Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 12 chân trời Ôn tập chương 7: Nguyên tố nhóm IA và IIA

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 chân trời sáng tạo Ôn tập chương 7: Nguyên tố nhóm IA và IIA có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ở trạng thái cơ bản, số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố nhóm IA là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 2: Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z=11)

  • A. 1s22s22p63s2.              
  • B. 1s22s22p6.          
  • C. 1s22s22p63s1.               
  • D. 1s22s22p63s23p1

Câu 3: Cho dãy các kim loại: Na, Al, Fe, K, Li. Số nguyên tố nhóm IA trong dãy là

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 4: Điều chế kim loại K bằng phương pháp

  • A. dùng khí CO khử ion K+ trong K2O ở nhiệt độ cao
  • B. điện phân dung dịch KCl có màng ngăn
  • C. điện phân KCl nóng chảy
  • D. điện phân dung dịch KCl không có màng ngăn

Câu 5: Sodium hydroxide (hay xút ăn da) là chất rắn, không màu, dễ nóng chảy, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa ra một lượng nhiệt lớn. Công thức của Sodium hydroxide là

  • A. Ca(OH)2
  • B. NaOH.    
  • C. NaHCO3
  • D. Na2CO3.

Câu 6: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaHCO3 sinh ra khí CO2?

  • A. NaCl.      
  • B. KNO3.     
  • C. KCl.        
  • D. HCl.

Câu 7: Nhận xét nào sau đây không đúng?

  • A. Các nguyên tố nhóm IA đều mềm và nhẹ.
  • B. Các nguyên tố nhóm IA đều có nhiệt độ nóng chảy rất cao.
  • C. Các nguyên tố nhóm IA đều có tính khử mạnh.
  • D. Các nguyên tử nguyên tố nhóm IA đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1.

Câu 8: Nhiệt phân hoàn toàn m gam NaHCO3, thu được Na2CO3, H2O và 3,7185 lít CO2 (ở đkc). Giá trị của m là

  • A. 30,0.       
  • B. 25,2.        
  • C. 15,0.        
  • D. 12,6.

Câu 9: Khi hòa tan hoàn toàn m gam mỗi kim loại vào nước dư, từ kim loại nào sau đây thu được thể tích khí H2 (cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) là nhỏ nhất?

  • A. K. 
  • B. Na.          
  • C. Li. 
  • D. Ca.

Câu 10: ho 3,36 gam hỗn hợp gồm K và một nguyên tố nhóm IA A vào nước thấy thoát ra 1,792 lít H2. Thành phần phần trăm về khối lượng của A là

  • A. 18,75 %.   
  • B. 10,09%.     
  • C. 13,13%.   
  • D. 55,33%.

Câu 11: Thực hiện các thí nghiệm sau: 

(I) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH. 

(II) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2

(III) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn. 

(IV) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch NaNO3

(V) Sục khí NH3 vào dung dịch Na2CO3

(VI) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2

Các thí nghiệm đều điều chế được NaOH là:

  • A. II, III và VI.      
  • B. I, II và III.         
  • C. I, IV và V.         
  • D. II, V và VI.

Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp X gồm MO, M(OH)2 và MCO3 (M là kim loại có hóa trị không đổi) trong 100 gam dung dịch H2SO4 39,2%, thu được 1,2395 lít khí (đkc) và dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 39,41%. Kim loại M là

  • A. Zn.          
  • B. Ca. 
  • C. Mg.
  • D. Cu.

Câu 13: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố nhóm IIA là

  • A. ns2np2     
  • B. ns2np1     
  • C. ns1
  • D. ns2

Câu 14: Hai kim loại đều thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn là

  • A. Sr, K.      
  • B. Na, Ba.    
  • C. Be, Al.     
  • D. Ca, Ba.

Câu 15: Công thức chung của các oxide kim loại nhóm IIA là

  • A. R2O.        
  • B. RO2.        
  • C. RO.         
  • D. R2O3.

Câu 16: Trong công nghiệp, kim loại kiềm và nguyên tố nhóm IIA được điều chế bằng phương pháp

  • A. điện phân nóng chảy.  
  • B. điện phân dung dịch.   
  • C. thủy luyện.        
  • D. nhiệt luyện.

Câu 17: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Mg từ MgCl2 là

  • A. nhiệt phân MgCl2.                
  • B. điện phân dung dịch MgCl2.
  • C. dùng K khử Mg2+ trong dung dịch MgCl2.         
  • D. điện phân MgCl2 nóng chảy

Câu 18: Trong tự nhiên, calcium sulfate tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là

  • A. Thạch cao sống.                    
  • B. Đá vôi.    
  • C. Thạch cao khan.                    
  • D. Thạch cao nung.

Câu 19: Để khử chua cho đất người ta thường sử dụng chất nào sau đây?

  • A. Phèn chua.        
  • B. Thạch cao.         
  • C. Vôi sống. 
  • D. Muối ăn.

Câu 20:Ở nhiệt độ thường, Ba(HCO3)2 loãng tác dụng được với dung dịch nào sau đây?

  • A. KCl.       
  • B. KNO3.    
  • C. NaCl.      
  • D. Na2CO3.

Câu 21: Đun nước cứng lâu ngày trong ấm nước xuất hiện một lớp cặn. Thành phần chính của lớp cặn đó là

  • A. CaCl2.     
  • B. CaCO3.   
  • C. Na2CO3
  • D. CaO.

Câu 22: Cặp chất nào sau đây gây nên tính cứng vĩnh cửu của nước?

  • A. NaHCO3, KHCO3.               
  • B. NaNO3, KNO3
  • C. CaCl2, MgSO4.           
  • D. NaNO3, KHCO3.

Câu 23: Hòa tan hết 1,68 gam kim loại R (hóa trị II) trong dung dịch H2SO4 loãng thu được 0,07 mol H2. Kim loại R là

  • A. Zn.         
  • B. Fe.          
  • C. Ba.          
  • D. Mg.

Câu 24: Cho sơ đồ chuyển hóa: 

TRẮC NGHIỆM

Biết: X, Y, Z, E là các hợp chất khác nhau và khác CaCO3; mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học của phản ứng giữa hai chất tương ứng. Các chất X, Y thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là

  • A. NaHCO3, Ca(OH)2.              
  • B. CO2, CaCl2.       
  • C. Ca(HCO3)2, Ca(OH)2.           
  • D. NaHCO3, CaCl2.

Câu 25: Hòa tan hoàn toàn 2,45 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm thổ vào 200 ml dung dịch HCl 1,25M, thu được dung dịch Y chứa các chất tan có nồng độ mol bằng nhau. Hai kim loại trong X là

  • A. Mg và Ca.
  • B. Be và Mg.         
  • C. Mg và Sr. 
  • D. Be và Ca.

Câu 26: X là kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II (hay nhóm IIA). Cho 1,7 gam hỗn hợp gồm kim loại X và Zn tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, sinh ra 0,7437 lít khí H2 (ở đkc). Mặt khác, khi cho 1,9 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, thì thể tích khí hydrogen sinh ra chưa đến 1,2395 lít (ở đkc). Kim loại X là

  • A. Ba.          
  • B. Ca. 
  • C. Sr. 
  • D. Mg.

Câu 27: Dung dịch X chứa hỗn hợp NaOH a mol/lít và Ba(OH)2 b mol/lít. Để trung hoà 50 ml dung dịch X cần 100 ml dung dịch HCl 0,1M. Mặt khác, sục 198,32 ml CO2 (đkc) vào 50 ml dung dịch X thu được 0,2955 gam kết tủa. Giá trị của a là :

  • A.0,17.   
  • B. 0,14.   
  • C. 0,185.   
  • D. 0,04.

Câu 28: Phản ứng sản xuất vôi: CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g); ΔH > 0 .

Biện pháp kĩ thuật tác động vào quá trình sản xuất vôi để tăng hiệu suất phản ứng là

  • A. giảm nhiệt độ.
  • B. tăng nhiệt độ và giảm áp suất khí CO2.
  • C. tăng áp suất.
  • D. giảm nhiệt độ và tăng áp suất khí CO2.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác