Tắt QC

Trắc nghiệm Mĩ thuật 12 Thiết kế mĩ thuật sân khấu điện ảnh Kết nối Bài 2: Thực hành thiết kế trang phục sân khấu, điện ảnh từ vật liệu sẵn có

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Mĩ thuật 12 Thiết kế mĩ thuật sân khấu điện ảnh Kết nối tri thức Bài 2: Thực hành thiết kế trang phục sân khấu, điện ảnh từ vật liệu sẵn có có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Lĩnh vực thiết kế trang phục nghệ thuật cần phải được trang bị kiến thức cơ bản về:

  • A. Mĩ thuật và những đặc điểm khác nhau của từng loại hình nghệ thuật
  • B. Lịch sử và văn hóa của các quốc gia
  • C. Kỹ thuật dệt và may mặc
  • D. Các xu hướng thời trang hiện đại

Câu 2: Họa sĩ phục trang cần có khả năng gì?

  • A. Tạo hình nhân vật từ trí tưởng tượng
  • B. Lựa chọn màu sắc hài hòa
  • C. Sáng tạo trang phục phù hợp với thời đại
  • D. Nghiên cứu tư liệu, tài liệu liên quan đến vở diễn bộ phim được giao nhiệm vụ thiết kế trang phục

Câu 3: Đâu là khả năng cần có của họa sĩ phục trang?

  • A. Lựa chọn trang phục sẵn có
  • B. Sáng tạo cùng họa sĩ để thiết kế mĩ thuật, đạo diễn và các thành phần sáng tác khác
  • C. Sao chép trang phục từ các bộ phim nổi tiếng
  • D. Khả năng sáng tạo và thiết kế phục trang.

Câu 4: Sự phối hợp giữa họa sĩ thiết kế trang phục, nhà biên kịch, đạo diễn và họa sĩ thiết kế bối cảnh có tầm quan trọng như thế nào?

  • A. Tạo sự hài hòa về màu sắc giữa trang phục và bối cảnh
  • B. Đảm bảo trang phục phù hợp với thời tiết và môi trường quay
  • C. Tạo dựng hình ảnh nhân vật chân thực, sinh động, giàu tính thẩm mĩ, đáp ứng những quy ước, đặc điểm của từng thể loại trong nghệ thuật sân khấu, điện ảnh
  • D. Giảm chi phí sản xuất bằng cách sử dụng các vật liệu tái chế

Câu 5: Đâu là đặc điểm tạo hình trong trang phục nghệ thuật?

  • A. Từ bản vẽ đến thiết kế hoàn chỉnh, trang phục của các nhân vật được thể hiện đa chiều
  • B. Trang phục sử dụng chủ yếu các màu sắc đơn sắc và không có sự phối màu
  • C. Thiết kế trang phục không cần tuân theo bất kỳ nguyên tắc tạo hình nào
  • D. Trang phục không liên quan đến tính cách và bối cảnh của nhân vật

Câu 6: Sự khác nhau giữa thiết kế trang phục trong đời sống và thiết kế trang phục sân khấu điện ảnh là gì?

  • A. Trang phục trong đời sống gắn với nhu cầu sử dụng hàng ngày, với những mục đích cụ thể còn trang phục sân khấu, điện ảnh gắn với tính chất đặc thù riêng, phù hợp với kịch bản và ý đồ sáng tạo của đạo diễn
  • B. Trang phục trong đời sống thường được thiết kế theo xu hướng thời trang hiện tại, trong khi trang phục sân khấu, điện ảnh chỉ cần phải phù hợp với kiểu dáng cơ bản và không yêu cầu sự sáng tạo.
  • C. Trang phục trong đời sống thường có màu sắc và họa tiết đa dạng, trong khi trang phục sân khấu, điện ảnh chủ yếu là đơn sắc và ít có sự phối hợp màu sắc.
  • D. Trang phục trong đời sống cần phải bền và tiện dụng, còn trang phục sân khấu, điện ảnh chỉ cần chú trọng đến sự nổi bật và tính cách của nhân vật.

Câu 7: Thiết kế trang phục nhân vật trong vở diễn, bộ phim cần thiết phải đảm bảo yêu cầu gì?

  • A. Sử dụng nhiều màu sắc và họa tiết để tạo sự nổi bật cho nhân vật.
  • B. Chỉ cần hợp thời trang và theo xu hướng hiện tại.
  • C. Tính thống nhất giữa các nhân vật, giúp khán giả nhận thức được sự chân thực trong mục tiêu phản ánh, tái hiện cuộc sống của tác phẩm nghệ thuật
  • D. Trang phục phải dễ thay đổi và tháo lắp để phù hợp với nhiều tình huống khác nhau.

Câu 8: Việc thiết kế trang phục cần đảm bảo yêu cầu gì?

  • A. Phù hợp với xu hướng thời trang hiện tại và có tính ứng dụng cao trong đời sống hàng ngày.
  • B. Thể hiện khả năng sáng tạo độc lập của họa sĩ phục trang trong sự hòa hợp giữa tạo hình nhân vật với tạo hình bối cảnh, phong cách thể hiện của họa sĩ thiết kế mĩ thuật và đạo diễn theo những đặc điểm của từng thể loại trong mỗi vở diễn, bộ phim
  • C. Chỉ sử dụng màu sắc và chất liệu trang phục theo sở thích cá nhân của họa sĩ thiết kế mà không cần quan tâm đến ý tưởng của tác phẩm.
  • D. Đảm bảo tính tiện lợi và dễ sử dụng cho diễn viên, nhưng không cần quan tâm đến sự hòa hợp với nội dung và phong cách của tác phẩm.

Câu 9: Để thực hành thiết kế trang phục nghệ thuật cho một hoặc nhiều nhân vật trong một phân đoạn, phân cảnh vở diễn, bộ phim cần tiến hành qua mấy bước?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 10: Em hãy sắp xếp các bước thực hành thiết kế trang phục nghệ thuật cho một hoặc nhiều nhân vật trong một phân đoạn, phân cảnh vở diễn, bộ phim theo đúng trình tự

1. Lập bảng phân tích những nội dung liên quan đến nhân vật

2. Thiết kế trang phục nhân vật trên giấy

3. Tìm kiếm tài liệu, tư liệu có liên quan đến nhân vật

4. Phác thảo tạo hình nhân vật mẫu

5. Tìm kiếm hình tượng nhân vật trong kịch bản

  • A. 5 - 3 - 1 - 4 - 2
  • B. 3 - 5 - 1 - 4 - 2
  • C. 2 - 1 - 3 - 5 - 4
  • D. 4 - 1 - 3 - 2 - 5

Câu 11: Em hãy quan sát hình sau và cho biết đây là bước nào trong các bước thực hành thiết kế trang phục nghệ thuật cho một hoặc nhiều nhân vật trong một phân đoạn, phân cảnh vở diễn, bộ phim

  • A. Tìm kiếm hình tượng nhân vật trong kịch bản
  • B. Tìm kiếm tài liệu, tư liệu có liên quan đến nhân vật
  • C. Lập bảng phân tích những nội dung liên quan đến nhân vật
  • D. Phác thảo tạo hình nhân vật mẫu

Câu 12: Ở bước tìm kiếm hình tượng nhân vật trong kịch bản, họa sĩ cần làm gì?

  • A. Tìm kiếm các tài liệu nghiên cứu về lịch sử nghệ thuật để hiểu rõ hơn về các phong cách khác nhau.
  • B. Xác định màu sắc chủ đạo và chất liệu sẽ sử dụng trong tác phẩm.
  • C. Cần tìm hiểu, phân tích nội dung câu chuyện, hoàn cảnh lịch sử, đặc điểm, tính cách của các nhân vật trong câu chuyện
  • D. Lên kế hoạch về số lượng và kích thước của các bức tranh cần thực hiện.

Câu 13: Bảng phân tích những nội dung liên quan đến nhân vật cần đảm bảo yêu cầu gì?

  • A. Xác định các yếu tố về màu sắc và kỹ thuật sử dụng trong tác phẩm.
  • B. Xác định bối cảnh lịch sử, tầng lớp xã hội, hoàn cảnh sống đặc điểm, tính cách của các nhân vật làm cơ sở để hình thành ý tưởng thiết kế trang phục nghệ thuật
  • C. Đưa ra các yêu cầu về kích thước và tỷ lệ của các yếu tố trong tác phẩm.
  • D. Xác định các yếu tố hình thức và chất liệu của vật liệu sử dụng trong tác phẩm.

Câu 14: Bản vẽ thiết kế trang phục nhân vật cần đảm bảo yêu cầu gì?

  • A. Cụ thể với kiểu dáng quần áo, váy, giày, mũ, khăn quàng, cà vạt, đồ trang sức,... gắn bó với trang phục phù hợp với thời kì lịch sử, vị thế xã hội, tính cách của nhân vật
  • B. Thể hiện các chi tiết trang phục một cách tổng quát, không cần quan tâm đến thời kỳ lịch sử hoặc vị thế xã hội của nhân vật.
  • C. Đảm bảo chỉ sử dụng các màu sắc cơ bản và hạn chế chi tiết để dễ dàng trong quá trình sản xuất.
  • D. Đặc tả các yếu tố trang phục một cách hiện đại, không cần phải phù hợp với bối cảnh lịch sử của nhân vật.

Câu 15: Bản vẽ thiết kế cần có thêm gì để thuận lợi cho việc điều chỉnh khi thể hiện thành trang phục theo vóc dáng, kích cỡ của diễn viên đảm nhận vai diễn?

  • A. Màu sắc của từng phần trang phục
  • B. Chất liệu vải sử dụng cho từng phần của trang phục
  • C. Các số liệu mang tính quy ước về tỉ lệ các số đo chiều dài, rộng, kích thước các vật dụng đi kèm
  • D. Phong cách thiết kế và cảm hứng sáng tạo

Câu 16: Em hãy sắp xếp lại các bước thực hành thiết kế trang phục các nhân vật trong kịch bản phim chuyển thể từ tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân

1. Dựng mô hình trang phục từ vật liệu sẵn có

2. Bản vẽ phác thảo thiết kế trang phục nhân vật

3. Bản vẽ thiết kế trang phục hoàn chỉnh

4. Tìm kiếm hình tượng nhân vật trong văn bản

5. Lập bảng phân tích những nội dung liên quan đến nhân vật

6. Tìm kiếm tài liệu, tư liệu có liên quan đến nhân vật

7. Phác thảo tạo hình nhân vật mẫu

  • A. 5 - 7- 3 - 6 - 4 - 2 - 1
  • B. 4 - 6 - 5 - 7 - 2 - 3 - 1
  • C. 3 - 6 - 4 - 5 - 7 - 2 - 1
  • D. 6 - 4 - 7 - 5 - 3 - 2 - 1

Câu 17: Để tìm kiếm hình tượng nhân vật Kim Lân trong tác phẩm Vợ nhặt, em cần làm gì?

  • A. Đọc nguyên bản tác phẩm văn học và các tài liệu phê bình để hiểu rõ các đặc điểm nhân vật.
  • B. Xem các phiên bản kịch bản phim và đọc các bài viết về đạo diễn và diễn viên. 
  • C. Đọc nguyên bản tác phẩm văn học và kịch bản phim để nắm được cốt truyện và lựa chọn hai nhân vật chín (Tràng và Thị)
  • D. Xem các bộ phim khác của Kim Lân và đọc các bài phân tích văn học khác để có thêm thông tin.

Câu 18: Bối cảnh trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân có gì đặc biệt?

  • A. Thời kỳ chiến tranh chống Pháp ở miền Nam
  • B. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ ở miền Trung
  • C. Thời kỳ phát triển công nghiệp ở miền Bắc
  • D. Thời kỳ nạn đói năm 1945 ở vùng đồng bằng Bắc Bộ

Câu 19: Lập bảng phân tích những nội dung liên quan đến nhân vật Tràng và Thị bao gồm những gì?

  • A. Bối cảnh lịch sử, tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị xã hội, hoàn cảnh sống, tính cách, đặc điểm về trang phục
  • B. Tên gọi, quan hệ gia đình, sở thích, tính cách, hoàn cảnh xã hội, ảnh hưởng của môi trường, mục tiêu sống
  • C. Hoàn cảnh sống, nghề nghiệp, độ tuổi, mối quan hệ xã hội, đặc điểm tâm lý, trang phục, vai trò trong tác phẩm
  • D. Địa vị xã hội, tính cách, sở thích cá nhân, hoàn cảnh gia đình, bối cảnh lịch sử, ảnh hưởng văn hóa, hành động trong tác phẩm

Câu 20: Em hãy sắp xếp lại các bước dựng mô hình trang phục từ vật liệu sẵn có cho các nhân vật trong kịch bản phim chuyển thể từ tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân

1. Can trên bìa và cắt rời để có được từng bộ phận trên trang phục

2. Sử dụng các vật liệu sẵn có để trang phục theo ý tưởng thiết kế

3. Dùng kĩ thuật khâu để ráp các bộ phận trên trang phục vào với nhau

4. Vẽ bản vẽ thiết kế trang phục

5. Hoàn thiện bộ trang phục

  • A. 4 - 1 - 3 - 2 - 5
  • B. 4 - 3 - 1 - 5 - 2
  • C. 4 - 1 - 3 - 5 - 2
  • D. 4 - 5 - 2 - 1 - 3

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác