Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 12 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ester không được ứng dụng trong

  • A. luyện kim.                                      
  • B. làm dung môi.                      
  • C. làm hương liệu cho mĩ phẩm.                   
  • D. làm vật liệu polymer.

Câu 2: Chất béo có vai trò

  • A. là nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng.                                
  • B. cung cấp acid cho dịch dạ dày.
  • C. cung cấp dung dịch muối có lợi cho sức khỏe.                                  
  • D. thủy phân alkane có trong cơ thể.

Câu 3: Khi xà phòng hóa 1 mol ester cần 120 gam NaOH nguyên chất. Mặt khác khi xà phòng hoá 1,27 gam ester đó thì cần 0,6 gam NaOH và thu được 1,41 gam muối duy nhất. Biết alcohol hoặc acid là đơn chức. Công thức cấu tạo của ester là

  • A. C3H5(COOCH=CH2)3.                    
  • B. C3H5(COOCH3)3.                            
  • C. (CH3COO)3C3H5.                            
  • D. (CH2=CHCOO)3C3H5.

Câu 4: Chọn khái niệm đúng:

  • A. Chất giặt rửa được sản xuất từ tinh bột.
  • B. Chất giặt rửa là những chất có tác dụng làm sạch các vết bẩn trên bề mặt vật rắn.
  • C. Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước có tác dụng làm sạch các vết bẩn bám trên các vật rắn.
  • D. Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước có tác dụng làm sạch các vết bẩn bám trên các vật rắn mà không gây ra phản ứng hóa học với các chất đó.

Câu 5: Hợp chất nào dưới đây được sử dụng làm  xà phòng?

  • A. CH3COONa
  • B. CH3(CH2)12COONa.
  • C. CH3(CH2)12COOCH3.
  • D. CH3(CH2)5O(CH2)5CH3.

Câu 6: Hợp chất đường chiếm thành phần chủ yếu trong mật ong là:

  • A.Glucose               
  • B.Fructose             
  • C.Saccharose       
  • D.Maltose

Câu 7: Saccharose và maltose sẽ tạo sản phẩm giống nhau khi tham gia phản ứng nào dưới đây ?

  • A. Tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3
  • B. Thủy phân
  • C. Tác dụng với Cu(OH)2         
  • D. Đốt cháy hoàn toàn.

Câu 8: Saccharose là một loại disaccharide có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường. Công thức phân tử của saccharose là 

  • A. C6H12O6
  • B. (C6H10O5)n        
  • C. C12H22O11.         
  • D. C2H4O2.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Saccharose và fructose là đồng phân của nhau.
  • B. Saccharose chỉ có cấu tạo dạng mạch vòng.
  • C. Maltose có nhiều trong mạch nha. 
  • D. Saccharose và maltose đều là disaccharide.

Câu 10: Đun nóng 34,2 gam maltose trong dung dịch sulfuric acid loãng. Trung hòa dung dịch thu được sau phản ứng bằng dung dịch NaOH rồi cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng thu được 37,8 gam Ag. Hiệu suất của phản ứng thủy phân maltose

  • A. 87,5%   
  • B. 69,27%   
  • C. 62,5%   
  • D. 75,0%

Câu 11: Amine là hợp chất khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hydrogen trong phân tử NH3

  • A. bằng một hay nhiều gốc NH2
  • B. bằng một hay nhiều gốc hydrocarbon.
  • C. bằng một hay nhiều gốc Cl.
  • D. bằng một hay nhiều gốc alkyl.

Câu 12: Dung dịch methylamine trong nước làm

  • A. quỳ tím không đổi màu.                  
  • B. quỳ tím hoá xanh.
  • C. phenolphtalein hoá xanh.      
  • D. phenolphtalein không đổi màu

Câu 13: Dãy nào sau đây gồm các chất được xếp theo thứ tự tăng dần lực base?

  • A. aniline, methylamine, ammonia
  • B. aniline, ammonia, methylamine
  • C. ammonia, ethylamine, aniline
  • D. ethylamine, aniline, ammonia

Câu 14: Da nhân tạo (PVC) được điều chế từ khí thiên nhiên theo sơ đồ:

 CH4 → C2H2 → C2H3Cl → PVC

Nếu hiệu suất của toàn bộ quá trình điều chế là 20%, muốn điều chế được 1 tấn PVC thì thể tích khí thiên nhiên (chứa 80% methane) ở điều kiện chuẩn cần dùng là

  • A.4924,8 m3.         
  • B. 4841,8 m3.         
  • C. 4958,0 m3.         
  • D.7608,5 m3.

Câu 15: Khi nhựa PVC cháy sinh ra nhiều khí độc như: CO, COCl2, CH3Cl,… trong đó có khí X. Khi cho khí X vào dung dịch AgNO3 thu được kết tủa trắng không tan trong dung dịch HNO3. Công thức của khí X là

  • A. HCl.
  • B. CO2.
  • C. CH2=CHCl.
  • D. PH3.

Câu 16: polymer nào sau đây được dùng để chế tạo vật liệu có tính dẻo?

  • A. Poly(vinyl chloride).
  • B. Poly(vinyl cyanide).
  • C. Poli(hexamethylene adipamide).
  • D. Poly(ethylene terephthalate).

Câu 17: Phản ứng cắt mạch của polymer là gì?

  • A. Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ thành phân tử lớn.
  • B. Quá trình phân hủy polymer thành các phân tử nhỏ hơn.
  • C. Quá trình biến đổi cấu trúc không gian của polymer.
  • D. Quá trình thay thế một số nguyên tử trong mạch polymer.

Câu 18: Khối lượng phân tử của tơ capron là 15000 amu. Số mắt xích trung bình trong phân tử của loại tơ này gần nhất là:

  • A. 145.        
  • B. 133.         
  • C. 118.         
  • D. 113.

Câu 19: Polymer X có hệ số trùng hợp là 560 và phân tử khối là 35000. Công thức một mắt xích của X là:

  • A. –CH2–CHCl–.   
  • B. –CH=CCl–.       
  • C. –CCl=CCl–.      
  • D. –CHCl–CHCl–.

Câu 20: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:

  • A. Enzyme là những chất hầu hết có bản chất protein, có khả năng xúc tác cho các quá trình hóa học, đặc biệt trong các cơ thể sinh vật.
  • B. Enzyme là những protein có khả năng xúc tác cho các quá trình hóa học, đặc biệt trong các cơ thể sinh vật.
  • C. Enzyme là những chất không có bản chất protein, có khả năng xúc tác cho các quá trình hóa học, đặc biệt trong các cơ thể sinh vật.
  • D. Enzyme là những chất hầu hết không có bản chất protein, có khả năng xúc tác cho quá trình hóa học, đặc biệt trong cơ thể sinh vật.

Câu 21: Chất cơ sở để hình thành nên các phân tử protein đơn giản là

  • A. amino acid.
  • B. acid béo. 
  • C. các loại đường.            
  • D. tinh bột.

Câu 22: Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên là do

  • A. sự đông tụ của protein do nhiệt độ. 
  • B. sự đông tụ của lipit.     
  • C. phản ứng màu của protein.    
  • D. phản ứng thuỷ phân của protein.

Câu 23: Khó khăn về tự nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ khi phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả là 

  • A. đất thường xuyên bị rửa trôi, xói mòn.
  • B. địa hình núi cao hiểm trở. 
  • C. hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối, thiếu nước về mùa đông. 
  • D. thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ quét lũ ống.

Câu 24: Cho các chất sau: H2NCH2COOH (X), CH3COOH3NCH3 (Y), C2H5NH2 (Z), H2NCH2COOC2H5 (T). Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl là:

  • A. X, Y, Z, T.         
  • B. X, Y, T.   
  • C. X, Y, Z.   
  • D. Y, Z, T.

Câu 25: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Phân tử glutamic acid có hai nguyên tử oxygen. 
  • B. Aniline tác dụng với nước bromine tạo kết tủa.
  • C. Ở điều kiện thường, glycine là chất lỏng. 
  • D. Phân tử Gly-Ala có một nguyên tử nitrogen.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác