Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 12 Chân trời bài 9: Đại cương về Polymer

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 Chân trời sáng tạo bài 9: Đại cương về Polymer có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Polymer thu được khi trùng hợp ethylene là

  • A. Polybuta-1,3-diene.     
  • B. Poly(vinyl chloride).    
  • C. Polyethylene.     
  • D. Polypropylene.

Câu 2: Tính chất hoá học nào sau đây không phải tính chất hoá học của polymer?

  • A. Phản ứng phân cắt mạch cacbon                
  • B. Phản ứng giữ nguyên mạch polymer
  • C. Phản ứng tăng mạch polymer          
  • D. Phản ứng trùng hợp 

Câu 3: Quá trình cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau (monomer) tạo thành phân tử lớn (polymer) được gọi là phản ứng

  • A. thuỷ phân.
  • B. trùng hợp.
  • C. trùng ngưng.
  • D. xà phòng hoá.

Câu 4: Chất tham gia phản ứng trùng hợp để tạo ra polymer là   

  • A. vinyl chloride.   
  • B. propane.                                
  • C. toluene.              
  • D. ethane.

Câu 5: Polymer thuộc loại tơ thiên nhiên là

  • A. tơ nitron. 
  • B. tơ visco.  
  • C. tơ nilon-6,6.      
  • D. tơ tằm.

Câu 6: Khi phân tích thành phần một polymer X thấy tỉ lệ số mol C và H tương ứng là 1 : 1. X là polymer nào dưới đây?

  • A. Polypropylene.
  • B. Tinh bột.
  • C. Polystyrene.
  • D. Poly(vinyl chloride).

Câu 7: Polyethylene (PE) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?

  • A. CH2=CH2.        
  • B. CH2=CH-CH3.  
  • C. CH2=CHCl.      
  • D. CH3-CH3.

Câu 8: Polymer nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

  • A. Poly(vinyl chloride)     
  • B. Polyethylene.
  • C. Poly(hexamethylene adipamide).      
  • D. Polybutadiene.

Câu 9: Loại polymer nào sau đây có chứa nguyên tố nitrogen?

  • A. Polystyrene.
  • B. Poly(vinyl chloride).
  • C. Polyisoprene.
  • D. Nylon-6,6.

Câu 10: Phản ứng cắt mạch của polymer là gì?

  • A. Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ thành phân tử lớn.
  • B. Quá trình phân hủy polymer thành các phân tử nhỏ hơn.
  • C. Quá trình biến đổi cấu trúc không gian của polymer.
  • D. Quá trình thay thế một số nguyên tử trong mạch polymer.

Câu 11: Polymer được tổng hợp bằng 2 phương pháp là trùng hợp và trùng ngưng. Vậy 2 phương pháp này có điểm chung là 

  • A. đều giải phóng phân tử nhỏ như nước                            
  • B. quá trình cộng nhiều phân tử nhỏ 
  • C. các monome có đặc điểm cấu tạo giống nhau                 
  • D. Đều có xúc tác kim loại Na

Câu 12: Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:

  • A. styrene; chlorobenzene; isoprene; but-1-en.
  • B. 1,2-dichloropropane; vinyl acetyl ethylene; vinylbenzene; toluene.
  • C. buta-1,3-diene; cumene; ethylene; trans-but-2-en.
  • D. 1,1,2,2-tetrafluoroethane; propylene; styrene; vinyl chloride.

Câu 13: Phân tử khối của một đoạn mạch cellulose là 2 430 000. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch cellulose nêu trên là

  • A. 15 000.
  • B. 12 500.
  • C. 12 000.
  • D. 16 000.

Câu 14: Polyethylene có khối lượng phân tử là 56000. Hệ số trùng hợp n của polymer này là:

  • A. 1000.      
  • B. 1500.      
  • C. 2500.      
  • D. 2000.

Câu 15: Polymer X có hệ số trùng hợp là 560 và phân tử khối là 35000. Công thức một mắt xích của X là:

  • A. –CH2–CHCl–.   
  • B. –CH=CCl–.       
  • C. –CCl=CCl–.       
  • D. –CHCl–CHCl–.

Câu 16: Đồng trùng hợp butadiene với stiren được polymer X. Đốt cháy hoàn toàn lượng polymer X thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 16 : 9. Tỉ lệ giữa số mắt xích butadien và stiren trong polymer X là:

  • A. 1 : 1
  • B. 1 : 2
  • C. 3 : 1
  • D. 2 : 3

Câu 17: Tiến hành clo hoá Poly(vinyl clorua) thu được một loại polymer X dùng để điều chế tơ clorin. Trong X có chứa 62,39% clo theo khối lượng. Vậy, trung bình có bao nhiêu mắt xích PVC phản ứng được với một phân tử clo ?

  • A. 1.  
  • B. 4.   
  • C. 3.   
  • D. 2.

Câu 18: Để điều chế cao su Buna người ta có thể thực hiện theo các sơ đồ biến hóa sau:

 

Tính khối lượng ethane cần lấy để có thể điều chế được 5,4 kg cao su Buna theo sơ đồ trên ?

  • A. 46,875 kg.         
  • B. 62,50 kg. 
  • C. 15,625 kg.         
  • D. 31,25 kg.

Câu 19: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng:

  • A. Phản ứng trùng hợp chỉ xảy ra với các monomer có chứa liên kết đôi C=O.
  • B. Poly(tetrafluoroethylene) tham gia phản ứng thủy phân.
  • C. Tốc độ phản ứng hóa học của polymer phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cấu trúc mạch phân tử, khối lượng phân tử, nhiệt độ, chất xúc tác,...
  • D. Poly(isoprene) dễ cháy nhất do có cấu trúc mạch chứa nhiều liên kết C-C no.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác