Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 12 Chân trời bài 4: Saccharose vả maltose (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 chân trời sáng tạo bài 4: Saccharose vả maltose (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Carbohydrate nào có nhiều trong cây mía và củ cải đường?

  • A. Glucose.             
  • B. Tinh bột.
  • C. Fructose.             
  • D. Saccharose.

Câu 2: “Đường mía” là thương phẩm có chứa chất nào dưới đây?

  • A. glucose             
  • B. tinh bột.
  • C. Fructose.             
  • D. saccharose.

Câu 3: Gốc glucose và gốc fructose trong phân tử saccharose liên kết với nhau qua nguyên tử

  • A. hydrogen.             
  • B. nitrogen.
  • C. carbon.             
  • D. oxygen.

Câu 4: Khi hạt lúa nẩy mầm, tinh bột dự trữ trong hạt lúa được chuyển hóa thành:

  • A. Glucose             
  • B. Fructose
  • C. Maltose            
  • D. Saccharose

Câu 5: Chất nào sau đây là đồng phân của Maltose?

  • A.Glucose   
  • B.Saccharose       
  • C.Tinh bột   
  • D.Cellulose

Câu 6: Saccharose là một loại disaccharide có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường. Công thức phân tử của saccharose là 

  • A. C6H12O6
  • B. (C6H10O5)n         
  • C. C12H22O11.         
  • D. C2H4O2.

Câu 7: Maltose là một loại disaccharide có nhiều trong mạch nha. Công thức phân tử của maltose là 

  • A. C6H12O6
  • B. (C6H10O5)n         
  • C. C12H22O11.         
  • D. C3H6O2.

Câu 8: Số nguyên tử oxygen trong phân tử maltose là

  • A. 11 
  • B. 6   
  • C. 5   
  • D. 12.

Câu 9: Một phân tử saccharose có

  • A. một đơn vị β-glucose và một đơn vị β-fructose.
  • B. một đơn vị β-glucose và một đơn vị α-fructose.
  • C. hai đơn vị α-glucose.
  • D. một đơn vị α-glucose và một đơn vị β-fructose.

Câu 10: Một phân tử maltose có

  • A. một đơn vị β-glucose và một đơn vị β-fructose.
  • B. một đơn vị β-glucose và một đơn vị α-fructose.
  • C. hai đơn vị α-glucose.
  • D. một đơn vị α-glucose và một đơn vị β-fructose.

Câu 11: Carbohydrate nào dưới đây không có nhóm -OH hemiacetal (hoặc hemikatal)?

  • A. Glucose.  
  • B. Fructose. 
  • C. Saccharose.       
  • D. Maltose

Câu 12: Trong dung dịch, saccharose phản ứng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu

  • A. vàng.       
  • B. xanh lam. 
  • C. tím.          
  • D. nâu đỏ.

Câu 13: Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccharose và 0,01 mol maltose một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NHthì lượng Ag thu được là :

  • A.0,090 mol.             
  • B. 0,095 mol.
  • C. 0,12 mol.             
  • D. 0,06 mol.

Câu 14: Cho 34,2 gam mẫu saccharose có lẫn maltose phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được 0,216 gam Ag. Tính độ tinh khiết của mẫu saccharose trên?

  • A. 1%             
  • B. 99%
  • C. 90%             
  • D. 10%

Câu 15: Cho dung dịch chứa 3,51 gam hỗn hợp gồm saccharose và glucose phản ứng AgNO3 dư trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam Ag. Vậy phần trăm theo khối lượng saccharose trong hỗn hợp ban đầu là:

  • A. 48,72%             
  • B. 48,24%
  • C. 51,23%             
  • D. 55,23%

Câu 16: Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccharose rồi lấy sản phẩm cho tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được m gam bạc (phản ứng xảy ra hoàn toàn). Giá trị của m là

  • A. 32,4             
  • B. 10,8
  • C. 43,2            
  • D. 21,6

Câu 17: Đun nóng dung dịch chứa 8,55 gam carbohydrate X với một lượng nhỏ HCl. Cho sản phẩm thu được tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thấy tạo thành 10,8 gam Ag kết tủa. Hợp chất X là:

  • A. Glucose.             
  • B. Fructose.
  • C. Tinh bột.             
  • D. Saccharose.

Câu 18: Đun nóng 34,2 gam maltose trong dung dịch sulfuric acid loãng. Trung hòa dung dịch thu được sau phản ứng bằng dung dịch NaOH rồi cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng thu được 37,8 gam Ag. Hiệu suất của phản ứng thủy phân maltose

  • A. 87,5%   
  • B. 69,27%   
  • C. 62,5%   
  • D. 75,0%

Câu 19: Thực hiện phản ứng thủy phân a mol maltose trong môi trường acid (hiệu suất thủy phân là h). Trung hòa acid bằng kiềm rồi cho hỗn hợp sau phản ứng tác dụng với AgNO3/NH3 dư, thu được b mol Ag. Mối liên hệ giữa h, a và b là:

  • A. h = (b-2a)/2a
  • B. h = (b-a)/2a
  • C. h = (b-a)/a
  • D. h = (2b-a)/a

Câu 20: Thủy phân hoàn toàn 100 gam dung dịch nước rỉ đường (nước sinh ra trong quá trình sản xuất đường saccharose từ mía) thu được dung dịch, pha loãng thành 100 ml dung dịch X. Lấy 10 ml dung dịch X cho tham gia phản ứng tráng bạc trong môi trường kiềm với sự có mặt của NaOH và NH3 thu được 0,648 gam Ag. Tính nồng độ của saccharose trong dung dịch nước rỉ đường.

  • A. 5.21             
  • B. 3,18
  • C. 5,13             
  • D. 4,34

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác