Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 12 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ester X có công thức phân tử C6H10O4. Xà phòng hóa hoàn toàn X bằng dung dịch NaOH, thu được ba chất hữu cơ Y, Z, T. Biết Y tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. Nung nóng Z với hỗn hợp rắn gồm NaOH và CaO, thu được CH4. Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Y có mạch carbon phân nhánh.                           
  • B. X có hai công thức cấu tạo phù hợp.                             
  • C. T có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.                 
  • D. Z không làm mất màu dung dịch bromine.

Câu 2: Tại sao dầu mỡ bị ôi khi để ngoài không khí?

  • A. Do chất béo chứa ester nên dễ bị chlorine hóa.                       
  • B. Do chất béo chứa các liên kết ba kém bền, dễ bị oxi hóa.                          
  • C. Do chất béo có thành phần chính là các acid vô cơ, dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường.                           
  • D. Do chất béo không no bị oxi hóa chậm bơi oxygen.

Câu 3: Xà phòng và chất giặt rửa có khả năng tẩy rửa là do phân tử của chúng có

  • A. hai đầu phân cực.
  • B. hai đầu không phân cực.
  • C. một đầu kị nước và một đầu ưa nước.
  • D. một đầu kị nước và một đầu ưa dầu.

Câu 4: Đun nóng 4,45 kg chất béo (tristearin) có chứa 20% tạp chất với dung dịch NaOH dư. Khối lượng glycerol thu được là bao nhiêu?

  • A. 0,46 kg.
  • B. 0,45 kg.
  • C. 0,40 kg.
  • D. 0,37 kg.

Câu 5: Chất nào sau đây thuộc loại monosaccharide?

  • A. Tinh bột.
  • B. Glycerol.
  • C. Sucrose.
  • D. Glucose.

Câu 6: Glucose không phản ứng được với chất nào sau đây?

  • A. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
  • B. H2 (xúc tác Ni, to).
  • C. CH3CHO.
  • D. dung dịch AgNO3/NH3, to.

Câu 7: Cho m g glucose và fructose tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra 43,2 gam Ag. Cũng m gam hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 8 gam Br2 trong dung dịch. Số mol glucose và fructose trong hỗn hợp này lần lượt là:

  • A. 0,05 mol và 0,15 mol
  • B. 0,10 mol và 0,15 mol.
  • C. 0,2 mol và 0,2 mol
  • D. 0,05 mol và 0,35 mol.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Maltose không có nhóm -OH hemiacetal.
  • B. Một phân tử saccharose gồm hai đơn vị α – glucose.
  • C. Hai đơn vị α – glucose trong maltose liên kết với nhau bằng liên kết α – 1, 2 – glycoside.
  • D. Saccharose và maltose có cùng công thức phân tử.

Câu 9: Cho dung dịch chứa 3,51 gam hỗn hợp gồm saccharose và glucose phản ứng AgNO3 dư trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam Ag. Vậy phần trăm theo khối lượng saccharose trong hỗn hợp ban đầu là:

  • A. 48,72%             
  • B. 48,24%
  • C. 51,23%             
  • D. 55,23%

Câu 10: Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccharose rồi lấy sản phẩm cho tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được m gam bạc (phản ứng xảy ra hoàn toàn). Giá trị của m là

  • A. 32,4             
  • B. 10,8
  • C. 43,2            
  • D. 21,6

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Cellulose và tinh bột có phân tử khối nhỏ
  • B. Cellulose có phân tử khối nhỏ hơn tinh bột
  • C. Cellulose và tinh bột có phân tử khối bằng nhau
  • D. Cellulose và tinh bột đều có phân tử khối rất lớn, nhưng phân tử khối của cellulose lớn hơn nhiều so với tinh bột.

Câu 12: Điều chế ethyl alcohol từ 1 tấn tinh bột chứa 5% tạp chất trơ, hiệu suất toàn bộ quá trình dạt 85%. Khối lượng alcohol thu được là

  • A. 485,85 kg.             
  • B. 458,58 kg.
  • C. 398,8 kg.           
  • D. 389,79 kg.

Câu 13: Chất dẻo nào dưới đây thường được dùng trong sản xuất bao bì thực phẩm?

  • a. Polystyrene
  • b. Polycarbonate
  • c. Polymethyl methacrylate (PMMA)
  • d. Polyethylene

Câu 14: Sự khác biệt cơ bản giữa chất dẻo và vật liệu composite là gì?

  • A. Chất dẻo chỉ có một thành phần, còn composite có nhiều thành phần.
  • B. Chất dẻo luôn mềm dẻo, còn composite luôn cứng.
  • C. Chất dẻo chỉ có nguồn gốc tự nhiên, còn composite chỉ có nguồn gốc nhân tạo.
  • D. Không có sự khác biệt.

Câu 15: Tính chất hoá học nào sau đây không phải tính chất hoá học của polymer?

  • A. Phản ứng phân cắt mạch cacbon               
  • B. Phản ứng giữ nguyên mạch polymer
  • C. Phản ứng tăng mạch polymer                   
  • D. Phản ứng trùng hợp 

Câu 16: Cho các chất: caprolactam (1), isopropylbenzene (2), acrilonitrin (3), glycine (4), vinyl acetate (5). Các chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polymer là

  • A. (1), (2) và (3).  
  • B. (1), (2) và (5).   
  • C. (1), (3) và (5).   
  • D. (3), (4) và (5).

Câu 17: Một loại cao su Buna – S có chứa 10,28% hidrogen về khối lượng. Tỉ lệ mắt xích butadiene và styrene trong cao su buna-S là:

  • A. 7.  
  • B. 6.   
  • C. 3.   
  • D. 4.

Câu 18: Tiến hành các thí nghiệm sau với dung dịch X chứa lòng trắng trứng:

Thí nghiệm 1: Đun sôi dung dịch X.

Thí nghiệm 2: Cho dung dịch HCl vào dung dịch X, đun nóng.

Thí nghiệm 3: Cho dung dịch CuSO4 vào dung dịch X, sau đó nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào.

Thí nghiệm 4: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch X, đun nóng.

Thí nghiệm 5: Cho dung dịch AgNO3 trong NH3 vào dung dịch X, đun nóng.

Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng hoá học là

  • A. 3.  
  • B. 5.   
  • C. 2.   
  • D. 4.

Câu 19: Cho các phát biểu sau:

(a) Glutamic acid có tính chất lưỡng tính.

(b) Ala–Gly có phản ứng màu biuret.

(c) Xúc tác enzyme có tính chọn lọc thấp, mỗi enzyme có thể xúc tác cho nhiều phản ứng.

(d) Tất cả protein khi thủy phân hoàn toàn chỉ thu được các α – amino acid

(đ) 6 – aminohexanoic acid là nguyên liệu để sản xuất tơ nylon–7.

Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu sai?

  • A. 3
  • B. 2
  • C. 4
  • D. 5

Câu 20: Amino acid là hợp chất hữu cơ trong phân tử

  • A. chứa nhóm carboxyl và nhóm amino.       
  • B. chỉ chứa nhóm amino.
  • C. chỉ chứa nhóm carboxyl.       
  • D. chỉ chứa nitrogen hoặc carbon.

Câu 21: Chất X vừa tác dụng được với acid, vừa tác dụng được với base. Chất X là

  • A. CH3COOH.      
  • B. H2NCH2COOH.         
  • C. CH3CHO.         
  • D. CH3NH2.

Câu 22: C6H5NH2 tên gọi là

  • A. Phenol.
  • B. Methyl amine.
  • C. Benzylamine.
  • D. Aniline.

Câu 23: Tên gọi của hợp chất CH3-CH2-NH-CH3 theo tên gốc - chức là

  • A. Ethylmethylamine.
  • B. Methylenetanamine.
  • C. N-methylethylamine.
  • D. Methylethylamine.

Câu 24: Ba chất lỏng: C2H5OH, CH3COOH, CH3NH2 đựng trong ba lọ riêng biệt. Thuốc thử dùng để phân biệt ba chất trên là

  • A. quỳ tím.            
  • B. kim loại Na.      
  • C. dung dịch Br2.            
  • D. dung dịch NaOH

Câu 25: Alcohol và amine nào sau đây cùng bậc?

  • A. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2.         
  • B. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH.
  • C. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2.    
  • D. C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác