Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 12 chân trời Ôn tập chương 2: Carbohydrate

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 chân trời sáng tạo Ôn tập chương 2: Carbohydrate có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cho biết chất nào sau đây thuộc polysaccharide:

  • A.Glucose 
  • B.Saccharose   
  • C.Maltose   
  • D.Cellulose

Câu 2: Chất nào sau đây thuộc loại monosaccharide?

  • A. Tinh bột.
  • B. Glycerol.
  • C. Sucrose.
  • D. Glucose.

Câu 3: Công thức tổng quát của carbohydrate là:

  • A. CnH2nO.             
  • B. (CH2O)m.
  • C. Cn(H2O)m.             
  • D. Cm(H2O)m.

Câu 4: Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch),đó là loại đường nào?

  • A.Glucose            
  • B.Maltose           
  • C.Saccharose                 
  • D.Fructose

Câu 5: Chất nào không bị thủy phân?

  • A. Amylose.             
  • B. Glucose.
  • C. Saccharose.   
  • D. Cellulose.

Câu 6: Glucose không phản ứng được với chất nào sau đây?

  • A. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
  • B. H2 (xúc tác Ni, to).
  • C. CH3CHO.
  • D. dung dịch AgNO3/NH3, to.

Câu 7: Saccharose và maltose sẽ tạo sản phẩm giống nhau khi tham gia phản ứng nào dưới đây ?

  • A. Tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3
  • B. Thủy phân
  • C. Tác dụng với Cu(OH)2        
  • D. Đốt cháy hoàn toàn.

Câu 8: Điều khẳng định nào sau đây không đúng?

  • A.Glucose và fructose là hai chất đồng phân của nhau.
  • B.Glucose và fructose đều tham gia phản ứng tráng gương.
  • C.Glucose và fructose đều làm mất màu nước bromine.
  • D.Glucose và fructose đều tham gia phản ứng cộng H2(Ni/to).

Câu 9: Phản ứng nào sau đây có thể chuyển hóa glucose và fructose thành một sản phẩm duy nhất?

  • A. Phản ứng với H2/Ni, to.
  • B. Phản ứng với dung dịch bromine.
  • C. Phản ứng với Cu(OH)2.
  • D. Phản ứng với Na.

Câu 10: Cho dãy các chất: tinh bột, cellulose, glucose, fructose, saccharose. Số chất thuộc loại monosaccharide là

  • A. 2.             
  • B. 4.
  • C. 3.             
  • D. 1.

Câu 11: Lên men dung dịch chứa 300 gam glucose thu được 92 gam ethanol.

Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ethanol là

  • A. 54%.
  • B. 40%.
  • C. 80%.
  • D. 60%.

Câu 12: Có 3 lọ mất nhãn chứa 3 dung dịch gồm glycerone, acetic aldehyde, glucose. Có thể dùng hóa chất nào sau đây để nhận biết các lọ trên?

  • A. Qùy tím và AgNO3/NH3
  • B. CaCO3/Cu(OH)2
  • C. CuO và dung dịch Br2
  • D. AgNO3/NH3 và Cu(OH)2/OH- đun nóng

Câu 13: Cho m g glucose và fructose tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra 43,2 gam Ag. Cũng m gam hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 8 gam Br2 trong dung dịch. Số mol glucose và fructose trong hỗn hợp này lần lượt là:

  • A. 0,05 mol và 0,15 mol
  • B. 0,10 mol và 0,15 mol.
  • C. 0,2 mol và 0,2 mol
  • D. 0,05 mol và 0,35 mol.

Câu 14: “Đường mía” là thương phẩm có chứa chất nào dưới đây?

  • A. glucose             
  • B. tinh bột.
  • C. Fructose.             
  • D. saccharose.

Câu 15: Khi hạt lúa nẩy mầm, tinh bột dự trữ trong hạt lúa được chuyển hóa thành:

  • A. Glucose             
  • B. Fructose
  • C. Maltose             
  • D. Saccharose

Câu 16: Saccharose là một loại disaccharide có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường. Công thức phân tử của saccharose là 

  • A. C6H12O6
  • B. (C6H10O5)n        
  • C. C12H22O11.         
  • D. C2H4O2.

Câu 17: Một phân tử saccharose có

  • A. một đơn vị β-glucose và một đơn vị β-fructose.
  • B. một đơn vị β-glucose và một đơn vị α-fructose.
  • C. hai đơn vị α-glucose.
  • D. một đơn vị α-glucose và một đơn vị β-fructose.

Câu 18: Glucose và saccharose có đặc điểm chung nào sau đây?

  • A. Phản ứng thủy phân
  • B. Đều là monosaccharide.
  • C. Dung dịch đều hòa tan Cu(OH)2 tạo phức màu xanh.
  • D. Phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.

Câu 19: Carbohydrate Z tham gia chuyển hóa:

Z -Cu(OH)2/OH-→ dung dịch xanh lam

Z -to→ kết tủa đỏ gạch.

Vậy Z không thể là chất nào trong các chất cho dưới đây?

  • A. Glucose
  • B. Fructose
  • C. Saccharose
  • D. Maltose

Câu 20: Chất X có các đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm –OH, có vị ngọt, hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, phân tử có liên kết glicozit, làm mất màu nước brom. Chất X là

  • A. cellulose.             
  • B. maltose.
  • C. glucose.             
  • D. saccharose

Câu 21: Carbohydrate X là một disacchride có nhiều trong củ cải đường. Thủy phân hoàn toàn X trong môi trường acid thu được Y có khả năng làm mất màu nước bromine. Tên gọi của X và Y lần lượt là 

  • A. Maltose, glucose.                  
  • B. Saccharose, fructose.
  • C. Saccharose, glucose.             
  • D. Maltose, fructose.

Câu 22: Cho 34,2 gam mẫu saccharose có lẫn maltose phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được 0,216 gam Ag. Tính độ tinh khiết của mẫu saccharose trên?

  • A. 1%             
  • B. 99%
  • C. 90%             
  • D. 10%

Câu 23: Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccharose rồi lấy sản phẩm cho tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được m gam bạc (phản ứng xảy ra hoàn toàn). Giá trị của m là

  • A. 32,4             
  • B. 10,8
  • C. 43,2             
  • D. 21,6

Câu 24: Thủy phân hoàn toàn 100 gam dung dịch nước rỉ đường (nước sinh ra trong quá trình sản xuất đường saccharose từ mía) thu được dung dịch, pha loãng thành 100 ml dung dịch X. Lấy 10 ml dung dịch X cho tham gia phản ứng tráng bạc trong môi trường kiềm với sự có mặt của NaOH và NH3 thu được 0,648 gam Ag. Tính nồng độ của saccharose trong dung dịch nước rỉ đường.

  • A. 5.21             
  • B. 3,18
  • C. 5,13             
  • D. 4,34

Câu 25: Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iot vào hồ tinh bột thấy xuất hiện màu

  • A. vàng.             
  • B. xanh tím.
  • C. hồng.             
  • D. nâu đỏ.

Câu 26: Khi thuỷ phân hoàn toàn tinh bột hoặc cellulose ta thu được sản phẩm là

  • A. fructose             
  • B. glucose
  • C. saccharose           
  • D. gluconic acid

Câu 27: Cellulose có cấu tạo mạch không phân nhánh, mỗi gốc C6H10O5 có 3 nhóm OH nên có thể viết là

  • A. [C6H8O2(OH)3]n.             
  • B. [C6H5O2(OH)3]n.
  • C. [C6H7O2(OH)3]n.             
  • D. [C6H7O3(OH)2]n.

Câu 28: Công thức của tinh bột là

  • A. (C6H10O5)n.       
  • B. C12H22O11.         
  • C. C6H12O6.           
  • D. C2H4O2.

Câu 29: Cho dãy chuyển hóa sau: X → tinh bột → glucose → Y + X

Hai chất X, Y lần lượt là:

  • A. CH3OH và C2H5OH
  • B. C2H5OH và CH3COOH
  • C. CO2 và C2H5OH
  • D. CH3CHO và C2H5OH

Câu 30: Cellulose trinitrat được điều chế từ cellulose và nitric acid đặc có xúc tác sulfuric acid đặc, nóng. Để có 29,7 kg cellulose trinitrate, cần dùng m kg nitric acid (hiệu suất 90%). Giá trị của m là:

  • A. 42 kg.             
  • B. 30 kg.
  • C. 10 kg.             
  • D. 21 kg.

Câu 31: Tinh bột có phân tử khối từ 200000 đến 1000000 amu. Số mắt xích trong phân tử tinh bột ở vào khoảng:

  • A. Từ 2000 đến 6172.             
  • B. Từ 600 đến 2000.
  • C. Từ 1000 đến 5500.             
  • D. Từ 1235 đến 6172.

Câu 32: Từ 81 gam tinh bột, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ethanol (hiệu suất 80%). Oxi hóa 0,1a gam ethanol bằng phương pháp lên men giấm với hiệu suất H% thu được hỗn hợp X. Để trung hòa hỗn hợp X cần vừa đủ 60 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của H là

  • A. 80
  • B. 75
  • C. 45
  • D. 60

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác