Tắt QC

Trắc nghiệm Mĩ thuật 12 Thiết kế thời trang Kết nối Bài 2: Thiết kế trang phục từ vật liệu sẵn có (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Mĩ thuật 12 kết nối tri thức Bài 2: Thiết kế trang phục từ vật liệu sẵn có (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Những yếu tố nào cần xem xét khi chọn vải cho trang phục?

  • A. Độ bền, độ co giãn và cảm giác khi mặc.
  • B. Màu sắc và chi tiết.
  • C. Đường nét và kết cấu.
  • D. Kiểu dáng và phong cách.

Câu 2: Nhà thiết kế thực hiện việc nào sau đây để kiểm tra và điều chỉnh trước khi sản xuất hàng loạt?

  • A. Nghiên cứu.
  • B. Phác thảo.
  • C. May mẫu thử.
  • D. Chọn vật liệu.

Câu 3: Để thiết kế trang phục từ vật liệu sẵn có cần mấy bước?

  • A. Ba bước.
  • B. Bốn bước.
  • C. Năm bước.
  • D. Sáu bước.

Câu 4: Kết cấu của vải tạo ra cảm giác khi chạm vào và ảnh hưởng đến yếu tố nào của trang phục?

  • A. Độ bền.
  • B. Cảm giác.
  • C. Độ co giãn.
  • D. Vẻ bề ngoài.

Câu 5: Đâu không phải là bước xác định định đặc điểm của đối tượng cụ thể?

  • A. Xác định đối tượng sử dụng.
  • B. Xác định mục đích sử dụng.
  • C. Xác định sơ bộ kiểu dáng phù hợp.
  • D. Xác định chất liệu vải.

Câu 6: Ý nào sau đây không phải là bước thiết kế trang phục từ vât liệu sẵn có?

  • A. Lên ý tưởng và phương án thiết kế.
  • B. Hoàn thiện phác thảo thiết kế.
  • C. Lựa chọn vật liệu và lắp ráp hoàn thiện trang phục.
  • D. Xác định thể loại trang phục.

Câu 7: Dạng hoa văn được lấy cảm hứng từ bất kì đối tượng nào trong cuộc sống là dạng hoa văn nào?

  • A. Hoa văn tự do.
  • B. Hoa văn dạng hình học.
  • C. Hoa văn dạng mô phỏng thiên nhiên.
  • D. Hoa văn hoa lá.

Câu 8: Hình dáng của trang phục bao gồm các đường cắt và kiểu dáng được gọi là gì?

  • A. Đường nét.
  • B. Hình dáng.
  • C. Màu sắc.
  • D. Chi tiết.

Câu 9: Yếu tố nào tạo nên hình dáng và cấu trúc của trang phục trong thiết kế thời trang?

  • A. Màu sắc.
  • B. Chất liệu vải.
  • C. Đường nét.
  • D. Họa tiết.

Câu 10: Bước thứ tư thiết kế trang phục từ vật liệu sẵn có là

  • A. Lựa chọn vật liệu.
  • B. Dựng bản vẽ kĩ thuật chi tiết sản phẩm.
  • C. Lắp ráp hoàn thiện trang phục.
  • D. Hoàn thiện phác thảo thiết kế.

Câu 11: Thời trang cá nhân hóa cho phép người tiêu dùng làm gì?

  • A. Sử dụng các vật liệu tái chế.
  • B. Tùy chỉnh trang phục theo sở thích cá nhân.
  • C. Sản xuất hàng loạt trang phục.
  • D. Giảm thiểu chi phí sản xuất.

Câu 12: Thời trang nhânh tập trung vào việc gì?

  • A. Sản xuất nhanh chóng các mẫu thiết kế mới nhất với giá cả phải chăng.
  • B. Sử dụng các vật liệu tái chế.
  • C. Tạo ra các sản phẩm độc đáo và cá nhân hóa.
  • D. Giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Câu 13: Sự phối hợp màu sắc có thể làm gì cho trang phục?

  • A. Làm nổi bật hoặc làm dịu bớt vẻ bề ngoài.
  • B. Tăng độ bền của vải.
  • C. Giảm chi phí sản xuất.
  • D. Tăng khả năng co giãn của vải.

Câu 14: Yếu tố nào giúp tạo ra phong cách và nét đặc trưng cho từng mẫu thiết kế?

  • A. Đường nét.
  • B. Kết cấu.
  • C. Màu sắc.
  • D. Hình dáng.

Câu 15: Các chi tiết nhỏ như khuy, dây kéo, ren và trang trí gớp phần làm gì trong thiết kế thời trang?

  • A. Tăng độ bền.
  • B. Tạo sự độc đáo và nổi bật.
  • C. Giảm chi phí sản xuất.
  • D. Tăng khả năng co giãn.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác