Lý thuyết trọng tâm Hóa học 12 Chân trời bài 9: Đại cương về Polymer

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Hóa học 12 chân trời sáng tạo bài 9: Đại cương về Polymer. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 9. ĐẠI CƯƠNG VỀ POLYMER

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC

- Viết được công thức cấu tạo và gọi được tên của một số polymer thường gặp (polyethylene (PE), polypropylene (PP), polystryrene (PS), poly(vinyl chloride) (PVC), polybuta-1,3-diene, polyisoprene, poly(methyl methacrylate), poly(phenol formaldehyde) (PPF), capron, nylon-6,6).

- Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, tính chất cơ học) và tính chất hóa học (phản ứng cắt mạch (tinh bột, cellulose, polyamide, polystryrene), tăng mạch (lưu hóa cao su), giữ nguyên mạch của một số polymer).

- Trình bày được phương pháp trùng hợp, trùng ngưng để tổng hợp một số polymer thường gặp.

B. NHỮNG NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ TRONG BÀI HỌC

1. Công thức cấu tạo và tên gọi của một số polymer

- Khái niệm: Polymer là những hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều đơn vị nhỏ (mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.

- Monomer: phân tử nhỏ, phản ứng với nhau tạo nên polymer.

- Tên polymer = Poly + Tên monomer tương ứng.

2. Tính chất vật lí

- Hầu hết polymer là chất rắn, nhiệt độ nóng chảy không xác định:

+ Polymer nhiệt dẻo: bị nóng chảy khi đun nóng, thích hợp tái chế, ví dụ: PVC, PS.

+ Polymer nhiệt rắn: bị phân hủy bởi nhiệt, không thể tái chế, ví dụ: poly(phenol formaldehyde).

- Thường không tan trong nước, alcohol,…; một số tan được trong dung môi hữu cơ.

- Một số polymer có:

+ Tính đàn hồi: cao su,…

+ Tính dai, bền: capron, nylon-6,6,…

+ Tính cách điện, cách nhiệt: PE, PVC,…

3. Tính chất hóa học

Phản ứng cắt mạch polymer

- Một số polymer chứa nhóm chức trong mạch có khả năng bị thủy phân cắt mạch.

- Mạch polymer có thể bị phân hủy thành mạch ngắn hơn hoặc phân hủy hoàn toàn thành monomer tương ứng.

Phản ứng giữ nguyên mạch polymer

- Polymer có thể tham gia các phản ứng hóa học mà không làm thay đổi chiều dài mạch polymer.

- Phản ứng có thể xảy ra ở nhóm thế đính vào mạch polymer, cộng vào liên kết đôi trong mạch polymer,….

Phản ứng tăng mạch polymer

- Một số polymer có thể phản ứng với nhau hoặc phản ứng với chất khác để tăng độ dài mạch polymer hoặc tạo thành polymer có cấu trúc mạng không gian.

4. Phương pháp tổng hợp một số polymer thường gặp

Phương pháp trùng hợp

- Khái niệm: Trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hay tương tự nhau tạo thành polymer.

- Đặc điểm: Các monomer thường chứa liên kết đôi (CH2=CHR) hoặc vòng.

Phương pháp trùng ngưng

- Khái niệm: Trùng ngưng là quá trình kết hợp nhiều monomer thành polymer đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thường là nước).

- Đặc điểm: Các monomer phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Hóa học 12 CTST bài 9: Đại cương về Polymer, kiến thức trọng tâm Hóa học 12 chân trời sáng tạo bài 9: Đại cương về Polymer, Ôn tập Hóa học 12 chân trời sáng tạo bài 9: Đại cương về Polymer

Bình luận

Giải bài tập những môn khác