Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 4 Nhà hát Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống - Thêm một bản dịch " Truyện Kiều" sang tiếng Nhật
Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm ngữ văn 10 bài 4 Nhà hát Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống - Thêm một bản dịch " Truyện Kiều" sang tiếng Nhật - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam - sách chân trời sáng tạo. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.
Câu 1: Bài đọc “Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống” và bài “Thêm một bản dịch “Truyện Kiều” sang tiếng Nhật” thuộc thể loại gì?
- A. Truyện ngắn
- B. Kí sự
- C. Thời sự.
D. Bản tin
Câu 2: Điểm khác biệt về độ dài giữa hai văn bản là gì?
- A. Văn bản 1 dài bằng văn bản 2.
B. Văn bản 1 dài hơn văn bản 2.
- C. Văn bản 1 ngắn hơn văn bản 2.
- D. Không có sự khác biệt.
Câu 3: Sự khác biệt về đề mục giữa hai văn bản là gì?
A. Văn bản 1 có đề mục còn văn bản 2 thì không.
- B. Văn bản 1 không có đề mục còn văn bản 2 thì có.
- C. Cả hai đều có để mục
- D. Đề mục của văn bản 1 có tính thực tế còn văn bản 2 thì không.
Câu 4: Thời điểm đưa tin và thời điểm diễn ra sự kiện có gì khác nhau giữa hai văn bản?
- A. Văn bản 1 thì thời điểm đưa tin sau thời gian diễn ra sự kiện, trong khi văn bản 2 thì ngược lại.
- B. Văn bản 1 thì thời điểm đưa tin trước thời điểm diễn ra sự kiện, trong khi văn bản 2 thì ngược lại.
C. Văn bản 1 thì thời điểm đưa tin vào cùng thời điểm diễn ra sự kiện, trong khi văn bản 2 thì thời điểm đưa tin là sau hơn 1 tháng diễn ra sự kiện.
- D. Cả hai cùng đồng thời đưa tin vào thời điểm diễn ra sự kiện.
Câu 5: Mục đích đưa tin của hai văn bản là gì?
- A. Câu view, quảng cáo, làm kinh tế.
- B. Truyền tải thông tin có tình thời sự đến với người đọc.
- C. Thể hiện tình cảm thái độ của người viết.
D. Cả B và C.
Câu 6: Dựa vào văn bản 1, đâu là câu trả lời cho câu hỏi “Việc gì?”?
- A. Tác phẩm “Hồn chinh phụ” đã được bạn đọc quốc tế chú ý tới.
- B. Việc khánh thành phòng truyền thống của một nhà hát.
- C. Bề dày truyền thống của nhà hát đã gây ra vấn đề to lớn.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Dựa vào văn bản 1, đâu là câu trả lời cho câu hỏi “Ai liên quan?”?
- A. Những khán giả đến tham quan.
B. Nhà hát Trần Hữu Trang, cố soạn giả Trần Hữu Trang, các đoàn cải lương, các nghệ sĩ,…
- C. Các nhà báo đến buổi khánh thành.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 8 : Dựa vào văn bản 2, đâu là câu trả lời cho câu hỏi “Ai liên quan?”?
A. Nhà tổ chức, Nguyễn Du, ông Sagi Sato, nữ thi sĩ Yoshiko Kuroda và những người tham dự sự kiện ra mắt bản dịch.
- B. Tổng thống Nhật Bản, đại sứ quán Việt Nam và nhà tổ chức.
- C. Khách xem truyền hình trên ti vi.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 9: Dựa vào văn bản 1, đâu là câu trả lời cho câu hỏi “Xảy ra khi nào?”?
- A. Ngày Quốc tế phụ nữ.
- B. Ngày soạn giả Trần Hữu Trang ra đời.
C. Ngày 29/04/2021 nhân dịp 30/04 – 01/05/2021.
- D. Ngày 01/01/2021.
Câu 10: Dựa vào văn bản 2, đâu là câu trả lời cho câu hỏi “Xảy ra khi nào?”?
A. Ngày 17/03/2005.
- B. Ngày 15/05/2005.
- C. Ngày Truyện Kiều ra đời.
- D. Ngày Nguyễn Du qua đời.
Câu 11: Dựa vào văn bản 1, đâu là câu trả lời cho câu hỏi “Xảy ra ở đâu?”?
- A. Trung tâm hội nghị quốc tế ở thành phố Hồ Chí Minh.
- B. Trung tâm hội nghị quốc gia ở thành phố Hồ Chí Minh.
- C. Bảo tàng dân tộc học.
- D. Khuôn viên nhà hát Trần Hữu Trang, Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 12: Dựa vào văn bản 2, đâu là câu trả lời cho câu hỏi “Xảy ra ở đâu?”?
A. Tại thành phố Okayama, Nhật Bản.
- B. Tại thành phố Tokyo, Nhật Bản.
- C. Tại thành phố Hà Nội, Việt Nam.
- D. Tại đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.
Câu 13: Dựa vào văn bản 1, đâu là câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao xảy ra?”?
- A. Quảng bá hình ảnh của nhà hát ra công chúng.
- B. Hoạt động chào mừng 46 năm ngày thông nhất đất nước, kỉ niệm 135 năm ngày Quốc tế lao động; tôn vinh soạn giả, các nghệ sĩ.
- C. Hoạt động thể hiện sự độc lập, tư cường của nhà hát cải lương.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 14: Dựa vào văn bản 2, đâu là câu trả lời cho câu hỏi “Xảy ra thế nào?”?
- A. Mang màu sắc cổ xưa.
- B. Tốn kém tiền của.
- C. Hoàng tráng, lộng lẫy.
D. Gọn nhẹ nhưng trang trọng, có ý nghĩa.
Câu 15: Dấu hiệu nào trong mỗi văn bản giúp ta nhận ra đó là những bản tin?
A. Sự ngắn gọn, tính thời sự và cách tổ chức văn bản.
- B. Nội dung bài đọc.
- C. Thông điệp gửi gắm của bài đọc.
- D. Những sự kiện trong một câu chuyện.
Bình luận