Dễ hiểu giải Hóa học 12 Chân trời bài 17: Nguyên tố nhóm IA

Giải dễ hiểu bài 17: Nguyên tố nhóm IA. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Hóa học 12 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 17. NGUYÊN TỐ NHÓM IA

MỞ ĐẦU

BÀI 17. NGUYÊN TỐ NHÓM IA

Pháo hoa thường được sử dụng trong các dịp lễ, Tết. Để tạo màu cho pháo hoa, người ta dùng một số muối hay oxide kim loại, trong đó có hợp chất kim loại nhóm IA như lithium carbonate tạo màu đỏ, sodium nitrate tạo màu vàng,…

Kim loại nhóm IA và hợp chất của chúng có những tính chất và ứng dụng nào?

Giải nhanh:

- Tính chất: bán kính nguyên tử lớn, cấu trúc mạng tinh thể kém đặc khít, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp và độ cứng tương đối thấp. Trong mỗi chu kì, chúng có tính khử mạnh nhất, mức độ phản ứng tăng dần từ Li đến Cs. 

- Trong tự nhiên, chúng tồn tại dưới dạng hợp chất. Phần lớn dễ tan trong nước, có thể nhận biết các ion kim loại bằng màu ngọn lửa. 

- Sản xuất pin lithium, nước Javel, phân kali, tế bào quang điện, đồng hồ nguyên tử,…

A. ĐƠN CHẤT

1. VỊ TRÍ, CẤU TẠO VÀ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN

Thảo luận 1: Dựa vào cấu hình electron và bán kính nguyên tử (Bảng 17.1), hãy giải thích trong các hợp chất, kim loại nhóm IA  đều thể thể hiện số oxi hoá +1.

Giải nhanh:

Vì chúng chỉ có 1 electron ở lớp ngoài cùng nên nó dễ dàng nhường 1 electron.

Thảo luận 2: Giải thích tại sao trong tự nhiên kim loại nhóm IA chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.

Giải nhanh:

Vì đây là những kim loại hoạt động rất mạnh. Trong môi trường không khí có H2O, O2,… các kim loại nhóm IA dễ dàng tác dụng được với các chất khí ở môi trường xung quanh nó tạo thành hợp chất.

2. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Thảo luận 3: Dựa vàng Bảng 17.2, nêu xu hướng biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các kim loại nhóm IA từ Li đến Cs.

Giải nhanh:

Từ Li đến Cs, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi giảm dần.

Luyện tập: Vì sao kim loại nhóm IA có khối lượng riêng nhỏ và độ cứng thấp?

Giải nhanh:

- Vì chúng đều có mạng tinh thể lập phương tâm khối, bán kính nguyên tử lớn nên khối lượng riêng nhỏ.

- Vì các ion kim loại liên kết nhau bằng liên kết kim loại yếu nên có độ cứng thấp.

3. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

Thảo luận 4: Dựa vào cấu hình electron nguyên tử và giá trị thế điện cực chuẩn, dự đoán tính chất hoá học đặc trưng của kim loại nhóm IA.

Giải nhanh:

Tính khử mạnh.

Thảo luận 5: Khi cắt mẩu sodium ở trong không khí, bề mặt vừa cắt có ánh kim lập tức mờ đi. Giải thích. Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra khi cắt kim loại lithium, potassium trong không khí.

Giải nhanh:

- Vì sodium đã bị oxi hoá bởi O2 và H2O trong không khí.

- Hiện tượng: bề mặt vừa cắt có ánh kim lập tức mờ đi.

Luyện tập: Viết phương trình hoá học của các phản ứng sau (viết tên sản phẩm):

a) Li + O2

b) Na + Cl2

c) K + Br2

Giải nhanh:

a) 4Li + O2 → 2Li2O. Sản phẩm: lithium oxide

b) 2Na + Cl2 → 2NaCl. Sản phẩm: sodium chloride

c) 2K + Br2 → 2KBr. Sản phẩm: potassium bromide

Thảo luận 6: Tại sao để bảo quản kim loại Na, K người ta ngâm chúng trong dầu hoả? Li có dùng cách này được không? Giải thích.

Giải nhanh:

- Vì Na, K có tính khử mạnh, phản ứng mạnh với nước ở điều kiện thường nhưng không phản ứng với dầu hoả.

- Không vì Li gặp dầu hoả sẽ nổi lên và bốc cháy.

Thảo luận 7: Kim loại nhóm IA hoạt động hoá học mạnh. Tại sao?

Giải nhanh:

Vì các kim loại nhóm IA đều có 1 electron ở lớp ngoài cùng nên chúng dễ dàng mất đi một electron.

B. HỢP CHẤT

1. TÍNH TAN CỦA CÁC HỢP CHẤT KIM LOẠI NHÓM IA

Thảo luận 8: Kim loại nhóm IA phản ứng dễ dàng với oxygen và nước, mức độ mãnh liệt của phản ứng tăng dần từ Li đến K. Giải thích.

Giải nhanh:

Vì tính oxi hoá tăng dần từ Li đến K.

Thảo luận 9: Quan sát thí nghiệm thử màu ngọn lửa, nêu hiện tượng quan sát được. Rút ra kết luận.

Giải nhanh:

- Li+: ngọn lửa màu đỏ tía.

- Na+: ngọn lửa màu vàng.

- K+: ngọn lửa màu tím nhạt.

- Kết luận: có thể nhận biết muối của kim loại nhóm IA thông qua màu ngọn lửa.

Luyện tập: Dung dịch của mỗi chất sau đều không màu: NaCl, Na2SO4, KCl, LiNO3. Hãy đề xuất cách phân biệt các dung dịch trên.

Giải nhanh:

Mẫu

Thuốc thử

NaCl

Na2SO4

KCl

LiNO3

Ba(NO3)2

-

Kết tủa trắng

 

-

AgNO3

Kết tủa trắng

 

Kết tủa trắng

-

Thử màu ngọn lửa

Ngọn lửa màu vàng

 

Ngọn lửa màu tím nhạt

 

3. SODIUM CHLORIDE

4. ĐIỆN PHÂN DUNG DỊCH SODIUM CHLORIDE

Thảo luận 10: Sử dụng sơ đồ tư duy, trình bày các sản phẩm cơ bản của công nghiệp chlorine – kiềm và những ứng dụng quan trọng của chúng.

Giải nhanh:

BÀI 17. NGUYÊN TỐ NHÓM IA

Thảo luận 11: Giải thích tại sao NaHCO3 được dùng làm bột nở.

Giải nhanh:

Vì nó có thể tạo khí CO2 theo phương trình: 

NaHCO3 BÀI 17. NGUYÊN TỐ NHÓM IA Na2CO3 + CO2↑ + H2O

Vận dụng: NaHCO3 dùng để tạo bọt và tăng pH trong các loại thuốc sủi bọt. Hãy tìm hiểu và giải thích.

Giải nhanh:

Do NaHCO3 bị thuỷ phân tạo môi trường base yếu.

PTHH: NaHCO3 → Na+ + BÀI 17. NGUYÊN TỐ NHÓM IA

BÀI 17. NGUYÊN TỐ NHÓM IA

Thảo luận 12: Vì sao phương pháp Solvay được gọi là phương pháp tuần hoàn ammonia. Nêu những ưu điểm của phương pháp.

Giải nhanh:

- Vì sản phẩm phụ NH4Cl được chế hoá với vôi tôi để thu lại khí NH3 và sau đó khí này cũng được đưa trở lại quá trình.

- Ưu điểm:

+ Nguyên liệu rẻ, sẵn có, dễ thực hiện

+ Cho phép dùng liên tục các khí có hại cho môi trường; bảo đảm các khí này không thoát ra môi trường, giữ môi trường sạch.

+ Chất lượng sản phẩm cao, thoả mãn nhiều nhu cầu, mục đích…

Luyện tập: Hãy vẽ sơ đồ tổng hợp Na2CO3 theo phương pháp Solvay.

Giải nhanh:

BÀI 17. NGUYÊN TỐ NHÓM IA

BÀI TẬP

Bài 1: Phương pháp điều chế NaOH trong công nghiệp là

A. cho kim loại Na tác dụng với nước.

B. cho Na2O tác dụng với nước.

C. điện phân dung dịch NaCl bão hoà có màng ngăn.

D. điện phân dung dịch NaCl bão hoà, không có màng ngăn.

Giải nhanh:

Chọn đáp án C.

Bài 2: Viết phương trình hoá học của phản ứng khi cho potassium tác dụng với chlorine. Sản phẩm của phản ứng có tan tốt trong nước không? Tìm hiểu một số ứng dụng của nó.

Giải nhanh:

- PTHH: 2K + Cl2→ 2KCl

- KCl là một chất tan tốt trong nước. Ứng dụng:

+ Làm phân bón, là nguyên liệu cung cấp K cho cây trồng.

+ Sản xuất thực phẩm: chất ổn định giúp bề mặt thực phẩm đồng nhất, phân tán đồng đều.

+ Y dược: bào chế thuốc và thuốc tiêm.

+ Là thành phần trong bình chữa cháy, đặc biệt là bình chữa cháy khô.

+ Trong ngành công nghiệp dầu khí, công nghiệp cao su, mạ điện,…

Bài 3: Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau:

a) Cho một mẩu kim loại sodium vào cốc nước.

b) Sục khí CO2 vào dung dịch KOH.

c) Nhỏ dung dịch HCl vào ống nghiệm có chứa sẵn Na2CO3.

d) Nhỏ dung dịch HCl vào ống nghiệm có chứa sẵn KHCO3.

e) Cho một lượng NaHCO3 rắn vào ống nghiệm rồi đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn.

Giải nhanh:

a) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

b) CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O

c) Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

d) KHCO3 + HCl → KCl + CO2 + H2O

e) 2NaHCO3 BÀI 17. NGUYÊN TỐ NHÓM IA Na2CO3 + CO2 + H2O


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác