Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 12 Chân trời bài 9: Đại cương về Polymer (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 chân trời sáng tạo bài 9: Đại cương về Polymer (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Polymer thu được khi trùng hợp ethylene là

  • A. Polybuta-1,3-diene.     
  • B. Poly(vinyl chloride).    
  • C. Polyethylene.     
  • D. Polypropylene.

Câu 2: Sự kết hợp các phân tử nhỏ (monomer) thành các p.tử lớn (polymer) đồng thời loại ra các phân tử nhỏ như H2O, NH3, HCl được gọi là:   

  • A. sự tổng hợp       
  • B. sự polymer hóa  
  • C. sự trùng hợp      
  • D. sự trùng  ngưng

Câu 3: Tính chất hoá học nào sau đây không phải tính chất hoá học của polymer?

  • A. Phản ứng phân cắt mạch cacbon                
  • B. Phản ứng giữ nguyên mạch polymer
  • C. Phản ứng tăng mạch polymer          
  • D. Phản ứng trùng hợp 

Câu 4: Cấu tạo của monomer tham gia được phản ứng trùng ngưng là

  • A. trong phân tử phải có liên kết chưa no hoặc vòng không bền.
  • B. thỏa điều kiện về nhiệt độ, áp suất, xúc tác thích hợp.
  • C. có ít nhất 2 nhóm chức có khả năng tham gia phản ứng.
  • D. các nhóm chức trong phân tử đều có chứa liên kết đôi.

Câu 5: Chất tham gia phản ứng trùng hợp để tạo ra polymer là   

  • A. vinyl chloride.   
  • B. propane.                                
  • C. toluene.              
  • D. ethane.

Câu 6: Polymer nào sau đây có công thức(-CH2-CH(CN))n?

  • A. Poly(methyl methacrylate).              
  • B. Polyethylene.
  • C. Polyacrylonitrile.                   
  • D. Poly(vinyl chloride).

Câu 7: Polymer nào sau đây có chứa nguyên tố chlorine?

  • A. Poly(methyl methacrylate).
  • B. Polyethylene.
  • C. Polybutadiene.            
  • D. Poly(vinyl chloride).

Câu 8: Polymer thuộc loại tơ thiên nhiên là

  • A. tơ nitron. 
  • B. tơ visco.  
  • C. tơ nilon-6,6.      
  • D. tơ tằm.

Câu 9: Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polymer là

  • A. CH3-CH3.                   
  • B. CH3-CH2-CH3.  
  • C. CH3-CH2-Cl.               
  • D. CH2=CH-CH3.

Câu 10: Polyethylene (PE) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?

  • A. CH2=CH2.        
  • B. CH2=CH-CH3.  
  • C. CH2=CHCl.      
  • D. CH3-CH3.

Câu 11: Polymer nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

  • A. Poly(vinyl chloride)     
  • B. Polyethylene.
  • C. Poly(hexamethylene adipamide).      
  • D. Polybutadiene.

Câu 12: Polyvinyl acetate (hoặc Poly(vinyl acetate)) là polymer được điều chế bằng phản ứng trùng hợp

  • A. C2H5COO-CH=CH2.             
  • B. CH2=CH-COO-C2H5.
  • C. CH3COO-CH=CH2.               
  • D. CH2=CH-COO-CH3.

Câu 13: Phản ứng cắt mạch của polymer là gì?

  • A. Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ thành phân tử lớn.
  • B. Quá trình phân hủy polymer thành các phân tử nhỏ hơn.
  • C. Quá trình biến đổi cấu trúc không gian của polymer.
  • D. Quá trình thay thế một số nguyên tử trong mạch polymer.

Câu 14: Phản ứng giữ nguyên mạch của polymer là gì?

  • A. Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ thành phân tử lớn.
  • B. Quá trình phân hủy polymer thành các phân tử nhỏ hơn.
  • C. Quá trình biến đổi cấu trúc không gian của polymer mà không làm đứt mạch chính.
  • D. Quá trình thay thế một số nguyên tử trong mạch polymer.

Câu 15: PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với acid, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,... PVC được tổng hợp trực tiếp từ monome nào sau đây?

  • A. vinyl chloride
  • B. acrylonitrile
  • C. propylene
  • D. vinyl acetate.

Câu 16: Khối lượng phân tử của tơ capron là 15000 amu. Số mắt xích trung bình trong phân tử của loại tơ này gần nhất là:

  • A. 145.        
  • B. 133.         
  • C. 118.         
  • D. 113.

Câu 17: Polymer X có hệ số trùng hợp là 560 và phân tử khối là 35000. Công thức một mắt xích của X là:

  • A. –CH2–CHCl–.   
  • B. –CH=CCl–.       
  • C. –CCl=CCl–.       
  • D. –CHCl–CHCl–.

Câu 18: Clo hoá PVC thu được tơ clorin. Trung bình 5 mắt xích PVC thì có một nguyên tử H bị clo hoá. Phần trăm khối lượng clo trong tơ clorin là 

  • A. 61,38%.  
  • B. 60,33%.   
  • C. 63,96%.   
  • D. 70,45%.

Câu 19: Trùng hợp m tấn etilen thu được 1 tấn polietilen (PE) với hiệu suất phản ứng bằng 80%. Giá trị của m là

  • A. 1,80.
  • B. 2,00.
  • C. 0,80.
  • D. 1,25.

Câu 20: Đồng trùng hợp butadiene với stiren được polymer X. Đốt cháy hoàn toàn lượng polymer X thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 16 : 9. Tỉ lệ giữa số mắt xích butadien và stiren trong polymer X là:

  • A. 1 : 1
  • B. 1 : 2
  • C. 3 : 1
  • D. 2 : 3

Câu 21: Một loại cao su Buna – S có chứa 10,28% hidrogen về khối lượng. Tỉ lệ mắt xích butadiene và styrene trong cao su buna-S là:

  • A. 7.  
  • B. 6.   
  • C. 3.   
  • D. 4.

Câu 22: Tiến hành clo hoá Poly(vinyl clorua) thu được một loại polymer X dùng để điều chế tơ clorin. Trong X có chứa 62,39% clo theo khối lượng. Vậy, trung bình có bao nhiêu mắt xích PVC phản ứng được với một phân tử clo ?

  • A. 1.  
  • B. 4.   
  • C. 3.   
  • D. 2.

Câu 23: Để điều chế cao su Buna người ta có thể thực hiện theo các sơ đồ biến hóa sau:

TRẮC NGHIỆM 

Tính khối lượng ethane cần lấy để có thể điều chế được 5,4 kg cao su Buna theo sơ đồ trên ?

  • A. 46,875 kg.         
  • B. 62,50 kg. 
  • C. 15,625 kg.         
  • D. 31,25 kg.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác