Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối bài 4 Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời (P2)
Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm ngữ văn 10 bài 4 Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời Phần 2 - sách kết nối tri thức. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.
Câu 1: Truyện Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời được trích từ đâu?
A. Sử thi Đăm Săn.
- B. Sử thi Ê -đê.
- C. Sử thi Chi Bri- Chi Brít.
- D. Sử thi Bya Linh Koong.
Câu 2: Truyện Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời là truyện của dân tộc nào?
- A. Tày
- B. Kinh
- C. Khơ-me
D. Ê-đê
Câu 3: Truyện Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời thuộc thể loại nào?
- A. Thần thoại
- B. Cổ tích
C. Sử thi
- D. Truyền thuyết
Câu 4: Nhận định nào sau đây không đúng về tác phẩm Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời?
- A. Là tác phẩm dân gian.
- B. Thể hiện đời sống văn hóa, lịch sử cộng đồng.
- C. Nhân vật trung tâm là người anh hùng.
D. Là tác phẩm thần thoại thể hiện văn hóa tâm linh của con người nguyên thủy.
Câu 5: Văn bản Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời được kể theo ngôi thứ mấy?
- A. Ngôi thứ nhất
- B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
- D. Không có đáp án
Câu 6: Văn bản Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời viết về đối tượng chính nào?
A. Người anh hùng
- B. Đồ vật, con vật
- C. Thần thánh, con vật
- D. Thiên nhiên, động vật
Câu 7: Nội dung chính của văn bản là gì?
- A. Cuộc chiến của người anh hùng giành lại bình yên cho bản làng.
B. Cho thấy niềm tin và ước mơ lớn lao của người anh hùng.
- C. Bộc lộ tình cảm yêu mến ngưỡng mộ của con người dành cho thần linh.
- D. Thể hiện cách giải thích của người cổ đại về sự hình thành thế giới loài người.
Câu 8: Ý nào sau đây không phải là giá trị nghệ thuật của văn bản Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời?
A. Sử dụng ngôn ngữ bác học.
- B. Ngôn ngữ trong sáng, hào hùng.
- C. Lối so sánh sinh động, giàu hình ảnh mang đặc trưng của sử thi.
- D. Giọng điệu kể chuyện chậm rãi, tha thiết.
Câu 9: Thái độ, tình cảm của tác giả dân gian với người anh hùng qua văn bản Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời là gì?
A. Yêu quý, ngưỡng mộ.
- B. Ghét bỏ, coi thường.
- C. Sợ hãi, khiếp đảm.
- D. Tôn thờ, kính trọng.
Câu 10: Ai là tác giả của sử thi Đăm Săn?
- A. Nguyễn Hữu Thấu.
- B. Trần Đình Sử.
C. Dân gian.
- D. Vua chúa.
Câu 11: Đăm Săn là ai?
- A. Là một vị quan người Kinh.
B. Là một vị tù trưởng Ê - đê.
- C. Là một vị thần người Khơ - me.
- D. Là vị vua người Ê - đê.
Câu 12: Đăm Săn đi tìm nữ thần Mặt Trời nhằm mục đích gì?
- A. Mời nữ thần về làm vua cho xứ sở mình.
- B. Xin nữ thần ban ánh sáng cho buôn làng.
C. Muốn nữ thần làm vợ mình.
- D. Xin nữ thần tiếp thêm sức mạnh cho bản thân.
Câu 13: Thời gian của đoạn trích Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời có gì đặc biệt?
A. Thời gian thuộc về quá khứ " một đi không trở lại" của cộng đồng, gắn với xã hội cổ đại Ê -đê.
- B. Thời gian mơ hồ, không xác định, không gắn với thời đại nào.
- C. Thời gian thuộc về tương lai, chứa đựng những dự đoán đi trước thời đại của cộng đồng người Ê - đê.
- D. Thời gian hiện tại của cộng đồng, gắn với xã hội hiện đại Ê-đê.
Câu 14: Không gian của đoạn trích Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời có gì đặc biệt?
- A. Không gian thu hẹp trong phạm vi một bản làng.
B. Không gian sử thi mở ra từ cuộc sống con người trần thế đến cuộc sống các vị thần nhà trời.
- C. Không gian mở rộng từ mặt đất lên đến trời.
- D. Đáp án khác.
Câu 15: Trong truyện này, vì sao người kể chuyện thể hiện niềm thương tiếc Đăm Săn nhưng không nhuốm màu bi lụy?
- A. Vì người kể chuyện luôn tin vào sự bất diệt, khả năng tái sinh của cộng đồng.
- B. Vì người kể chuyện muốn truyền tải bài học về sự lạc quan.
C. Vì theo quan niệm của người Ê-đê, họ không bao giờ được buồn.
- D. Vì người kể chuyện tin rằng sự bi lụy sẽ làm hình ảnh người anh hùng trở nên nhỏ bé.
Câu 16: Chọn đáp án không đúng khi nói về ngoại hình, phong thái của Đăm Săn trong văn bản Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời?
- A. Mặc áo lụa đẹp, áo chiến đẹp.
- B. Lông chân như chải, lông đùi như chuốt.
C. Mắt như mắt báo rừng.
- D. Oai như một vị thần.
Câu 17: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn dưới đây:
Người đi ra đi vào nhà trong nhà ngoài đưa mắt nhìn chàng, thấy chàng oai như một vị thần.
A. So sánh
- B. Ẩn dụ
- C. Hoán dụ
- D. Câu hỏi tu từ
Câu 18: Tác giả sử thi chủ yếu sử dụng biện pháp nghệ thuật để làm nổi bật sức mạnh phi thường của Đăm Săn trong văn bản Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời?
- A. So sánh
- B. Ẩn dụ
- C. Hoán dụ
D. Nói quá
Cau 19: Nữ thần Mặt Trời trong văn bản mang vẻ đẹp nào?
- A. Vẻ đẹp sắc sảo mặn mà của đệ nhất mĩ nhân.
- B. Vẻ đẹp hiền từ của vị Bồ tát.
- C. Vẻ đẹp năng động của thời kì hiện đại.
D. Vẻ đẹp của thiên nhiên vũ trụ.
Câu 20: Đáp án nào dưới đây thể hiện tính cách, phẩm chất của Đăm Săn trong văn bản Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời?
- A. Luôn nêu cao tinh thần tương thân tương ái, nhường nhịn mọi người.
- B. Nhân ái, hiền từ, biết bỏ qua những lỗi lầm của người khác.
- C. Tự cao tự đại, không biết mình alf ai.
D. Một mình lên đường chinh phục nữ thần Mặt Trời, bình thản, kiên trì vượt qua thử thách.
Xem toàn bộ: Soạn bài Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời
Bình luận