Trắc nghiệm Mĩ thuật 12 Hội hoạ Kết nối Bài 2: Tranh màu bột (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Mĩ thuật 12 kết nối tri thức Bài 2: Tranh màu bột (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khi thực hành vẽ tranh, màu bột cần ít nước hơn màu nước nên họa sĩ có thể làm gì?

  • A. Pha màu bột với nước nhiều hơn để tạo độ loãng cho màu.
  • B. Vẽ trên nhiều loại giấy, thậm chí là giấy màu để tạo những hiệu ứng khác lạ.
  • C. Pha màu bột với chất tạo kết dính để tăng độ bám dính của màu.
  • D. Thay đổi kỹ thuật vẽ để phù hợp với màu bột.

Câu 2: Trong môn mĩ thuật, các thể loại tranh màu bột thường gặp là gì?

  • A. Tranh phong cảnh, tranh chân dung, tranh trừu tượng
  • B. Tranh tĩnh vật, tranh chân dung, tranh minh họa, tranh phong cảnh
  • C. Tranh sơn dầu, tranh màu nước, tranh bột màu
  • D. Tranh xé giấy, tranh vẽ bút chì, tranh acrylic

Câu 3: Bề mặt tranh màu bột có đặc điểm gì?

  • A. Đục, mờ tạo cảm giác mềm mại, tinh tế trong nhiều sắc thái
  • B. Bóng, sáng tạo hiệu ứng ánh sáng nổi bật
  • C. Mịn, sáng bóng giúp làm nổi bật các chi tiết nhỏ
  • D. Thô ráp, không đều tạo cảm giác nhám và cứng

Câu 4: Màu bột không được sử dụng trong các loại tranh nào?

  • A. Tranh minh họa
  • B. Tranh sinh hoạt
  • C. Tranh phong cảnh
  • D. Tranh sơn dầu

Câu 5: Tại sao khi vẽ màu bột cần vẽ mỏng theo từng lớp?

  • A. Do khả năng che phủ khi khô nên màu bột có độ bao phủ các nét vẽ hoặc các lớp màu trước.
  • B. Do lớp màu bột phía dưới dễ ảnh hưởng lên lớp phủ phía trên
  • C. Để màu sắc không bị nhòe và giữ được độ tươi sáng của từng lớp màu.
  • D. Để màu bột khô đều và không bị lởm chởm hoặc bám dính không đều.

Câu 6: Do lớp màu bột phía dưới dễ ảnh hưởng lên lớp phủ phía trên nên khi sử dụng màu bột em cần lưu ý gì?

  • A. Chọn màu bột cùng tông với lớp phủ phía trên để tránh bị lem màu.
  • B. Bắt đầu với màu có tông trung tính hơn, để khô và sau đó tăng dần độ tương phản trong vùng tối và vùng sáng
  • C. Sử dụng màu bột có độ đậm hơn để lớp phủ phía trên không bị ảnh hưởng.
  • D. Trộn màu bột với nước để lớp phủ phía trên dễ dàng bám dính hơn.

Câu 7: Bố cục trong tranh màu bột có những nguyên tắc chung để làm gì?

  • A. Tạo sự đồng nhất về màu sắc cho toàn bộ bức tranh.
  • B. Hướng dẫn cách sử dụng các kỹ thuật vẽ khác nhau.
  • C. Tạo nên một bức tranh hoàn thiện và có tính thẩm mĩ
  • D. Quy định các loại vật liệu cần sử dụng trong tranh màu bột.

Câu 8: Để có một bố cục phù hợp với ý tưởng sáng tạo, họa sĩ sẽ làm gì?

  • A. Chọn màu sắc và chất liệu ngẫu nhiên.
  • B. Sử dụng các công cụ vẽ mà không cần chú ý đến tỷ lệ và kích thước.
  • C. Tạo ra nhiều bản vẽ phác thảo mà không cần xem xét sự cân đối.
  • D. Sắp xếp các yếu tố tạo hình theo những nguyên lý nhất định

Câu 9: Tranh sinh hoạt gồm những phần nào?

  • A. Hình ảnh chính, hình nền, họa tiết phụ
  • B. Hình ảnh chính, hình nền, họa tiết phụ
  • C. Phần chính, phần phụ
  • D. Hình ảnh chính, khung tranh, phần chữ viết

Câu 10: Phần chính của tranh sinh hoạt có đặc điểm gì?

  • A. Chỉ bao gồm các chi tiết phụ trợ không quan trọng trong việc thể hiện nội dung tranh.
  • B. Là phần dành cho các yếu tố trang trí, không liên quan đến nội dung chính của bức tranh.
  • C. Là các nhân vật được nhấn mạnh nhất, thường có nhân vật to hơn, chi tiết hơn, chi tiết rõ hơn, màu sắc cũng mạnh hơn.
  • D. Chỉ bao gồm các yếu tố nền, không có vai trò trong việc truyền tải thông điệp của tranh.

Câu 11: Phần phụ của tranh sinh hoạt có đặc điểm gì?

  • A. Nhân vật nhỏ hơn, ít chi tiết hơn, chỉ là các mảng vật thể, màu sắc tạo nhịp độ để bổ trợ cho phần chính
  • B. Các vật dụng trong nhà, cây cối, động vật
  • C. Các màu sắc chủ đạo của bức tranh
  • D. Các nhân vật chính trong tranh

Câu 12: Em hãy nhận xét về bố cục trong bức tranh dưới đây?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Các nhân vật được sắp xếp theo bố cục ngang và bố cục chéo trong khuôn hình với nguyên lý cân bằng, với mỗi nhân vật hướng vào sẽ có nhân vật quay ra trả lại hướng nhìn trong tranh. Các mảng sáng tối được xử lý nhịp nhàng tạo kết cấu chắc chắn.
  • B. Tác phẩm được bố cục với nhiều khối kình, xếp chéo, hút vào sât phía trong nhưng được cân bằng bởi hướng nhân vật đi ra.
  • C. Những căn nhà sàn kết hợp với những tán cây hoa trắng giúp cân bằng và tạo cảm giác nhịp điệu trong bố cục bức tranh. Ngoài ra, tác giả khéo léo sắp xếp, kết hợp các lớp nhà tạo đường hút xử lý hiệu quả không gian của vùng núi, rừng.
  • D. Bố cục trong tác phẩm này được xây dựng theo lối chính - phụ với nhóm chính là hình ảnh tiền cảnh người lính và chị nông dân, nhóm phụ là đoàn người phía sau. Hướng nhìn các nhân vật tập trung làm nổi bật nhóm chính tại trung tâm tác phẩm.

Câu 13: Em hãy quan sát bức tranh dưới đây và cho biết đây là thể loại tranh gì?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Tranh tĩnh vật
  • B. Tranh minh họa
  • C. Tranh phong cảnh
  • D. Tranh chân dung

Câu 14: Em hãy quan sát bức tranh dưới đây và cho biết đây là thể loại tranh gì?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Tranh tĩnh vật
  • B. Tranh minh họa
  • C. Tranh sinh hoạt
  • D. Tranh phong cảnh

Câu 15: Các nhân vật trong tác phẩm trên được sắp xếp theo bố cục nào?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Bố cục ngang
  • B. Bố cục chéo
  • C. Bố cục ngang với bố cục chéo
  • D. Bố cục dọc

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Trắc nghiệm Mĩ thuật 12 kết nối tri thức, Câu hỏi trắc nghiệm Bài 2: Tranh màu bột (P2) Mĩ thuật 12 kết nối tri thức. Trắc nghiệm Mĩ thuật 12 KNTT Bài 2: Tranh màu bột (P2)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác