Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 12 Chân trời bài 4: Saccharose vả maltose

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 Chân trời sáng tạo bài 4: Saccharose vả maltose có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Saccharose là một loại disaccharide có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường. Công thức phân tử của saccharose là

  • A. C6H12O6.                       
  • B. (C6H10O5)                   
  • C. C12H22O11.                    
  • D. C2H4O2.

Câu 2: Maltose là một loại disaccharide có nhiều trong mạch nha. Công thức phân tử của maltose là 

  • A. C6H12O6.                       
  • B. (C6H10O5)                   
  • C. C12H22O11.                    
  • D. C2H4O2..

Câu 3: Số nguyên tử oxygen trong phân tử saccharose là

  • A. 11 
  • B. 6    
  • C. 5    
  • D. 12.

Câu 4: Số nguyên tử Hydrogen trong phân tử maltose là

  • A. 11 
  • B. 22  
  • C. 6    
  • D. 12.

Tiền hành thí nghiệp theo các bước sau và chọn đáp án đúng câu 5  và câu 6 dưới đây:

Bước 1: Cho khoảng 2ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm. Sau đó thêm khoảng 0,5 ml dung dịch CuSO4 5% vào lắc nhẹ.

Bước 2: Cho khoảng 3ml dung dịch saccharose 5% vào ống nghiệm, lắc nhẹ.

Câu 5: Kết quả sau bước 3 là:

  • A. kết tủa bị hòa tan, thu được dung dịch màu xanh lá
  • B. kết tủa bị hòa tan, thu được dung dịch màu xanh lam
  • C. kết tủa bị hòa tan, thu được dung dịch màu hồng
  • D. kết tủa bị hòa tan, thu được dung dịch màu tím

Câu 6: Để hiện tượng ở bước 3 vẫn tương tự thì ta thay dung dịch NaOH ở bước 2 thành dung dịch nào?

  • A. Na (OH)2
  • B. Cu(OH)2
  • C. KOH
  • D. H2O

Câu 7: Carbohydrate nào dưới đây không có nhóm -OH hemiacetal (hoặc hemikatal)?

  • A. Glucose.  
  • B. Fructose. 
  • C. Saccharose.       
  • D. Maltose

Câu 8: Đường ăn (saccharose) là chất làm ngọt phổ biến trong sản xuất thực phẩm, còn đường mạch nha (maltose) chủ yếu sử dụng để sản xuất bia. Chọn phát biểu không đúng:

  • A. Saccharose và maltose đều là đường đơn.
  • B. Maltose có trong ngũ cốc nảy mầm, các loại thực vật, rau quả, ...
  • C. Saccharose và maltose là đồng phân cấu tạo của nhau.
  • D. Saccharose có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải.

Câu 9: Dung dịch chất nào sau đây hòa tan Cu(OH)2, thu được dung dịch có màu xanh lam?

  • A. Saccharose.       
  • B. Ethyl alcohol.    
  • C. Propane-1,3-diol.         
  • D. Acetic acid.

Câu 10: Thủy phân chất X, thu được hai monosaccharide Y và Z. Biết Y có trong máu người trưởng thành khở mạnh và lúc đói có nồng độ khoảng 4,4 – 7,2 mmol/L. Phân tử khối của Y là:

  • A. 167
  • B. 180
  • C. 257
  • D. 312

Câu 11: Chất X còn được gọi là đường mạch nha được sản xuất từ ngũ cốc. Chất Y là nguyên liệu để làm bánh kẹo, nước giải khát. Thủy phân Y thu được hai monosaccharide. Tên gọi của X, Y lần lượt là:

  • A. glucose và cellulose. 
  • B. tinh bột và saccharose.
  • C. fructose và glucose. 
  • D. maltose và saccharose.

Câu 12: Thủy phân 100 gam saccharose thu được 104,5 gam hỗn hợp gồm glucose, fructose và saccharose còn dư. Hiệu suất phản ứng thủy phân saccharose là x%. Giá trị của x là bao nhiêu?

  • A. 85
  • B. 75,5
  • C. 70
  • D. 85,5

Câu 13: Chất hữu cơ X có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường,... Nồng độ của X trong nước mía có thể đạt tới 13%. Chất X là

  • A. glucose. 
  • B. fructose. 
  • C. saccharose. 
  • D. maltose.

Câu 14: Saccharose và glucose đều có phản ứng

  • A. cộng H2 (Ni, to). 
  • B. tráng bạc. 
  • C. với Cu(OH)2.     
  • D. thủy phân.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Maltose không có nhóm -OH hemiacetal.
  • B. Một phân tử saccharose gồm hai đơn vị α – glucose.
  • C. Hai đơn vị α – glucose trong maltose liên kết với nhau bằng liên kết α – 1, 2 – glycoside.
  • D. Saccharose và maltose có cùng công thức phân tử.

Câu 16:  Thuỷ phân hoàn toàn 3,42 gam saccharose trong môi trường acid, thu được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

  • A. 21,60.      
  • B. 2,16.        
  • C. 4,32.        
  • D. 43,20.

Câu 17: Khi thuỷ phân một lượng saccarose thu được 270 gam hỗn hợp glucose và fructose. Khối lượng saecarose đã thuý phân là:

  • A. 513 gam. 
  • B. 288 gam. 
  • C. 256,5 gam. 
  • D. 270 gam.

Câu 18: Thủy phân hoàn toàn 1kg saccharose sẽ thu được:

  • A. 0,5kg glucose và 0,5kg fructose.
  • B. 1kg glucose và 1kg fructose.
  • C. 0,5263kg glucose và 0,5263kg fructose
  • D. 2kg glucose.

Câu 19: Thủy phân 68,4 gam saccharose với hiệu suất 75%, thu được m gam glucose. Giá trị của m là

  • A. 54. 
  • B. 27  
  • C. 72. 
  • D. 36.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Glucose và saccharose đều là carbohydrate.
  • B. Trong dung dịch, glucose và fructose đều hòa tan được Cu(OH)2.
  • C. Glucose và saccharose đều có phản ứng tráng bạc.
  • D. Glucose và fructose là đồng phân của nhau.

Câu 21: Carbohydrate X là một disacchride có nhiều trong củ cải đường. Thủy phân hoàn toàn X trong môi trường acid thu được Y có khả năng làm mất màu nước bromine. Tên gọi của X và Y lần lượt là 

  • A. Maltose, glucose.                   
  • B. Saccharose, fructose.
  • C. Saccharose, glucose.              
  • D. Maltose, fructose.

Câu 22: Cho 6,84 gam hỗn hợp saccharose và maltose tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 được 1,08 gam Ag. Số mol saccharose và maltose trong hỗn hợp lần lượt là

  • A. 0,01 mol và 0,01 mol.     
  • B. 0,015 mol và 0,005 mol.
  • C. 0,01 mol và 0,02 mol.     
  • D. 0,005 mol và 0,015 mol.

Câu 23: Nước mía chiếm 70% khối lượng của cây mía. Lượng saccharose trong nước mía ép là khoảng 20%. Khối lượng saccharose thu được từ 1,0 tấn mía nguyên liệu (cho biết hiệu suất của toàn bộ quá trình là 80%) là

  • A. 112,0 kg.     
  • B. 140,0 kg.
  • C. 160,0 kg.     
  • D. 200,0 kg.

Câu 24: Thủy phân hỗn hợp gồm 0,01 mol saccharose và 0,02 mol maltose trong môi trường acid, với hiệu suất đều là 60% theo mỗi chất, thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X, thu được dung dịch Y, sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

  • A. 7,776.     
  • B. 6,480.
  • C. 8,208.   
  • D. 9,504.

Câu 25: Thủy phân m gam maltose thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được a gam Ag. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Mối liên hệ giữa m và a là

  • A. m: a = 171: 216.
  • B. m: a = 126: 171.
  • C. m: a = 432: 171.
  • D. m: a = 171: 432.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác