Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 12 Chân trời bài 16: Hợp kim, sự ăn mòn kim loại

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 Chân trời sáng tạo bài 16: Hợp kim, sự ăn mòn kim loại có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ăn mòn kim loại là gì?

  • A. Là sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường.
  • B. Là sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong dung dịch muối của chúng
  • C. Là sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong dung dịch axit
  • D. Là sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong dung dịch kiềm

Câu 2: Câu nào sau đây không dúng khi nói về sự ăn mòn kim loại?

  • A. Là sự phá huỷ kim loại
  • B. Là sự tách oxit trong dung dịch muối của kim loại
  • C. Là sự phá huỷ hợp kim
  • D. Là sự bào mòn kim loại

Câu 3: Điều kiện để xảy ra sự ăn mòn hóa học là gì?

  • A. Kim loại được đặt trong môi trường có chứa dung dịch axit
  • B. Kim loại được đặt trong môi trường có chứa dung dịch kiềm
  • C. Kim loại được đặt trong môi trường có chứa chất oxi hóa
  • D. Kim loại được đặt trong môi trường có chứa chất khử

Câu 4: Trong ăn mòn hóa học, electron mà kim loại nhường đi được:

  • A. Chuyển trực tiếp vào dung dịch axit
  • B. Chuyển trực tiếp vào dung dịch kiềm
  • C. Chuyển trực tiếp vào chất bị oxi hóa
  • D. Chuyển trực tiếp vào môi trường

Câu 5: Ăn mòn điện hóa là gì?

  • A. Là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tiếp xúc với dung dịch chất điện li tạo nên dòng điện.
  • B. Là sự phá hủy kim loại do tiếp xúc với dung dịch chất điện li tạo nên dòng điện.
  • C. Là sự phá hủy hợp kim do tiếp xúc với dung dịch chất điện li tạo nên dòng điện.
  • D. Là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tiếp xúc với môi trường có chất oxi hóa tạo nên dòng điện.

Câu 6: Sau một ngày lao động người ta phải làm vệ sinh bề mặt kim loại của các thiết bị máy móc, dụng cụ lao động. Việc làm này có mục đích chính là

  • A. Để kim loại đỡ bị ăn mòn 
  • B. Để không làm bẩn quần áo khi lao động
  • C. Để không bị ô nhiễm môi trường.
  • D. Để kim loại sáng bóng đẹp mắt.

Câu 7: Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học?

  • A. Thép cacbon để trong không khí ẩm. 
  • B. Kim loại sắt trong dung dịch HNO3 loãng.         
  • C. Kim loại kẽm trong dung dịch HCl.
  • D. Đốt dây sắt trong khí oxi khô.

Câu 8: Biết rằng ion Pb2+ trong dung dịch oxi hóa được Sn. Khi nhúng hai thanh kim loại Pb và Sn được nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch chất điện li thì

  • A. chỉ có Pb bị ăn mòn điện hoá.         
  • B. chỉ có Sn bị ăn mòn điện hoá.  
  • C. cả Pb và Sn đều bị ăn mòn điện hoá.
  • D. cả Pb và Sn đều không bị ăn mòn điện hoá.

Câu 9: Trong thực tế, không sử dụng cách nào sau đây để bảo vệ kim loại sắt khỏi bị ăn mòn?

  • A. Phủ một lớp sơn lên bề mặt sắt. 
  • B. Tráng kẽm lên bề mặt sắt.     
  • C. Tráng thiếc lên bề mặt sắt.
  • D. Gắn đồng với kim loại sắt. 

Câu 10: Những hợp kim có tính chất nào dưới đây được ứng dụng để chế tạo tên lửa, tàu vũ trụ, máy bay?

  • A. Những hợp kim có tính cứng cao.
  • B. Những hợp kim có tính dẫn điện tốt. 
  • C. Những hợp kim nhẹ, bền, chịu được nhiệt độ cao, áp suất cao.
  • D. Những hợp kim không gỉ, có tính dẻo cao.

Câu 11: Thí nghiệm nào sau đây Fe chỉ bị ăn mòn hóa học?

  • A. Cho hợp kim Fe – Cu vào dung dịch CuSO4
  • B. Đốt cháy dây sắt trong không khí khô.      
  • C. Cho Fe vào dung dịch AgNO3.        
  • D. Để mẩu gang lâu ngày trong không khí ẩm.

Câu 12: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần chìm dưới nước) các khối kim loại nào sau đây?

  • A. Zn.                    
  • B. Cu.
  • C. Ag.
  • D. Na. 

Câu 13: Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hoá?

  • A. Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3.
  • B. Đốt lá sắt trong khí Cl2.
  • C. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4
  • D. Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng.

Câu 14: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

  • A. Ăn mòn hoá học phát sinh dòng điện. 
  • B. Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là tính khử.
  • C. Bản chất của ăn mòn kim loại là quá trình oxi hoá-khử.
  • D. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại. 

Câu 15: Cho các hợp kim: Fe–Cu; Fe–C; Zn–Fe; Mg–Fe tiếp xúc với không khí ẩm. Số hợp kim trong đó Fe bị ăn mòn điện hóa là

  • A. 3 
  • B. 4 
  • C. 2 
  • D. 1

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác