Tắt QC

Trắc nghiệm Mĩ thuật 12 Kiến trúc Kết nối Bài 2: Thiết kế bảo tồn di sản kiến trúc

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Mĩ thuật 12 Kiến trúc Kết nối tri thức Bài 2: Thiết kế bảo tồn di sản kiến trúc có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bảo tồn di sản kiến trúc là gì?

  • A. Là công việc nghiên cứu, tìm hiểu để nhận thức rõ giá trị và ý nghĩa của các di tích trúc. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm duy trì sự tồn tại lâu dài và tính toàn vẹn của di tích đó như bảo vệ, bảo quản, sửa chữa, phục chế, tu bổ,...
  • C. Là việc phá hủy các di tích kiến trúc cũ. Từ đó tạo ra các khu vui chơi giải trí mới.
  • D. Là việc di dời các di tích kiến trúc đến nơi khác. Từ đó mở rộng không gian sống

Câu 2: Các hoạt động nào được bao gồm trong việc bảo tồn di sản kiến trúc?

  • A. Bảo vệ, bảo quản, sửa chữa, phục chế, tu bổ.
  • B. Mua bán các di tích kiến trúc.
  • C. Di dời các di tích kiến trúc đến nơi khác.
  • D. Phá hủy và xây dựng lại các di tích kiến trúc.

Câu 3: Mục tiêu quan trọng nhất của công tác bảo tồn di sản kiến trúc là gì?

  • A. Tạo ra điểm tham quan du lịch mới
  • B. Bảo vệ và duy trì giá trị văn hóa, lịch sử của di sản
  • C. Tăng cường phát triển kinh tế địa phương
  • D. Xây dựng các công trình kiến trúc hiện đại quanh di sản

Câu 4: Căn cứ vào đâu để xác định những phương pháp đặc thù?

  • A. Sự sáng tạo của họa sĩ
  • B. Yếu tố văn hóa và lịch sử
  • C. Đặc điểm hiện trạng khác nhau của từng công trình
  • D. Phong cách cá nhân của nghệ sĩ

Câu 5: Đâu là phương pháp đặc thù trong công tác bảo tồn, trùng tu di sản kiến trúc?

  • A. Thay thế hoàn toàn các yếu tố kiến trúc cũ bằng các vật liệu mới
  • B. Sử dụng công nghệ hiện đại để làm mới di sản mà không giữ nguyên bản gốc
  • C. Thay đổi thiết kế và chức năng của di sản để phù hợp với nhu cầu hiện tại
  • D. Bảo tồn, trùng tu từng phần hoặc toàn phần di sản kiến trúc

Câu 6: Tu bổ, bảo quản công trình di sản kiến trúc là gì?

  • A. Là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm hư hỏng mà không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di sản kiến trúc
  • B. Là tái lập hình thức của di sản một cách chuẩn xác như đã từng có vào một thời điểm xác định trong quá khứ, bằng cách loại bỏ những thay đổi không phù hợp hoặc bổ sung những bộ phận đã mất
  • C. Là công việc bảo vệ các giá trị của công trình di sản kiến trúc nhưng vẫn đảm bảo khả năng thích ứng của di sản đó với môi trường và xã hội đang thay đổi
  • D. Là quá trình sử dụng các biện pháp kỹ thuật và vật liệu phù hợp để bảo vệ và kéo dài tuổi thọ của công trình di sản kiến trúc, đồng thời tôn trọng và duy trì các yếu tố văn hóa và lịch sử của nó.

Câu 7: Ưu điểm của phương pháp tu bổ, bảo quản công trình di sản kiến trúc là gì?

  • A. Giảm thiểu chi phí bảo trì
  • B. Tăng tốc độ xây dựng mới
  • C. Không vi phạm tới tính chất nguyên gốc và không đe dọa xóa bỏ bất cứ một yếu tố hoặc giá trị nguyên trạng nào
  • D. Thay thế hoàn toàn các vật liệu cũ bằng vật liệu mới

Câu 8: Em hãy quan sát những hình ảnh dưới đây và cho biết đây là phương pháp nào trong công tác bảo tồn, trùng tu di sản kiến trúc?

 

  • A. Tu bổ, bảo quản di sản công trình di sản kiến trúc
  • B. Bảo tồn, trùng tu từng phần di sản kiến trúc
  • C. Bảo tồn, trùng tu toàn phần di sản kiến trúc
  • D. Bảo tồn thích ứng

Câu 9: Toàn bộ việc trùng tu đình Chu Quyến vẫn giữ được nét đẹp của ngôi đình cổ xưa là nhờ vào đâu?

  • A. Sử dụng vật liệu xây dựng hiện đại và thay đổi phong cách kiến trúc
  • B. Thay thế tất cả các phần cũ bằng các yếu tố mới và hiện đại
  • C. Thay đổi cấu trúc và thiết kế để phù hợp với nhu cầu hiện đại
  • D. Với phương châm giữ nguyên trạng những thành phần gốc của di tích

Câu 10: Công tác bảo tồn di sản kiến trúc có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Chỉ để duy trì và sửa chữa các công trình kiến trúc cũ mà không cần nâng cấp
  • B. Tạo cơ hội cho việc xây dựng các công trình mới trên nền các di sản cũ
  • C. Tập trung vào việc trang trí và làm đẹp các công trình kiến trúc hiện tại
  • D. Giúp bảo vệ và gìn giữ giá trị lịch sử và văn hóa của các công trình kiến trúc

Câu 11: Tại sao việc bảo tồn di sản kiến trúc lại giúp giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống?

  • A. Vì nó thu hút nhiều khách du lịch
  • B. Vì nó giữ gìn những giá trị lịch sử và văn hóa của một dân tộc
  • C. Vì nó tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người
  • D. Vì nó là nguồn thu nhập lớn cho quốc gia

Câu 12: Nhận xét nào dưới đây đúng với giá trị nâng cao nhận thức, giáo dục thẩm mĩ của Văn Miếu - Quốc Tử Giám?

  • A. Văn Miếu - Quốc Tử Giám chủ yếu được xây dựng để làm nơi thờ tự các vị thần, không có giá trị giáo dục thẩm mĩ.
  • B. Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một biểu tượng của nền giáo dục truyền thống và văn hóa học thuật, giúp nâng cao nhận thức và giáo dục thẩm mĩ cho thế hệ trẻ.
  • C. Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xây dựng chỉ nhằm mục đích làm nơi lễ hội và các sự kiện văn hóa, không liên quan đến giáo dục thẩm mĩ.
  • D. Văn Miếu - Quốc Tử Giám chỉ có giá trị về mặt lịch sử mà không có ảnh hưởng đến giáo dục thẩm mĩ hoặc nâng cao nhận thức.

Câu 13: Phương pháp vẽ ghi là gì?

  • A. Là phương pháp thể hiện lại công trình kiến trúc đã có bằng các hình vẽ
  • B. Là phương pháp tái hiện công trình kiến trúc trong không gian ba chiều
  • C. Là phương pháp ghi lại những thông tin tư liệu về công trình kiến trúc tương đối chính xác thông qua các thiết bị ghi hình
  • D. Là phương pháp dùng giấy dó, giấy bản hoặc một số giấy mềm khác đặt lên mặt bản khắc trên đá hoặc gỗ sau đó dùng màu bột hoặc mực dập lên trên mặt giấy

Câu 14: Em hãy quan sát hình dưới đây và cho biết đây là bản vẽ gì?

  • A. Bản vẽ mặt bằng tổng thể
  • B. Bản vẽ phối cảnh
  • C. Bản vẽ mặt đứng
  • D. Bản vẽ các chi tiết kiến trúc

Câu 15: Phương pháp in bản dập chỉ thực hiện với điều kiện nào?

  • A. Chỉ sử dụng cho các tài liệu có số lượng lớn và yêu cầu chất lượng cao.
  • B. Phải sử dụng giấy đặc biệt có khả năng chống nước và lửa.
  • C. Với những hình khắc chìm và chạm nổi không cao quá.
  • D. Cần phải sử dụng mực in đặc biệt có khả năng khô nhanh và không bị lem.

Câu 16: Quan sát hình dưới đây và cho biết đây là phương pháp nào?

  • A. Phương pháp ghi hình
  • B. Phương pháp mô hình
  • C. Phương pháp vẽ ghi
  • D. Phương pháp quét tia laser 3D

Câu 17: Em hãy sắp xếp các bước sau để hoàn thành quy trình cơ bản trong thiết kế bảo tồn 

1. Thiết kế và lập hồ sơ phương án bảo tồn

2. Khảo sát và lập hồ sơ hiện trạng

3. Thẩm định và điều chỉnh phương án thiết kế

4. Phân tích và đánh giá hiện trạng

  • A. 1 - 2 - 3 - 4
  • B. 2 - 4 - 1 - 3
  • C. 3 - 4 - 1 - 2
  • D. 4 - 2 - 3 - 1

Câu 18: Em hãy sắp xếp các bước khảo sát và ghi nhận hiện trạng di tích tháp G1 Mỹ Sơn

1. Chụp ảnh và ghi nhận hiện trạng

2. Dựng mô hình công trình (bằng phần mềm 3D trên máy tính)

3. Khảo sát thực trạng

4. Đối chiếu các kết quả để lập hồ sơ hiện trạng

5. Vẽ ghi và trắc đạc ảnh

  • A. 1 - 2 - 3 - 4 - 5
  • B. 3 - 1 - 5 - 4 - 2
  • C. 2 - 5 - 4 - 3 - 1
  • D. 4 - 3 - 2 - 1 - 3

Câu 19: Việc bảo tồn di sản kiến trúc đem lại những lợi ích gì cho cộng đồng?

  • A. Tăng cường sự kết nối và nhận thức về lịch sử.
  • B. Giảm chi phí xây dựng các công trình mới.
  • C. Làm giảm số lượng khách du lịch đến khu vực đó.
  • D. Giảm thiểu sự cạnh tranh giữa các cộng đồng.

Câu 20: Việc tìm hiểu về công tác bảo tồn di sản kiến trúc giúp em điều gì khi tham quan di sản kiến trúc ở địa phương?

  • A. Có thể nhận biết và hiểu được giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật của di sản kiến trúc.
  • B. Có thể tham gia vào việc xây dựng các công trình kiến trúc mới trong khu vực.
  • C. Có thể yêu cầu giảm giá vé tham quan di sản kiến trúc.
  • D. Có thể tự tạo ra các bản sao di sản kiến trúc để trưng bày tại nhà.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác