Tắt QC

Trắc nghiệm Mĩ thuật 12 Thiết kế công nghiệp Kết nối Bài 1: Thiết kế sản phẩm tạo dáng công nghiệp

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Mĩ thuật 12 Thiết kế công nghiệp Kết nối tri thức Bài 1: Thiết kế sản phẩm tạo dáng công nghiệp có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Muôi đồng trang trí hình người thổi khèn, văn hóa Đông Sơn được phát hiện vào thời gian nào?

  • A. Khoảng 1000 TCN
  • B. Khoảng 2000 TCN
  • C. Khoảng 1000 SCN
  • D. Khoảng 2000 SCN

Câu 2: Thiết kế công nghiệp là gì?

  • A. Quy trình tạo ra các sản phẩm và công nghệ mới bằng cách sử dụng phần mềm máy tính.
  • B. Việc thiết kế các công trình xây dựng lớn như cầu và đường phố.
  • C. Quy trình sản xuất các linh kiện điện tử trong nhà máy.
  • D. Công việc thiết kế những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người từ đồ vật, dụng cụ, thiết bị cho đến máy móc, phương tiện giao thông,...

Câu 3: Thiết kế công nghiệp có vị trí thế nào trong đời sống xã hội?

  • A. Chỉ ảnh hưởng đến các sản phẩm tiêu dùng, không có ảnh hưởng lớn đến xã hội.
  • B. Được xem là một yếu tố quan trọng giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển kinh tế.
  • C. Chủ yếu tập trung vào việc cải tiến hình thức của sản phẩm mà không liên quan đến tính năng sử dụng.
  • D. Chỉ có ảnh hưởng đối với ngành công nghiệp chế tạo máy móc, không liên quan đến các lĩnh vực khác.

Câu 4: Nhà thiết kế tạo dáng công nghiệp là gì?

  • A. Người thiết kế hệ thống điện và điện tử cho các thiết bị công nghiệp.
  • B. Người thiết kế các sản phẩm tiêu dùng, tập trung vào hình dáng và tính năng để cải thiện sự sử dụng và giá trị thẩm mỹ của sản phẩm.
  • C. Người thiết kế các công trình xây dựng, bao gồm nhà ở, cầu đường và các công trình công cộng.
  • D. Người thiết kế các phần mềm máy tính và ứng dụng di động.

Câu 5: Nhà thiết kế tạo dáng công nghiệp quyết định sáng tạo một sản phẩm trên cơ sở nào?

  • A. Tính năng của sản phẩm
  • B. Giá thành sản phẩm
  • C. Nhu cầu của người tiêu dùng, chi phí đầu tư, công nghệ, vật liệu,...
  • D. Quy trình sản xuất

Câu 6: Nhà thiết kế công nghiệp luôn chú ý đến điều gì?

  • A. Chi phí sản xuất và lợi nhuận
  • B. Những gì mà người tiêu dùng cần
  • C. Quy mô nhà máy sản xuất
  • D. Sự phát triển của công nghệ truyền thông

Câu 7: Để có được thông tin hữu ích cho thiết kế của mình, nhà thiết kế cần làm gì?

  • A. Thu thập thông tin về nhu cầu khách hàng, thị trường,....
  • B. Chỉ dựa vào kinh nghiệm cá nhân mà không cần nghiên cứu thêm.
  • C. Chọn một công cụ thiết kế ngẫu nhiên mà không cần hiểu rõ về yêu cầu.
  • D. Tránh tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành.

Câu 8: Mục tiêu của thiết kế sản phẩm tạo dáng công nghiệp hướng đến mấy yếu tố?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6

Câu 9: Yếu tố nào được nhắc đến đầu tiên khi thiết kế?

  • A. Tính thẩm mỹ
  • B. Chi phí sản xuất
  • C. Khả năng tương tác
  • D. Yếu tố công năng

Câu 10: Tại sao cần phải tiến hành thiết kế sao cho sản phẩm có những tính năng phù hợp?

  • A. Để giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận.
  • B. Để tận dụng hết giá trị sản phẩm và không có những tính năng không cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu người sử dụng.
  • C. Để sản phẩm có thể xuất hiện trên các phương tiện truyền thông xã hội.
  • D. Để đảm bảo sản phẩm có thể được sản xuất trong thời gian ngắn nhất.

Câu 11: Để thiết kế sản phẩm tạo dáng công nghiệp cần phải trải qua mấy giai đoạn?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6

Câu 12: Việc thu thập thông tin khảo sát, tìm hiểu người dùng và thực trạng của thị trường cần đảm bảo yêu cầu nào?

  • A. Không phải ghi chép mọi chi tiết mà chỉ cần những thông tin hữu dụng cho thiết kế giúp cải tiến kiểu dáng, tính thẩm mỹ, vật liệu,... là đủ.
  • B. Thông tin thu thập phải được cung cấp miễn phí cho tất cả các bên liên quan.
  • C. Thông tin thu thập không cần phải được cập nhật thường xuyên.
  • D. Thông tin thu thập chỉ cần được thực hiện một lần và không cần thiết phải kiểm tra lại.

Câu 13: Đâu là quy trình tìm ý tưởng và vẽ phác thảo thiết kế sản phẩm tạo dáng công nghiệp?

  • A. Tìm kiếm ý tưởng → Vẽ phác thảo dạng 2D → Nghiên cứu thị trường → Phát triển mẫu thiết kế
  • B. Tham khảo những sản phẩm đã có hoặc các nguồn tài liệu → Tìm ý tưởng → Vẽ phác thảo dạng 2D → Vẽ lại bằng phần mềm 3D → Phát triển mẫu thiết kế
  • C. Vẽ phác thảo bằng phần mềm 3D → Tìm kiếm ý tưởng → Phát triển mẫu thiết kế → Nghiên cứu thị trường
  • D. Phát triển mẫu thiết kế → Nghiên cứu thị trường → Tìm kiếm ý tưởng → Vẽ phác thảo bằng phần mềm 3D

Câu 14: Bản vẽ kĩ thuật là gì?

  • A. Một bản vẽ tự do về nghệ thuật không theo quy chuẩn.
  • B. Một bản vẽ chỉ sử dụng để trang trí trong các công trình xây dựng.
  • C. Một bản vẽ chỉ được sử dụng trong các môn học mỹ thuật.
  • D. Một bản vẽ mô tả chi tiết về các thành phần, cấu trúc, hình dáng, kích thước, đặc tính kĩ thuật, kết cấu của một sản phẩm hoặc hệ thống kỹ thuật.

Câu 15: Sử dụng phần mềm đồ họa 3D giúp nhà thiết kế như thế nào?

  • A. Dễ dàng thể hiện bản vẽ mô phỏng không gian ba chiều
  • B. Chỉ xem sản phẩm từ một góc duy nhất
  • C. Giảm khả năng hiển thị sản phẩm từ nhiều góc độ khác nhau
  • D. Tăng thời gian hoàn thành sản phẩm

Câu 16: Vật liệu để làm mô hình là gì?

  • A. Gỗ, kim loại, nhựa
  • B. Đất sét, giấy, nhựa, thạch cao
  • C. Thủy tinh, đá quý, nhôm
  • D. Bìa cứng, giấy, vải, nilon

Câu 17: Trong quá trình phác thảo, nhà thiết kế luôn phải chú ý đến điều gì?

  • A. Thời gian hoàn thành phác thảo
  • B. Tính thẩm mỹ của bản vẽ
  • C. Mối quan hệ giữa con người với sản phẩm thiết kế
  • D. Chi tiết kỹ thuật và nguyên lý hoạt động

Câu 18: Em có thể thu thập thông tin, tìm hiểu người dùng và thực trạng của thị trường qua đâu?

  • A. Sách giáo khoa và bài giảng trên lớp
  • B. Hiểu biết cá nhân
  • C. Chỉ qua các hội thảo và sự kiện trường học
  • D. Các cuộc khảo sát, nghiên cứu thị trường và phỏng vấn

Câu 19: Thiết kế sản phẩm cần nghiên cứu công thái học, ứng dụng vào sản phẩm nhằm mục đích gì?

  • A. Tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường
  • B. Tăng hiệu quả, năng suất và giảm bớt sự khó chịu, đem lại quá trình sử dụng thoải mái nhất cho người dùng
  • C. Đảm bảo sản phẩm thân thiện với môi trường
  • D. Tối ưu hóa sự thoải mái và hiệu suất sử dụng của người dùng

Câu 20: Mục đích của việc khi thiết kế sản phẩm cần phải tính đến nguy cơ hỏng hóc và các phương án hỗ trợ người sử dụng là gì?

  • A. Có thể tu sửa, bảo trì một cách dễ dàng, tránh tình trạng tháo lắp phức tạp, gây hỏng đối với sản phẩm
  • B. Tăng tính thân thiện và dễ sử dụng của sản phẩm
  • C. Để đảm bảo người sử dụng cảm thấy an toàn và tin tưởng khi sử dụng sản phẩm
  • D. Giảm chi phí sản xuất, giảm thời gian bảo hành sản phẩm

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác