Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 12 Chân trời bài 20: Sơ lược về phức chất và sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 Chân trời sáng tạo bài 20: Sơ lược về phức chất và sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong phức chất có:

  • A. Nhân trung tâm
  • B. Nhân cứng
  • C. Nhân mềm
  • D. Hạt nhân

Câu 2: Liên kết giữa phối tử và nguyên tử trung tâm trong phức chất thuộc loại liên kết nào?

  • A. Liên kết cộng hóa trị 
  • B. Liên kết cho – nhận
  • C. Liên kết electron
  • D. Liên kết kém bền

Câu 3: Trong phức chất, yếu tố nào cho cặp electron?

  • A. Nguyên tử trung tâm
  • B. Nhân trung tâm
  • C. Phối tử
  • D. Orbital

Câu 4: Hãy cho biết nguyên tử trung tâm của phức chất [Cr(NH3)6]3+ là gì?

  • A. Cr3+
  • B. NH3
  • C. Cr
  • D. NH33+

Câu 5: Hãy cho biết dấu hiệu của phản ứng tạo phức chất trong dung dịch?

  • A. Các phản ứng tạo phức chất thường có mùi đặc trưng
  • B. Các phản ứng tạo phức chất thường cho kết tủa có màu xanh 
  • C. Các phản ứng tạo phức chất thường biến đổi màu sắc
  • D. Các phản ứng tạo phức chất thường cho kết tủa có màu tím

Câu 6: Trong phức chất:

  • A. Có thể xảy ra phản ứng thay thế nguyên tử trung tâm
  • B. Có thể xảy ra phản ứng thay thế phối tử 
  • C. Có thể xảy ra phản ứng thay thế nhân trung tâm
  • D. Có thể xảy ra phản ứng trao đổi nguyên tử trung tâm

Câu 7: Chọn phát biểu sai. Ứng dụng của phức chất 

  • A. điều chế kim loại hoạt động mạnh và trung bình. 
  • B. nhiều phức chất có khả năng chữa trị hoặc kiểm soát bệnh.
  • C. phức chất Co3+ cấu tạo nên vitamin B12. 
  • D. nhận biết và xác định hàm lượng các ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch.

Câu 8:  Phản ứng nào sau đây không xảy ra với phức chất?

  • A. Phản ứng trao đổi phối tử.
  • B. Phản ứng oxi hóa khử.
  • C. Phản ứng khử. 
  • D. Phản ứng phân hủy.

Câu 9: Khi thêm amonia vào dung dịch Ag+, phức chất nào sẽ hình thành?

  • A. [AgCl]₂  
  • B. [Ag(NH₃)₄]²⁺
  • C. [Ag(NH₃)₂]⁺ 
  • D. [AgCl₂]⁻

Câu 10: Khi [CuCl₄]²⁻ hòa tan trong dung dịch acid, phức chất nào sau đây sẽ được hình thành?

  • A. [Cu(NH₃)₄]²⁺ 
  • B. [Cu(H₂O)₆]²⁺
  • C. [CuCl₄]²⁻
  • D. [CuCl₂]⁻  

Câu 11: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát được là:

  • A. Có kết tủa màu xanh lam tạo thành và có khí màu nâu đỏ thoát ra. 
  • B. Lúc đầu có kết tủa màu xanh lam, sau đó kết tủa tan dần tạo thành dung dịch màu xanh thẫm. 
  • C. Dung dịch màu xanh thẫm tạo thành,
  • D. Có kết tủa màu xanh lam tạo thành

Câu 12: Phản ứng có sự tạo thành phức chất của Cu2+

  • A. Cho từ từ NH3 đến dư vào dung dịch CuSO4
  • B. Cho từ từ H2O đến dư vào dung dịch CuSO4.
  • C. Cho từ từ NaOH đến dư vào dung dịch CuSO4.
  • D. Cho từ từ HCl đến dư vào dung dịch CuSO4

Câu 13: Nhỏ vài giọt dung dịch NaCl và ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3. Sau đó nhỏ từ từ dung dịch NHcho đến dư vào ống nghiệm. Hiện tượng quan sát được là:

  • A. Có kết tủa màu trắng, sau đó kết tủa tan dần tạo thành dung dịch không màu. 
  • B. Có kết tủa màu trắng tạo thành và có khí không màu thoát ra. 
  • C. Có kết tủa màu trắng tạo thành
  • D. Dung dịch màu màu trắng tạo thành,

Câu 14: Phức chất nào có dạng hình học vuông phẳng với các liên kết phối trí được sắp xếp đối xứng?

  • A. [CuCl₄]²⁻
  • B. [Ni(CO)₄]  
  • C. [Co(NH₃)₆]³⁺
  • D. [PtCl₄]²⁻  

Câu 15: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng thế phối tử trong phức chất.

  • A. NaCl + AgNO3 → AgCl ↓ + NaNO3
  • B. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO+ H2O
  • C. Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O  
  • D. [Cu(NH3)4]2+ + 2Cl- → [CuCl2]2- + 2NH

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác