Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức Ôn tập học kì II (P5)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đại cáo trong nhan đề tác phẩm được hiểu là gì?

  • A. Bài văn nghị luận được vua chúa, thủ lĩnh dùng để công bố một việc, một vấn đề gì đó.
  • B. Bài văn nghị luận được vua chúa, thủ lĩnh dùng để công bố những việc trọng đại đến muôn dân.
  • C. Bài văn nghị luận được viết bằng văn biền ngẫu có độ dài và dung lượng lớn.
  • D. Bài văn nghị luận được viết ra vì đại nghiệp, đại sự.

Câu 2: Ở Đại cáo bình Ngô , Nguyễn Trãi tố cáo giặc Minh về:

  • A. Chủ trương đồng hóa.
  • B. Chủ trương cai trị thâm độc.
  • C. Tội ác của giặc.
  • D. Cả B, C đều đúng.

Câu 3: Theo bố cục, các nội dung cụ thể sau đây được sắp xếp theo trình tự thế nào trong bài Đại cáo bình Ngô ?

(1) Nêu luận đề chính nghĩa.

(2) Vạch rõ tội ác của kẻ thù.

(3) Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa.

(4) Tuyên bố thành quả của kháng chiến, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa.

  • A. (1) – (2) – (4) – (3)
  • B. (1) – (3) – (2) – (4)
  • C. (1) – (4) – (2) – (3)
  • D. (1) – (2) – (3) – (4)

Câu 4: Trong những tội ác của giặc Minh dưới đây, tội ác nào là man rợ nhất:

  • A. Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,/ Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
  • B. Tàn hại cả giống côn trùng, cây cỏ.
  • C. Người bị đem vào núi đãi cát tìm vàng khốn nỗi rừng sâu nước độc.
  • D. Tất cả đều sai.

Câu 5: Mục đích sáng tác Đại cáo bình Ngô là:

  • A. Ca ngợi Lê Lợi, chủ soái của khởi nghĩa Lam Sơn.
  • B. Tố cáo tội ác của quân xâm lược.
  • C. Tổng kết toàn diện cuộc kháng chiến chống quân Minh.
  • D. Biểu dương sức mạnh công trạng của nghĩa quân Lam Sơn. 

Câu 6: Tư tưởng bao trùm và xuyên suốt bài đại cáo là gì ?

  • A. Yêu nước, thương dân
  • B. Tự hào dân tộc
  • C. Yêu nước, nhân nghĩa
  • D. Tinh thần nhân văn

Câu 7: Tác phẩm nào của Nguyễn Trãi được đánh giá là “Có sức mạnh của 10 vạn quân” (Phan Huy Chú)

  • A. Đại cáo bình ngô
  • B. Bang hồ di sự lục
  • C. Ức trai thi tập
  • D. Quân trung từ mệnh tập

Câu 8: Trong bài Bình Ngô đại cáo, “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi là?

  • A. Mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người trên cơ sở tình thương và đạo 
  • B. Tiêu trừ tham tàn bạo ngược, bảo đảm cuộc sống yên ổn cho dân.
  • C. Tiêu trừ bọn cướp nước, bán nước, mang lại cuộc sống bình yên hạnh phúc cho nhân dân.
  • D. Là tình yêu thương nhân dân như con

Câu 9: Tuấn kiệt như sao buổi sớm – Nhân tài như lá mùa thu ý nói:

  • A. Trong hàng ngũ nghĩa quân khi ấy không có nhiều người tài.
  • B. Trong hàng ngũ nghĩa quân khi ấy còn rất hiếm người tài giỏi.
  • C. Trong hàng ngũ nghĩa quân khi ấy hiếm người văn võ toàn tài.
  • D. Trong hàng ngũ nghĩa quân khi ấy các hào kiệt đã hy sinh quá nhiều.

Câu 10: Cơ sở nhân nghĩa của bài cáo thể hiện rõ và đầy đủ ý nghĩa nhất trong từ ngữ nào?

  • A. Điếu dân phạt tội
  • B. Mưu phạt tâm công
  • C. Mở đường hiếu sinh
  • D. Đại nghĩa, chí nhân.

Câu 11: Câu thơ nào cho biết đây là cảnh vào độ cuối mùa hè? 

  • A. Lao xao chợ cá làng ngu phủ. 
  • B. Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
  • C. Hồng liên trì đã tiễn mùi hương. 
  • D. Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ. 
Câu 12: Loại cây nào không có trong bài thơ Bảo kính cảnh giới? 
  • A. Hòe
  • B. Sen
  • C. Hồng
  • D. Thạch lực 
Câu 13: Câu thơ miêu tả bức tranh đầy sức sống trong bài thơ Cảnh ngày hè là câu? 
  • A. Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng.
  • B. Rồi hóng mát thuở ngày trường. 
  • C. Dân giàu đủ khắp đòi phương. 
  • D. Hòe lục đùn đùn tán rợp giương. 

Câu 14: Những câu thơ lục ngôn trong bài Cảnh ngày hè là : 

  • A. Câu 1 và 5. 
  • B. Câu 1 và 7.
  • C. Câu 1 và 6.
  • D. Câu 1 và 8

Câu 15: Nụ hôn của Giăng van Giăng với Phăng tin thể hiện:

  • A. Tình yêu nam nữ
  • B. Tình cảm của mẹ dành cho con.
  • C. Tình cảm của những con người bị xô đẩy đến cùng cực đau khổ.
  • D. Quyền lực của trái tim.

Câu 16: Tác phẩm “Những người khốn khổ” thuộc thể loại nào?

  • A. Truyện ngắn
  • B. Tiểu thuyết
  • C. Truyện vừa
  • D. Kịch

Câu 17: Qua đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”, Huy-gô muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?

  • A. Cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác.
  • B. Sức mạnh tình thương có khả năng cảm hóa con người và cải tạo xã hội   
  • C. Sức mạnh tình thương có thể mang lại hạnh phúc cho con người, ngay cả khi đã chết.
  • D. Sức mạnh tình thương có thể nhen nhóm lên niềm hi vọng ở ngày mai

Câu 18: Nội dung chính của đoạn trích “ Người cầm quyền khôi phục uy quyền” là

  • A. Sự chiến thắng của cái ác, đại diện là Giaven
  • B. Tình yêu thương của những người nghèo khổ.
  • C. Thông qua 2 hình ảnh đối lập Giave và Giăng Van Giăng, bằng tình cảm yêu thương con người, tác giả đã khẳng định sự chiến thắng của tình yêu thương giữa con người với con người.
  • D. Tình yêu thương con người của Huygo.

Câu 19: Chi tiết nào ở phần kết giúp bạn dự đoán sự tiến triển tình cảm giữa Thanh và Nga? 

  • A. Chi tiết Thanh đã dặn khẽ: “Tôi có nhời chào cô Nga nhé”.
  • B. Chi tiết nội tâm của nhân vật Thanh: chàng “biết rằng Nga sẽ vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước”.
  • C. Cả 2 đúng
  • D. Cả 2 sai

Câu 20: Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?

  • A. Ngôi thứ nhất
  • B. Ngôi thứ 2
  • C. Ngôi thứ 3
  • D. Ngôi kể linh hoạt

Câu 21: Ngôi kể có nhất quán từ đầu tới cuối câu chuyện?

  • A. Có
  • B. Không

Câu 22: Hình ảnh thiên nhiên, con người, cảnh sinh hoạt,... hiện ra qua đôi mắt của nhân vật nào? Việc chọn điểm nhìn như vậy có ý nghĩa gì?

  • A. Hình ảnh thiên nhiên, con người, cảnh sinh hoạt được hiện ra qua đôi mắt của nhân vật Thanh.
  • B. Việc lựa chọn điểm nhìn như vậy vừa phác họa bức tranh toàn cảnh của thiên nhiên, con người; lại vừa có thể biểu thị nội tâm, suy nghĩ của nhân vật chính trước cảnh vật.
  • C. Cả 2 đúng
  • D. Cả 2 sai

Câu 23: Lời đối thoại giữa bà và Thanh trong phần đầu của tác phẩm chủ yếu xoay quanh những chuyện gì?

  • A. Lời đối thoại giữa bà và Thanh trong phần đầu của tác phẩm chủ yếu xoay quanh những việc sinh hoạt nhỏ nhặt, trước mắt của nhân vật Thanh.
  • B. Bà chỉ hỏi Thanh, đã về đấy ư, đã ăn cơm chưa, sao không đi xe, dặn Thanh đi nghỉ ngơi, rửa mặt cho mát…
  • C. Cả 2 đúng
  • D. Cả 2 sai

Câu 24: Tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ của nhà văn nước nào?

  • A. Pháp
  • B. Brazil
  • C. Nga
  • D. Việt Nam

Câu 25: Tác giả của Một chuyện đùa nho nhỏ  là ai?

  • A. Bunin
  • B. Puskin
  • C. An-tôn Páp-lô-vích Sê-khốp
  • D. Morrison

Câu 26: Vì sao Na-đi-a "không muốn tin rằng gió đã nói những lời ấy"?

  • A. Na-đi-a không muốn tin rằng gió đã nói những lời ấy muốn tin đó là lời nói của nhân vật "tôi"
  • B. không phải của nhân vật tôi
  • C. Cả 2 đúng
  • D. Cả 2 sai

Câu 27:  Câu chuyện trong Một chuyện đùa nho nhỏ được kể bằng lời người kể chuyện ngôi thứ mấy?

  • A. Ngôi thứ 1
  • B. Ngôi thứ 2
  • C. Ngôi thứ 3
  • D. Ngôi kể linh hoạt

Câu 28: Câu nào dưới đây nói về sự sống phong phú trên Trái Đất?

  • A. Trên những cánh rừng nguyên sinh trùng điệp hay giữa lòng đại dương bao la, có vô số loài thực vật, động vật khác nhau sinh sôi nảy nở.
  • B. Bằng bàn tay lao động sáng tạo, con người đã cải tạo lại bộ mặt của Trái Đất, khiến cho nó “người” hơn, thân thiện hơn.
  • C. Nhờ nước, sự sống trên Trái Đất phát triển dưới nhiều dạng phong phú, từ vi sinh vật mang cấu tạo đơn giản đến động vật bậc cao có hệ thần kinh vô cùng phức tạp.
  • D. Cả A và C đều đúng

Câu 29: Vì sao có thể khẳng định con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống trên Trái Đất?

  • A. Vì con người nằm ngoài sự tồn tại, phát triển theo những quy luật sinh học lạ lùng, bí ẩn
  • B. Vì con người có bộ não và hệ thần kinh phát triển nhất, có ý thức, có tình cảm, có ngôn ngữ, biết tổ chức cuộc sống theo hướng tích cực
  • C. Vì 50% – 70% cơ thể con người là nước
  • D. Vì con người biết khai thác thiên nhiên

Câu 30: Văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống có thể chia thành mấy phần?

  • A. 3 phần
  • B. 4 phần
  • C. 5 phần
  • D. 6 phần

Câu 31: Hình ảnh nào được sử dụng để nói về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong bài Về chính chúng ta?

  • A. Ngôi nhà là hình ảnh được sử dụng để nói về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.
  • B. Ngôi nhà là hình ảnh được sử dụng để nói về mối quan hệ giữa con người và không tự nhiên.
  • C. Ngôi nhà là hình ảnh được sử dụng để nói kể về từng mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.
  • D. Ngôi nhà là hình ảnh được không sử dụng để nói về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.

Câu 32: Trong văn bản Về chính chúng ta, tác giả đã trình bày quan điểm về vấn đề gì?

  • A. vai trò của con người trong thế giới tự nhiên.
  • B. Con người là chủ thể quan sát thế giới và là nhà sáng lập bức tranh về thực tại được mô tả lại.
  • C. Sự tồn tại của con người là một phần của vũ trụ, và là phần rất nhỏ bé trong đó.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 33: Tác phẩm con đường không chọn của nhà văn nước nào?

  • A. Pháp
  • B. Brazil
  • C. Mỹ
  • D. Việt Nam

Câu 34: Tác giả của con đường không chọn là ai?

  • A. Bunin
  • B. Puskin
  • C. Rô-bớt Phờ-rớt
  • D. Morrison

Câu 35: Đâu là tác phẩm con đường không chọn của tác giả?

  • A. Hai vạn năm
  • B. Tôi yêu em
  • C. Con đường không chọn
  • D. Miếng da lừa

Câu 36:  Giá trị nội dung của tác phẩm con đường không chọn?

  • A. Bài thơ gửi gắm thông điệp trong cuộc sống
  • B. mỗi chúng ta luôn phải đưa ra những lựa chọn quan trọng
  • C. Cả 2 đúng
  • D. Cả 2 sai

Câu 37: Giá trị nghệ thuật của tác phẩm con đường không chọn?

  • A. Hình ảnh ẩn dụ sâu sắc hấp dẫn.
  • B. Ngôn ngữ thơ thấm thía, giàu sức gợi
  • C. Cả 2 đúng
  • D. Cả 2 sai

Câu 38: Nội dung phần 1 trong con đường không chọn? 

  • A. Hai lối rẽ
  • B. Sự lựa chọn lỗi đi của nhân vật trữ tình.
  • C. Cả 2 đúng
  • D. Cả 2 sai

Câu 39: Nội dung phần 2 con đường không chọn?

  • A. Hai lối rẽ
  • B. Sự lựa chọn lỗi đi của nhân vật trữ tình.
  • C. Cả 2 đúng
  • D. Cả 2 sai

Câu 40: Nhan đề bài thơ con đường không chọn?

  • A. thể hiện sự nuối tiếc về sự lựa chọn của mình
  • B. sự hối tiếc khi mơ hồ phỏng đoán về con đường không được lựa chọn.
  • C. Cả 2 đúng
  • D. Cả 2 sai

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác