Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức Ôn tập học kì II (P3)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Lí do trực tiếp làm cho Nguyễn Trãi phải cáo quan về ở ẩn và chịu oan sai, không thực hiện được hoài bão của mình là gì?

  • A. Vì chế độ quân chủ không dung nạp được những người sống quá nhân nghĩa và ngay thẳng như Nguyễn Trãi.
  • B. Vì cuộc đời của người anh hùng thời nào cũng thường phải chịu nhiều thử thách và lắm bi kịch.
  • C. Vì tài năng, nhân cách của Nguyễn Trãi vượt quá khuôn khổ xã hội và chế độ quân chủ thường thù nghịch với người tài.
  • D. Vì bọn triều thần gian nịnh đố kị, ghen ghét tài năng, nhân cách của Nguyễn Trãi, đã tìm mọi cách để gièm pha giá họa cho ông.

Câu 2: Nhận xét nào không đúng về Nguyễn Trãi?

  • A. Là một bậc đại anh hùng dân tộc.
  • B. Là một nhân vật toàn tài hiếm có.
  • C. Là người đã được UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới.
  • D. Là một nhà văn có nhiều tác phẩm được dịch ra tiếng nước ngoài.

Câu 3: Đại cáo trong nhan đề tác phẩm được hiểu là gì?

  • A. Bài văn nghị luận được vua chúa, thủ lĩnh dùng để công bố một việc, một vấn đề gì đó.
  • B. Bài văn nghị luận được vua chúa, thủ lĩnh dùng để công bố những việc trọng đại đến muôn dân.
  • C. Bài văn nghị luận được viết bằng văn biền ngẫu có độ dài và dung lượng lớn.
  • D. Bài văn nghị luận được viết ra vì đại nghiệp, đại sự.

Câu 4: Ở Đại cáo bình Ngô , Nguyễn Trãi tố cáo giặc Minh về:

  • A. Chủ trương đồng hóa.
  • B. Chủ trương cai trị thâm độc.
  • C. Tội ác của giặc.
  • D. Cả B, C đều đúng.

Câu 5: Tác phẩm nào của Nguyễn Trãi được đánh giá là “Có sức mạnh của 10 vạn quân” (Phan Huy Chú)

  • A. Đại cáo bình ngô
  • B. Bang hồ di sự lục
  • C. Ức trai thi tập
  • D. Quân trung từ mệnh tập

Câu 6: Trong bài Bình Ngô đại cáo, “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi là?

  • A. Mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người trên cơ sở tình thương và đạo 
  • B. Tiêu trừ tham tàn bạo ngược, bảo đảm cuộc sống yên ổn cho dân.
  • C. Tiêu trừ bọn cướp nước, bán nước, mang lại cuộc sống bình yên hạnh phúc cho nhân dân.
  • D. Là tình yêu thương nhân dân như con

Câu 7: Tuấn kiệt như sao buổi sớm – Nhân tài như lá mùa thu ý nói:

  • A. Trong hàng ngũ nghĩa quân khi ấy không có nhiều người tài.
  • B. Trong hàng ngũ nghĩa quân khi ấy còn rất hiếm người tài giỏi.
  • C. Trong hàng ngũ nghĩa quân khi ấy hiếm người văn võ toàn tài.
  • D. Trong hàng ngũ nghĩa quân khi ấy các hào kiệt đã hy sinh quá nhiều.

Câu 8: Cơ sở nhân nghĩa của bài cáo thể hiện rõ và đầy đủ ý nghĩa nhất trong từ ngữ nào?

  • A. Điếu dân phạt tội
  • B. Mưu phạt tâm công
  • C. Mở đường hiếu sinh
  • D. Đại nghĩa, chí nhân.

Câu 9: Thể thơ của bài thơ cảnh ngày hè giống với thể thơ của bài nào dưới đây?

  • A. Tụng giá hoàn kinh sư
  • B. Bánh trôi nước
  • C. Qua Đèo Ngang
  • D. Cáo tật thị chúng

Câu 10: Điều đặc biệt trong hình thức thể loại của bài thơ Cảnh ngày hè là gì?

  • A. Số tiếng ở mỗi câu thơ đều khác nhau.
  • B. Câu thơ đầu chỉ có 6 tiếng.
  • C. Câu thơ cuối chỉ có 6 tiếng.
  • D. Hai ý B và C đúng.

Câu 11: Nội dung của bài thơ Cảnh ngày hè là gì?

  • A. Tình yêu thiên nhiên.
  • B. Tình yêu đời, yêu cuộc sống.
  • C. Khát vọng về cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho nhâm dân
  • D. Cả A, B và C.

Câu 12: Qua đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, Huygo quan niệm như thế nào về người cầm quyền?

  • A. Người có quyền lực.
  • B. Người đại diện chính nghĩa.
  • C. Người bảo vệ công lí .
  • D. Người che chở, bảo vệ những người yếu đuối.

Câu 13: Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” là của tác giả nào dưới đây?

  • A. V.Huy-gô 
  • b. P.Sê-khốp
  • c. A.X.Pu-skin
  • R.Ta-go

Câu 14: Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền nói lên điều gì ở con người Huy Gô?

  • A. Người có tư tưởng hiện thực
  • B. Người có tư tưởng nhân đạo
  • C. Người có cá tính lãng mạn
  • D. Người có khả năng tưởng tượng độc đáo

Câu 15: Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” được trích từ tác phẩm nào?

  • A. Nhà thờ Đức Bà Pa-ri (1831).
  • B. Những người khốn khổ (1862).
  • C. Tia sáng và bóng tối (1840)
  • D. Chín mươi ba (1874).

Câu 16: Trạng thái tình cảm của Thanh khi nhận ra cây hoàng lan.

  • A. Thanh đã nhớ đến đến câu chuyện của tuổi thơ ngày mà Thanh thường hay chơi dưới gốc nhặt hoa
  • B. ngày mà cha mẹ Thanh hãn còn. Thanh nhận ra thời gian trôi qua thật nhanh, cái cây ngày nào giờ đã lớn.
  • C. Cả 2 đúng
  • D. Cả 2 sai

Câu 17: Lưu ý sự đan xen giữa lời của người kể chuyện và lời độc thoại nội tâm của nhân vật.

  • A.  Lời người kể chuyện trong việc miêu tả những cử chỉ ngoại hiện của Thanh
  • B. Những đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật Thanh khi suy nghĩ về bà
  • C. Cả 2 đúng
  • D. Cả 2 sai

Câu 18: Biểu hiện tình cảm của Nga và Thanh ?  

  • A. Qua lời nói: nhân vật Thanh xưng “tôi” và gọi đối phương
  • B. Cách xưng hô, nhân vật Nga biểu thị tình cảm thân mật hơn
  • C. Qua ngôn ngữ, nhân vật Thanh hơi lạnh nhạt, chỉ trả lời những câu Nga hỏi và không đáp lại những lời bày tỏ tình cảm của Nga.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 19: Ý nghĩa lời đối thoại giữa bà cụ và Nga về chuyện hái hoa hoàng lan.   

  • A. Lời đối thoại giữa bà cụ và Nga dường như không chỉ nói về chuyện hái hoa hoàng lan khi cây vẫn còn non
  • B. Lời nhân vật Nga nói “Anh con hái đấy ạ” và cử chỉ Nga nhìn Thanh “mỉm cười”
  • C. bà cụ và Nga nói chuyện về tình cảm con người. Bà cụ như muốn hỏi cái vì sao Nga lại bày tỏ tình cảm sớm thế, khi Thanh còn chưa ra biểu lộ tình cảm gì.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 20: Tác giả của Một chuyện đùa nho nhỏ  là ai?

  • A. Bunin
  • B. Puskin
  • C. An-tôn Páp-lô-vích Sê-khốp
  • D. Morrison

Câu 21: Thể loại của một chuyện đùa nho nhỏ là gi?

  • A. Truyện ngắn
  • B. Miêu tả
  • C. Tự sự
  • D. Nghị luận

Câu 22:  Phương thức biểu đạt của tác phẩm?

  • A. Tự sự 
  • B. Miêu tả
  • C. Biểu cảm
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 23: Văn bản có mấy phần?

  • A. 4
  • B. 5
  • C. 2
  • D. 6

Câu 24: Giá trị nội dung của tác phẩm?

  • A. Những lời nói xuất phát trừ trái tim
  • B. Hãy lắng nghe và cảm nhận nó
  • C. Cả 2 đúng
  • D. Cả 2 sai

Câu 25: Giá trị nghệ thuật của tác phẩm?

  • A. Cách tạo tình huống truyện vô cùng độc đáo
  • B. Cốt truyện mang tính nhân văn sâu sắc
  • C. Cách kể chuyện lôi cuốn
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 26: Theo văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống, đỉnh cao của sự sống trên Trái Đất là gì?

  • A. Khủng long
  • B. Đa dạng sinh học
  • C. Thực vật
  • D. Con người

Câu 27: “Vị thần hộ mệnh” của sự sống trên Trái Đất là gì?

  • A. Lửa
  • B. Nước
  • C. Khí
  • D. Đất

Câu 28: Theo văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống, một vòng quay của Trái Đất quanh Mặt Trời hết bao nhiêu thời gian?

  • A. Một năm
  • B. Một năm rưỡi
  • C. Hai năm
  • D. Hai năm rưỡi

Câu 29: Theo văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống, nếu không có nước, Trái Đất sẽ như thế nào?

  • A. Trái Đất chỉ là hành tinh khô chết, trơ trụi
  • B. Trái Đất sẽ chỉ có đất
  • C. Trái Đất sẽ biến thành sao Hỏa
  • D. Thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời sẽ nhanh hơn

Câu 30: Tình trạng Trái Đất hiện đang như thế nào?

  • A. Đang từng ngày từng giờ bị tổn thương bởi nhiều hành động vô ý thức hay bất chấp tất cả của con người
  • B. Trái Đất đang rất tốt
  • C. Trái Đất đang nóng dần lên
  • D. Cả A và C đều đúng

Câu 31: Nước bao phủ bao nhiêu bề mặt Trái Đất?

  • A. 1/2 bề mặt Trái Đất
  • B. 2/3 bề mặt Trái Đất
  • C. 3/4 bề mặt Trái Đất
  • D. Toàn bộ bề mặt Trái Đất

Câu 33: Văn bản Trái Đất – cái nối của sự sống thuộc thể loại nào?

  • A. Văn bản nghị luận
  • B. Truyện cổ tích
  • C. Văn bản thông tin
  • D. Thơ văn xuôi
Câu 34: Loại hình sân khấu dân gian đặc sắc gắn liền với thiên nhiên, phản ánh quá trình thích ứng với tự nhiên của người Việt trong đời sống nông nghiệp là:
  • A. Chèo
  • B. Tuồng
  • C. Múa rối
  • D. Cải lương
Câu 35: Thủ pháp ước lệ trên sân khấu (chỉ dùng bộ phận, chi tiết để gợi cho người xem hình dung ra sự thực ngoài đời) phản ánh đặc điểm gì của nghệ thuật thanh sắc và hình khối ?
  • A. Tính biểu trưng
  • B. Tính biểu cảm
  • C. Tính tổng hợp
  • D. Tính linh hoạt
Câu 36: Sân khấu truyền thống Việt Nam thường có sự giao lưu rất mật thiết với người xem (sàn diễn là sân đình, khán giả có thể tham gia bình phẩm khen chê và chen vào vài câu ngẫu hứng…). Điều này phản ánh đặc điểm gì của nghệ thuật sân khấu truyền thống?
  • A. Tính biểu trưng
  • B. Tính biểu cảm
  • C. Tính tổng hợp
  • D. Tính linh hoạt
Câu 37: Theo quan niệm của người Chàm, thần thánh thường ngự trị ở hướng nào của làng?
  • A. Đông
  • B. Tây
  • C. Nam
  • D. Bắc
Câu 38: Vùng đất chôn cất người chết của người Tây Nguyên thường nằm về hướng nào của làng?
  • A. Đông
  • B. Tây
  • C. Nam
  • D. Bắc

Câu 39: Các yếu tố miêu tả trong tác phẩm Về chính chúng ta ?

  • A. Chúng ta là các nút trong một mạnh lưới những sự trao đổi
  • B. Chúng ta không phải người quan sát đứng ngoài cuộc. Chúng ta nằm trong đó. Cái nhìn của chúng ta về nó là nhìn từ trong lòng nó.
  • C. Cả 2 đúng
  • D. Cả 2 sai

Câu 40: Tác dụng của các yếu tố miêu tả trong tác phẩm Về chính chúng ta?

  • A. Giúp người đọc hình dung chính xác và cụ thể về vị trí
  • B. Vai trò của con người đối với thế giới tự nhiên.
  • C. Cả 2 đúng
  • D. Cả 2 sai

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác