Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 12 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về methyl formate?

  • A. Là đồng đẳng của acetic acid.                   
  • B. Có CTPT là C2H4O.
  • C. Là đồng phân của acetic acid.                   
  • D. Là hợp chất ester.

Câu 2: Acid béo là

  • A. carboxylic acid đa chức.                  
  • B. carboxylic acid tạp chức.                           
  • C. carboxylic base đa chức.                 
  • D. carboxylic acid đơn chức.

Câu 3: Một loại mỡ chứa 50% triolein, 30% tripanmitin và 20% tristearin. Tính khối lượng xà phòng điều chế từ 100kg loại mỡ trên

  • A. 103,25 kg
  • B. 73,34 kg
  • C. 146,68 kg
  • D. 143,41 kg

Câu 4: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: 

Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam dầu dừa và 10 mL dung dịch NaOH 40%. 

Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp. 

Bước 3: Rót vào hỗn hợp 15 - 20 mL dung dịch NaCl bão hòa, nóng, khuấy nhẹ rồi để yên.

Phát biểu nào sau đây về thí nghiệm trên sai? 

  • A. Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glycerol. 
  • B. Ở bước 3, thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tách muối của acid béo ra khỏi hỗn hợp. 
  • C. Ở bước 2, việc thêm nước cất để đảm bảo phản ứng thủy phân xảy ra. 
  • D. Trong thí nghiệm trên, có xảy ra phản ứng xà phòng hóa chất béo. 

Câu 5: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nông thôn nước ta cao hơn thành thị do:

  • A. Ở nông thôn khó áp dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình.
  • B. Nông thôn có nhiều ruộng đất nên cần nhiều lao động.
  • C. Mặt bằng dân trí và mức sống của người dân thấp.
  • D. Quan niệm “Trời sinh voi, trời sinh cỏ” còn phổ biến.

Câu 6: Cho dãy chất gồm: glucose, fructose, triolein, methyl acrylate, saccharose, ethyl formate. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được kết tủa bạc là:

  • A. 2             
  • B. 5
  • C. 3             
  • D. 4.

Câu 7: Phản ứng nào sau đây có thể chuyển hóa glucose và fructose thành một sản phẩm duy nhất?

  • A. Phản ứng với H2/Ni, to.
  • B. Phản ứng với dung dịch bromine.
  • C. Phản ứng với Cu(OH)2.
  • D. Phản ứng với Na.

Câu 8: Phản ứng nào sau đây không xảy ra?

  • A. Glucose + AgNO3/NH3.       
  • B. Fructose + Cu(OH)2/OH-.
  • C. Saccharose + Br2/H2O.         
  • D. Saccharose + H2O (H+, to).

Câu 9: Đun nóng dung dịch chứa 8,55 gam carbohydrate X với một lượng nhỏ HCl. Cho sản phẩm thu được tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thấy tạo thành 10,8 gam Ag kết tủa. Hợp chất X là:

  • A. Glucose.             
  • B. Fructose.
  • C. Tinh bột.             
  • D. Saccharose.

Câu 10: Phát biểu nào dưới đây đúng?

  • A. Thủy phân cellulose thu được glucose.
  • B. Thủy phân tinh bột thu được fructose và glucose.
  • C. Cả cellulose và tinh bột đều có phản ứng tráng bạc.
  • D. Fructose có phản ứng tráng bạc, chứng tỏ phân tử fructose có nhóm chức CHO.

Câu 11: Cho m gam tinh bột lên men thành ethyl alcohol với hiệu suất 81%. Toàn bộ CO2 sinh ra hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun nóng X lại thu được 100 gam kết tủa nữa. Giá trị của m là:

  • A. 550             
  • B. 810
  • C. 750            
  • D. 650

Câu 12: Chất dẻo nào dưới đây thường được sử dụng trong sản xuất dụng cụ y tế như ống tiêm?

  • a. Polyethylene
  • b. Polypropylene
  • c. Polystyrene
  • d. Polyvinyl chloride (PVC)

Câu 13: Dãy gồm tất cả các chất đều là chất dẻo là

  • A. Polyethylene; tơ tằm; nhựa rezole.
  • B. Polyethylene; cao su thiên nhiên; PVA.
  • C. Polyethylene; đất sét ướt; PVC.
  • D. Polyethylene; polystyrene; bakelite.

Câu 14: Chất nào sau đây thường được sử dụng để kích thích phản ứng cắt mạch trong các polymer?

  • A. Acid.
  • B. Muối.
  • C. Oxi hóa.
  • D. Hơi nước.

Câu 15: Clo hoá PVC thu được tơ clorin. Trung bình 5 mắt xích PVC thì có một nguyên tử H bị clo hoá. Phần trăm khối lượng clo trong tơ clorin là 

  • A. 61,38%.  
  • B. 60,33%.  
  • C. 63,96%.  
  • D. 70,45%.

Câu 16: Khi nói về peptide và protein, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Liên kết của nhóm -CO- với nhóm -NH- giữa hai đơn vị α-amino acid được gọi là liên kết peptide.      
  • B. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.        
  • C. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.     
  • D. Thuỷ phân hoàn toàn protein đơn giản bằng enzyme thu được các  α-amino acid.

Câu 17: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với các thuốc thử được ghi lại dưới bảng sau:

Mẫu thửThuốc thửHiện tượng
XDung dịch ICó màu xanh tím
YCu(OH)2 trong môi trường kiềmCó màu tím
ZDung dịch AgNO3 trong môi trường NH3 đun nóngKết tủa Ag trắng sáng
TNước Br2Kết tủa trắng

Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

  • A. Lòng trắng trứng, hồ tinh bột, glucose, aniline.   
  • B. Hồ tinh bột, aniline, lòng trắng trứng, glucose.
  • C. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, glucose, aniline.
  • D. Hồ tinh bột; lòng trắng trứng; aniline; glucose.

Câu 18: Peptide bị thủy phân hoàn toàn nhờ xúc tác enzyme tạo thành các

  • A. alcohol.   
  • B. α–amino acid.    
  • C. amine.     
  • D. aldehyde.

Câu 19: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là

  • A. dung dịch NaOH.        
  • B. dung dịch NaCl.
  • C. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.    
  • D. dung dịch HCl.

Câu 20: Cho 15 gam hỗn hợp hai amine đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,75M, thu được dung dịch chứa 23,76 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là

  • A. 329.        
  • B. 320.         
  • C. 480.         
  • D. 720.

Câu 21: Để trung hòa 25 gam dung dịch của một amine đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng 100ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là

  • A. C3H5N.   
  • B. C2H7N.    
  • C. CH5N.     
  • D. C3H7N.

Câu 22: Cho các chất sau: CH3NH2, CH3NHCH3, (CH3)3N, CH3CH2NH2. Số chất thuộc loại amine bậc I?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 23: Protein nào sau đây không tan trong nước?

  • A. hemoglobin.
  • B. collagen.
  • C. albumin.
  • D. globulin.

Câu 24: Trùng hợp m tấn etilen thu được 1 tấn polietilen (PE) với hiệu suất phản ứng bằng 80%. Giá trị của m là

  • A. 1,80.
  • B. 2,00.
  • C. 0,80.
  • D. 1,25.

Câu 25: Polyethylene có khối lượng phân tử là 56000. Hệ số trùng hợp n của polymer này là:

  • A. 1000.      
  • B. 1500.      
  • C. 2500.      
  • D. 2000.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác