về đối tượng.
  • B. Câu có cấu trúc được diễn giải theo những cách khác nhau dẫn đến những cách hiểu nghĩa khác nhau.
  • C. Câu bị diễn giải đa nghĩa.
  • D. Câu bị diễn giải bâng quơ.

Câu 2: Xác định lỗi logic của câu sau: “Là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, Vội vàng của Xuân Diệu như một bản tuyên ngôn về cách sống của cái tôi cá nhân”.

  • A. Có sự lẫn lộn các bình diện khi nói về đối tượng.
  • B. Có sự mẫu thuẫn giữa các ý trong câu.
  • C. Đặt các đối tượng không cùng cấp độ trong quan hệ đồng đẳng.
  • D. Cấu trúc được diễn giải theo những cách khác nhau

Câu 3: Xác định lỗi logic của câu sau: “Loan không thích nghệ thuật, vì cô ấy không biết làm thơ.”

  • A. Có sự mẫu thuẫn giữa các ý trong câu.
  • B. Cấu trúc được diễn giải theo những cách khác nhau
  • C. Có sự lẫn lộn các bình diện khi nói về đối tượng.
  • D. Đặt các đối tượng không cùng cấp độ trong quan hệ đồng đẳng.

Câu 4: Phân tích loại lỗi mà câu sau đây mắc phải: “không chỉ say mê làm thơ, ông tôi còn rất thích sáng tác bằng thể thơ lục bát và song thất lục bát”

  • A. Câu trên đặt các đối tượng không cùng cấp độ trong quan hệ đồng đẳng. Thơ đã bao gồm các thể thơ song thất lục bát và lục bát rồi. 
  • B. Câu có sự lẫn lộn các bình diện khi nói về đối tượng. Gộp 2 đối tượng thơ và thể thơ làm một làm câu mất đi sự tương thích.
  • C. Có sự mâu thuẫn giữa các ý trong câu, thể thơ không thể đi cùng với song thất lục bát và lục bát
  • D. Sai cách dùng cụm từ liên kết, không chỉ.... còn

Câu 5: Khi sửa lỗi câu bị mắc lỗi logic cần lưu ý điều gì?

  • A. Cần nắm bắt trường nghĩa của các từ.
  • B. Cần nắm bắt đúng điều người viết muốn biểu đạt để chọn hướng sửa phù hợp.
  • C. Cần xác định đúng đối tượng mà người viết muốn hướng đến.
  • D. Cần xác định đúng văn cảnh để sửa cho phù hợp.

Câu 6: Chỉ ra lỗi sai của câu sau: Việc làm kịp thời này lẽ ra phải được tiến hành từ tháng trước.

  • A. Có sự lẫn lộn giữa các bình diện khi nói về đối tượng, kịp thời mà nên tiến hành từ trước.
  • B. Câu có sự mâu thuẫn giữa các ý. Đã nói kịp thời thì không thể nói lẽ ra phải được tiến hành trước đó, hoặc nếu đã nói lẽ ra phải tiến hành từ trước đó thì không thể cho là kịp thời.
  • C. Câu đặt các đối tượng không cùng cấp độ.
  • D. Cấu trúc được diễn giải theo những cách khác nhau dẫn đến người đọc hiểu sai nghĩa.

Câu 7: Chỉ ra lỗi sai của câu sau: Mẹ tôi muốn tôi trở thành một nhà trí thức hoặc một nhà khoa học.

  • A. Có sự lẫn lộn giữa các bình diện khi nói về đối tượng.
  • B. Câu có sự mâu thuẫn giữa các ý. Trí thức mà lại còn là nhà khoa học.
  • C. Câu đặt các đối tượng không cùng cấp độ.
  • D. Cấu trúc được diễn giải theo những cách khác nhau dẫn đến người đọc hiểu sai nghĩa.

Câu 8: Câu sau được hiểu như thế nào: “Thần Núi luôn là người chiến thắng nên sau các cuộc giao tranh, đền đài của ngài cũng có phần bị tổn hại.”

  • A. Thần Núi là người chiến thắng nên đền đài tổn hại nhiều.
  • B. Mặc dù là người chiến thắng sau các cuộc giao tranh song đền đài của Thần Núi cũng có phần bị tổn hại.
  • C. Đền đài của Thần Núi có phần bị tổn hại nên chiến thắng trong các cuộc giao tranh.
  • D. Mặc dù đền đài bị tổn hại song Thần Núi vẫn chiến thắng sau các cuộc giao tranh.

Câu 9: Sửa lại câu sau sao cho đúng: “Trong rạp chiếu phim chỉ còn lại hai người: một người cao, gầy và một người mặc áo trắng, quần xanh.”

  • A. Trong rạp chiếu phim chỉ còn lại hai người: một người cao, gầy và một người xách túi đen.
  • B. Trong rạp chiếu phim chỉ còn lại hai người: da xám ngoét và một người mặc áo trắng, quần xanh.
  • C. Trong rạp chiếu phim chỉ còn lại hai người: một người cao, gầy và một người đậm người, dong dỏng.
  • D. Trong rạp chiếu phim chỉ còn lại hai người: một người cao, gầy và một người đen, tóc dài.

Câu 10: Nêu cách hiểu đúng nhất của câu sau: Doanh nghiệp làm ăn có lãi rất nhiều.

  • A. Số lượng doanh nghiệp làm ăn có lãi là rất nhiều.
  • B. Doanh nghiệp làm ăn thu được rất nhiều lãi.
  • C. Doanh nghiệp này thu được rất nhiều lãi.
  • D. Doanh nghiệp có lãi rất nhiều vì làm ăn.

Câu 11: Chỉ ra lỗi logic trong câu sau: “Mặc dù sinh ra trong một gia đình giàu có nhưng Lan lại là một cô gái xinh đẹp và rất giản dị”.

  • A. Các vế trong câu không cùng một trường nghĩa giàu có và giản dị không đi liền với giản dị.
  • B. Sai quan hệ từ “mặc dù… nhưng”.
  • C. Thừa cụm từ xinh đẹp.
  • D. Có sự mâu thuẫn giữa các ý.

Câu 12: Sửa lại câu sau để chỉ hiểu được 1 nghĩa: Bầu trời in xuống dòng sông xanh ngắt một màu.

  • A. Bầu trời xanh ngắt một màu in bóng xuống dòng sông.
  • B. Dòng sông xanh ngắt một màu phản chiếu hình ảnh bầu trời.
  • C. Dòng sông in bóng bầu trời xanh ngắt một màu.
  • D. Bầu trời in bóng xuống dòng sông xanh ngắt một màu.

Câu 13: Sửa lại câu sau để chỉ hiểu được 1 nghĩa: Mặc dù đến muộn nhưng nó không kịp lên chiếc xe buýt cuối cùng.

  • A. Mặc dù đến muộn nhưng nó vẫn kịp lên chiếc xe buýt cuối cùng.
  • B. Nó không kịp lên chiếc xe buýt cuối cùng mặc dù đến muộn.
  • C. Mặc dù đến sớm nhưng nó vẫn kịp lên chiếc xe buýt cuối cùng.
  • D. Mặc dù đến sớm nhưng nó vẫn bị lỡ chuyến xe buýt cuối cùng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác