Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 12 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Từ chất béo lỏng làm thế nào để có được chất béo rắn?

  • A. Hydrogen hóa acid béo.                  
  • B. Oxygen hóa chất béo lỏng.
  • C. Hydrogen hóa chất béo lỏng.           
  • D. Xà phòng hóa chất béo lỏng.

Câu 2: Một ester có công thức phân tử là C4H6O2, khi thủy phân trong môi trường acid thu được dimethyl ketone. Công thức cấu tạo thu gọn của C4H6O2 là 

  • A. HCOOCH=CHCH3.                        
  • B. CH3COOCH=CH2.
  • C. HCOOC(CH3)=CH2.                       
  • D.CH2=CHCOOCH3.

Câu 3: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là

  • A. 17,80 gam.
  • B. 18,24 gam.
  • C. 16,68 gam.
  • D. 18,38 gam.

Câu 4: Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là

  • A. C15H31COONa và ethanol.
  • B. C17H35COOH và glycerol.
  • C. C15H31COOH và glycerol.
  • D. C17H35COONa và glycerol.

Câu 5: Nguyên nhân nào làm cho bồ kết có khả năng giặt rửa:

  • A. Vì trong bồ kết có chất khử mạnh.
  • B. Vì bồ kết có thành phần là este của glycerol
  • C. Vì trong bồ kết có những chất oxi hóa mạnh..
  • D. Vì bồ kết có những chất có cấu tạo kiểu đầu phân cực gắn với đuôi dài không phân cực.

Câu 6: Trong nước tiểu của người bị bệnh tiểu đường có chứa một lượng nhỏ glucose. Phản ứng nào sau đây để nhận biết sự có mặt glucose có trong nước tiểu?

  • A. Cu(OH)2 hay H2/Ni,to
  • B. NaOH hay [Ag(NH3)2]OH.
  • C. Cu(OH)2 hay Na.
  • D. Cu(OH)2 hay [Ag(NH3)2]OH

Câu 7: Từ m kg nho chín chứa 40% đường nho, để sản xuất được 1000 lít rượu vang 20o. Biết khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8gam/ml và hao phí 10% lượng đường. Tính giá trị của m là?

  • A. 860,75kg             
  • B. 8700,00kg
  • C. 8607,5kg             
  • D. 869,56kg

Câu 8: Cho 34,2 gam mẫu saccharose có lẫn maltose phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được 0,216 gam Ag. Tính độ tinh khiết của mẫu saccharose trên?

  • A. 1%             
  • B. 99%
  • C. 90%             
  • D. 10%

Câu 9: Thủy phân hoàn toàn 100 gam dung dịch nước rỉ đường (nước sinh ra trong quá trình sản xuất đường saccharose từ mía) thu được dung dịch, pha loãng thành 100 ml dung dịch X. Lấy 10 ml dung dịch X cho tham gia phản ứng tráng bạc trong môi trường kiềm với sự có mặt của NaOH và NH3 thu được 0,648 gam Ag. Tính nồng độ của saccharose trong dung dịch nước rỉ đường.

  • A. 5.21             
  • B. 3,18
  • C. 5,13             
  • D. 4,34

Câu 10: Phương án nào dưới đây có thể phân biệt được saccharose, tinh bột và cellulose ở dạng bột?

  • A. Cho từng chất tác dụng với dung dịch
  • B. Cho từng chất tác dụng với dung dịch iot.
  • C. Hoà tan từng chất vào nước, sau đó đun nóng và thử với dung dịch iot.
  • D. Cho từng chất tác dụng với vôi sữa

Câu 11: Thủy phân m gam tinh bột trong môi trường acid (giả sử sự thủy phân chỉ tạo glucose). Sau phản ứng, đem trung hòa acid bằng kiềm rồi thực hiện phản ứng tráng bạc thu được m gam Ag. Hiệu suất của phản ứng thủy phân tinh bột là:

  • A. 66,67%.             
  • B. 80%.
  • C. 75%.            
  • D. 50%.

Câu 12: Polymer thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polymer X là:

  • A. Saccharose.             
  • B. Glycogen.
  • C. Tinh bột.
  • D. Cellulose.

Câu 13: Amine có tên gọi nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl tạo ra muối có dạng R-NH3Cl?

  • A. N-methylmethanamine.
  • B. isopropylamine.
  • C. methylphenylamine.
  • D. trimethylamine.

Câu 14: Tên gọi của hợp chất CH3-CH2-NH-CH3 theo tên gốc - chức là

  • A. Ethylmethylamine.
  • B. Methylenetanamine.
  • C. N-methylethylamine.
  • D. Methylethylamine.

Câu 15: Ở điều kiện thường, amine X là chất lỏng, dễ bị oxi hoá khi để ngoài không khí. Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím nhưng tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng. Amine nào sau đây thoả mãn tính chất của X?

  • A. dimethylamine
  • B. benzylamine
  • C. methylamine
  • D. aniline

Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn m gam C2H5NH2 thu được sản phẩm gồm H2O, khí N2 và 8,8 gam CO2. Giá trị của m là

  • A. 4,5.         
  • B. 9,0.          
  • C. 13,5.        
  • D. 18,0.

Câu 17: Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là

  • A. C6H5NH2.         
  • B. H2NCH2COOH.         
  • C. CH3NH2
  • D. C2H5OH.

Câu 18: Cho lòng trắng trứng vào nước, sau đó đun sôi. Hiện tượng xảy ra là

  • A. xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch.        
  • B. xuất hiện dung dịch màu tím.
  • C. lòng trắng trứng sẽ đông tụ lại.        
  • D. xuất hiện dung dịch màu xanh lam.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây sai? 

  • A. Protein là cơ sở tạo nên sự sống. 
  • B. Protein đơn giản là những chất có tối đa 10 liên kết peptide. 
  • C. Protein bị thủy phân nhờ xúc tác acid, base hoặc enzyme. 
  • D. Protein có phản ứng màu biuret.

Câu 20: Protein là cơ sở tạo nên sự sống vì hai thành phần chính của tế bào là nhân và nguyên sinh chất đều hình thành từ protein. Protein cũng là hợp chất chính trong thức ăn của con người. Trong phân tử protein các gốc α-amino acid gắn với nhau bằng liên kết

  • A. peptide.  
  • B. hydrogen.         
  • C. amide.     
  • D. glycoside.

Câu 21: Để điều chế cao su Buna người ta có thể thực hiện theo các sơ đồ biến hóa sau:

TRẮC NGHIỆM 

Tính khối lượng ethane cần lấy để có thể điều chế được 5,4 kg cao su Buna theo sơ đồ trên ?

  • A. 46,875 kg.         
  • B. 62,50 kg. 
  • C. 15,625 kg.         
  • D. 31,25 kg.

Câu 22: Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:

  • A. styrene; chlorobenzene; isoprene; but-1-en.
  • B. 1,2-dichloropropane; vinyl acetyl ethylene; vinylbenzene; toluene.
  • C. buta-1,3-diene; cumene; ethylene; trans-but-2-en.
  • D. 1,1,2,2-tetrafluoroethane; propylene; styrene; vinyl chloride.

Câu 23: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có sản lượng chè chiếm bao nhiêu phần trăm sản lượng chè cả nước?

  • A. 80, 7%.
  • B. 20,5%.
  • D. 78,2%.

Câu 24: Vật liệu composite nào được biết đến với khả năng chống cháy và thường được sử dụng trong xây dựng?

  • a. Composite gỗ
  • b. Composite sợi thủy tinh
  • c. Composite sợi carbon
  • d. Composite nhựa polyester

Câu 25: Cho dãy chuyển hóa sau: X → tinh bột → glucose → Y + X

Hai chất X, Y lần lượt là:

  • A. CH3OH và C2H5OH
  • B. C2H5OH và CH3COOH
  • C. CO2 và C2H5OH
  • D. CH3CHO và C2H5OH

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác