Tắt QC

Trắc nghiệm Mĩ thuật 12 Thiết kế mĩ thuật sân khấu điện ảnh Kết nối Bài 1: Khái quát về thiết kế trang phục nghệ thuật (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Mĩ thuật 12 kết nối tri thức Bài 1: Khái quát về thiết kế trang phục nghệ thuật (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu không phải là bước cơ bản thiết kế trang phục trong lĩnh vực nghệ thuật?

  • A. Tìm hiểu, phân tích kịch bản và nhân vật.
  • B. Sưu tầm, nghiên cứu tài liệu liên quan đến kịch bản và nhân vật.
  • C. Tính toán chi phí trang phục sao cho phù hợp với quỹ.
  • D. Phân tích nhân vật để hình thành ý tưởng, bản vẽ, mô hình thiết kế trang phục nhân vật.

Câu 2: Vì sao họa sĩ thiết kế trang phục nghệ thuật cần phải biết đến hoàn cảnh lịch sử xã hội trong kịch bản?

  • A. Để hiểu rõ tính chất công việc của nhân vật.
  • B. Để tạo ra những sản phẩm chất lượng, phù hợp và có ý nghĩa trong bối cảnh của kịch bản.
  • C. Để tạo ra những sản phẩm chất lượng, có tính thẩm mĩ cực cao cho nhân vật.
  • D. Để phù hợp với ý tưởng của nhân vật trong kịch bản.

Câu 3: Trong nghệ thuật biểu diễn, cùng với nhiệm vụ thiết kế bối cảnh, tạo hình nhân vật

  • A. là một phần quan trọng.
  • B. góp phần bắt mắt cho khán giả.
  • C. là yếu tố quan trọng nhất.
  • D. đóng vai trò quan trọng nhất.

Câu 4: Trong lĩnh vực biểu diễn, phục trang thể hiện điều gì dưới đây?

  • A. Kĩ năng diễn của các diễn viên.
  • B. Tính cách, nghề nghiệp của diễn viên.
  • C. Sự đầu tư tỉ mỉ của nhà sản xuất.
  • D. Tính cách, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống,… của nhân vật.

Câu 5: Trường nào sau đây không có ngành hướng đến thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh?

  • A. Đại học Sân khấu – Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh.
  • B. Đại học Văn hoá – Nghệ thuật Quân đội.
  • C. Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội.
  • D. Đại học Khoa học Tự nhiên.

Câu 6: Hoạt động sáng tạo những kiểu dáng quần, áo, giày, mũ, đồ trang sức,… cho các nhân vật trong kịch bản là

  • A. thiết kế đồ họa.
  • B. thiết kế trang phục nghệ thuật.
  • C. thiết kế thời trang.
  • D. thiết kế sân khấu.

Câu 7: Có mấy bước cơ bản thiết kế trang phục trong lĩnh vực nghệ thuật?

  • A. Hai bước.
  • B. Ba bước.
  • C. Bốn bước.
  • D. Năm bước.

Câu 8: Thiết kế mĩ thuật sân khấu có tính

  • A. thẩm mĩ, sáng tạo, cầu kì.
  • B. thẩm mĩ, đặc sắc và độc đáo.
  • C. nhẹ nhàng, đơn giản, sáng tạo.
  • D. độc đáo, sáng tạo, cầu kì.

Câu 9: Trang phục của các nhân vật trong vở kịch phản ánh điều gì?

  • A. Hoàn cảnh sống của nhân vật trong thời đại cũ.
  • B. Tính tỉ mỉ, sáng tạo của nhà thiết kế.
  • C. Tính cách của nhân vật trong kịch bản.
  • D. Nghề nghiệp, cách sống của nhân vật trong xã hội ở các thời đại, thời kì lịch sử trong kịch bản.

Câu 10: Thiết kế mĩ thuật sân khấu gắn liền với thuật ngữ nào?

  • A. Sân khấu điện ảnh
  • B. Nghệ thuật tâm linh.
  • C. Tạo dựng hình ảnh thị giác.
  • D. Kịch nghệ.

Câu 11:Trang phục cần phải phối hợp như thế nào với ánh sáng và máy quay ?

  • A. Màu sắc trang phục phải trùng khớp với ánh sáng của sân khấu.
  • B. Chọn những màu sắc trầm ấm để máy quay thu được những hình ảnh sắc nét.
  • C. Trang phục cần phải được thiết kế để hoạt động tốt dưới ánh sáng máy quay, không gây ra phản chiếu hoặc làm mất chi tiết quan trọng.
  • D. Trang phục phải mang tính cầu kì và sáng tạo khi lên hình.

Câu 12: Đâu là điểm khác của thiết kế trang phục cho các nhân vật của vở diễn/bộ phim với thiết kế trang phục cho các ca sĩ, vũ công trong chương trình biểu diễn ca nhạc, tạp kĩ như thế nào?

  • A. Phản ánh tích cách và bối cảnh.
  • B. Sân khấu ngoài trời.
  • C. Sự linh hoạt của vũ công.
  • D. Diễn viên.

Câu 13: Đâu không phải là sự đóng góp của trang phục nghệ thuật trong thành công của một bộ phim?

  • A. Tạo đặc trưng nhân vật.
  • B. Xác định thời gian và địa điểm.
  • C. Nội dung kịch bản và cốt truyện.
  • D. Tạo nên sự kết nối cảm xúc.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác