Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 12 chân trời Ôn tập chương 4: Polymer

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 chân trời sáng tạo Ôn tập chương 4: Polymer có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cấu tạo của monomer tham gia được phản ứng trùng ngưng là

  • A. trong phân tử phải có liên kết chưa no hoặc vòng không bền.
  • B. thỏa điều kiện về nhiệt độ, áp suất, xúc tác thích hợp.
  • C. có ít nhất 2 nhóm chức có khả năng tham gia phản ứng.
  • D. các nhóm chức trong phân tử đều có chứa liên kết đôi.

Câu 2: Sự kết hợp các phân tử nhỏ (monomer) thành các p.tử lớn (polymer) đồng thời loại ra các phân tử nhỏ như H2O, NH3, HCl được gọi là:   

  • A. sự tổng hợp      
  • B. sự polymer hóa           
  • C. sự trùng hợp     
  • D. sự trùng ngưng

Câu 3: Polymer nào sau đây có công thức(-CH2-CH(CN))n?

  • A. Poly(methyl methacrylate).             
  • B. Polyethylene.
  • C. Polyacrylonitrile.                   
  • D. Poly(vinyl chloride).

Câu 4: Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polymer là

  • A. CH3-CH3.                   
  • B. CH3-CH2-CH3
  • C. CH3-CH2-Cl.              
  • D. CH2=CH-CH3.

Câu 5: PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với acid, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,... PVC được tổng hợp trực tiếp từ monome nào sau đây?

  • A. vinyl chloride
  • B. acrylonitrile
  • C. propylene
  • D. vinyl acetate.

Câu 6: Phân tử monome tham gia phản ứng trùng hợp thì về mặt cấu tạo có điều kiện cần là

  • A. có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng                              
  • B. phải có liên kết bội 
  • C. phải có liên kết bội hoặc là vòng kém bền có thể mở ra
  • D. phải có vòng kém bền có thể mở ra hoặc có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng

Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Amylose có cấu trúc mạch phân nhánh.
  • B. Poliacrilonitrin được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
  • C. Polybutadiene được dùng để sản xuất cao su buna.
  • D. Poly(vinyl chloride) được điều chế bằng phản ứng cộng HCl vào ethylene.

Câu 8: Cho các chất: caprolactam (1), isopropylbenzene (2), acrilonitrin (3), glycine (4), vinyl acetate (5). Các chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polymer là

  • A. (1), (2) và (3).  
  • B. (1), (2) và (5).  
  • C. (1), (3) và (5).  
  • D. (3), (4) và (5).

Câu 9: Khối lượng phân tử của tơ capron là 15000 amu. Số mắt xích trung bình trong phân tử của loại tơ này gần nhất là:

  • A. 145.        
  • B. 133.         
  • C. 118.         
  • D. 113.

Câu 10: Đồng trùng hợp butadiene với stiren được polymer X. Đốt cháy hoàn toàn lượng polymer X thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 16 : 9. Tỉ lệ giữa số mắt xích butadien và stiren trong polymer X là:

  • A. 1 : 1
  • B. 1 : 2
  • C. 3 : 1
  • D. 2 : 3

Câu 11: Để điều chế cao su Buna người ta có thể thực hiện theo các sơ đồ biến hóa sau:

TRẮC NGHIỆM 

Tính khối lượng ethane cần lấy để có thể điều chế được 5,4 kg cao su Buna theo sơ đồ trên ?

  • A. 46,875 kg.        
  • B. 62,50 kg. 
  • C. 15,625 kg.         
  • D. 31,25 kg.

Câu 12: Chất nào sau đây trùng hợp tạo PVC?

  • A. CH2=CHCl.       
  • B. CH2=CH2.         
  • C. CHCl=CHCl.     
  • D. CH≡CH.

Câu 13: Vật liệu composite là gì?

  • A. Vật liệu đồng nhất, chỉ gồm một loại vật liệu.
  • B. Vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất hai thành phần vật liệu cơ bản là vật liệu nền và vật liệu cốt.
  • C. Vật liệu tự nhiên như gỗ, đá.
  • D. Vật liệu kim loại.

Câu 14: Chất dẻo nào dưới đây thường được dùng trong sản xuất bao bì thực phẩm?

  • a. Polystyrene
  • b. Polycarbonate
  • c. Polymethyl methacrylate (PMMA)
  • d. Polyethylene

Câu 15: polymer nào sau đây được dùng để chế tạo vật liệu có tính dẻo?

  • A. Poly(vinyl chloride).
  • B. Poly(vinyl cyanide).
  • C. Poli(hexamethylene adipamide).
  • D. Poly(ethylene terephthalate).

Câu 16: Dãy gồm tất cả các chất đều là chất dẻo là

  • A. Polyethylene; tơ tằm; nhựa rezole.
  • B. Polyethylene; cao su thiên nhiên; PVA.
  • C. Polyethylene; đất sét ướt; PVC.
  • D. Polyethylene; polystyrene; bakelite.

Câu 17: Khi nhựa PVC cháy sinh ra nhiều khí độc như: CO, COCl2, CH3Cl,… trong đó có khí X. Khi cho khí X vào dung dịch AgNO3 thu được kết tủa trắng không tan trong dung dịch HNO3. Công thức của khí X là

  • A. HCl.
  • B. CO2.
  • C. CH2=CHCl.
  • D. PH3.

Câu 18: Ưu điểm của vật liệu composite là gì?

  • A. Tỷ lệ cường độ/trọng lượng cao, độ cứng cao, chống ăn mòn tốt, linh hoạt trong thiết kế và độ bền mỏi tốt.
  • B. Chi phí thấp, dễ sản xuất và mật độ cao.
  • C. Giòn, nhiệt độ nóng chảy thấp và độ dẫn điện kém.
  • D. Dẻo, độ dẫn điện cao và dễ gia công.

Câu 19: Da nhân tạo (PVC) được điều chế từ khí thiên nhiên theo sơ đồ:

 CH4 → C2H2 → C2H3Cl → PVC

Nếu hiệu suất của toàn bộ quá trình điều chế là 20%, muốn điều chế được 1 tấn PVC thì thể tích khí thiên nhiên (chứa 80% methane) ở điều kiện chuẩn cần dùng là

  • A.4924,8 m3.         
  • B. 4841,8 m3.        
  • C. 4958,0 m3.        
  • D.7608,5 m3.

Câu 20: Một loại cao su Buna – S có chứa 10,28% hydrogen về khối lượng. Tỉ lệ mắt xích butadiene và styrene trong cao su buna-S là:

  • A. 7.  
  • B. 6.   
  • C. 3.   
  • D. 4.

Câu 21: Tơ là gì?

  • A. Tơ là vật liệu polymer có cấu trúc không gian với độ bền cao.
  • B. Tơ là vật liệu polymer có dạng hình cầu, mảnh với độ bền nhất định.
  • C. Tơ là vật liệu polymer có dạng hình sợi, mảnh với độ bền nhất định.
  • D. Tơ là vật liệu polymer có dạng hình cầu với độ bền không ổn định.

Câu 22: Dựa vào nguồn gốc tơ được chia làm mấy loại?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 23: Trong các polymer: tơ tằm, sợi bông, tơ visco, tơ nilon-6, tơ nitron, những polymer có nguồn gốc từ cellulose là

  • A. sợi bông, tơ visco và tơ nilon-6.      
  • B. tơ tằm, sợi bông và tơ nitron.
  • C. sợi bông và tơ visco.             
  • D. tơ visco và tơ nilon-6.

Câu 24: Tơ nilon - 6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng

  • A. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH.  
  • B. HOOC-(CH2)4-COOH và HO-(CH2)2-OH.
  • C. HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2.
  • D. H2N-(CH2)5-COOH.

Câu 25: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là:

  • A. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2.   
  • B. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2.
  • C. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh.      
  • D. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2.

Câu 26: Dãy nào sau đây chỉ gồm các polymer được dùng làm chất dẻo

  • A. poly(vinyl chloride), polyethylene, poly(phenol-formaldehyde)
  • B. polibuta-1,-diene,polyacrilonitrile, poly(methylmethacrylate)
  • C. cellulose, poly(phenol-foinaldehyde), poliacrilonitrile
  • D. poly(methyl methacrylate), polietilene, poly(hexamethylene adipamide)

Câu 27: Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346 amu và của một đoạn mạch tơ capron là 17176 amu. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là

  • A. 113 và 152.       
  • B. 121 và 114.       
  • C. 113 và 114.       
  • D. 121 và 152.

Câu 28: Từ glucose điều chế cao su Buna theo sơ đồ sau đây: 

 Glucose → Ethyl alcohol → Buta - 1,3 - dien → Cao su Buna.

Hiệu suất của quá trình điều chế là 75%, muốn thu được 32,4 kg cao su thì khối lượng glucose cần dùng là:

  • A. 81 kg.     
  • B. 108 kg.    
  • C. 144 kg.    
  • D. 96 kg.

Câu 29: Hợp chất X có công thức C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol): 

(a) X + 2NaOH → X1 + X2 + H2O  (b) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4

(c) nX3 + nX4 → nilon-6,6 + 2nH2O      (d) 2X+ X3 → X5 + 2H2

Phân tử khối của X5 là 

  • A. 174.        
  • B. 216.         
  • C. 202.         
  • D. 198. 

Câu 30: Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol 

TRẮC NGHIỆM

Cho biết: X là este có công thức phân tử C10H10O4; X1, X2, X3, X4, X5, X6 là các hợp chất hữu cơ khác nhau. Phân tử khối của X6

  • A. 118.
  • B. 132.
  • C. 104.
  • D. 146.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác