Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 12 Chân trời bài 5: Tinh bột và cellulose (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 chân trời sáng tạo bài 5: Tinh bột và cellulose (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chất nào sau đây thuộc loại polysaccharide?

  • A. Glucose             
  • B. Fructose
  • C. Saccharose             
  • D. Cellulose

Câu 2: Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iot vào hồ tinh bột thấy xuất hiện màu

  • A. vàng.             
  • B. xanh tím.
  • C. hồng.             
  • D. nâu đỏ.

Câu 3: Carbohydrate chứa đồng thời liên kết α–1,4–glycoside và liên kết α–1,6–glycoside trong phân tử là

  • A. tinh bột.             
  • B. cellulose.
  • C. saccharose.             
  • D. fructose.

Câu 4: Tinh bột và cellulose khác nhau ở điểm nào sau đây?

  • A. Phản ứng thủy phân.
  • B. Độ tan trong nước.
  • C. Thành phần phân tử.
  • D. Cấu trúc mạch phân tử.

Câu 5: Khi thuỷ phân hoàn toàn tinh bột hoặc cellulose ta thu được sản phẩm là

  • A. fructose             
  • B. glucose
  • C. saccharose           
  • D. gluconic acid

Câu 6: Cellulose có cấu tạo mạch không phân nhánh, mỗi gốc C6H10O5 có 3 nhóm OH nên có thể viết là

  • A. [C6H8O2(OH)3]n.             
  • B. [C6H5O2(OH)3]n.
  • C. [C6H7O2(OH)3]n.            
  • D. [C6H7O3(OH)2]n.

Câu 7: Cặp chất nào sau đây không phải là đồng phân của nhau?

  • A. Methyl formate và acetic acid
  • B. Maltose và saccharose.
  • C. Fructose và glucose.
  • D. Tinh bột và cellulose.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Cellulose và tinh bột có phân tử khối nhỏ
  • B. Cellulose có phân tử khối nhỏ hơn tinh bột
  • C. Cellulose và tinh bột có phân tử khối bằng nhau
  • D. Cellulose và tinh bột đều có phân tử khối rất lớn, nhưng phân tử khối của cellulose lớn hơn nhiều so với tinh bột.

Câu 9: Thuốc thử nào sau đây dùng để nhận biết tinh bột?

  • A. Cu(OH)2           
  • B. AgNO3/NH3
  • C. Br2             
  • D. I2

Câu 10: Công thức của tinh bột là

  • A. (C6H10O5)n.        
  • B. C12H22O11.         
  • C. C6H12O6.  
  • D. C2H4O2.

Câu 11: Đun nóng tinh bột trong dung dịch acid vô cơ loãng sẽ thu được

  • A. cellulose. 
  • B. glucose.   
  • C. glycerol.  
  • D. ethyl acetate.

Câu 12: Chất nào sau đây bị thủy phân khi đun nóng trong môi trường acid?

  • A. Glycerol  
  • B. Fructose. 
  • C. Glucose.  
  • D. Cellulose.

Câu 13: Polymer thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iodine hợp chất có màu xanh tím. Polymer X là

  • A. tinh bột.   
  • B. cellulose. 
  • C. saccharose.        
  • D. glycogen.

Câu 14: Khí sinh ra trong trường hợp nào sau đây không gây ô nhiễm không khí?

  • A. Quá trình đun nấu, đốt lò sưởi trong sinh hoạt.
  • B. Quá trình quang hợp của cây xanh.
  • C. Quá trình đốt nhiên liệu trong động cơ ô tô.
  • D. Quá trình đốt nhiên liệu trong lò cao.

Câu 15:  Tinh bột là polysaccharide được tạo thành từ:

  • A. α-glucose.
  • B. β-glucose.
  • C. α-fructose.
  • D. β-fructose.

Câu 16: Cellulose trinitrat được điều chế từ cellulose và nitric acid đặc có xúc tác sulfuric acid đặc, nóng. Để có 29,7 kg cellulose trinitrate, cần dùng m kg nitric acid (hiệu suất 90%). Giá trị của m là:

  • A. 42 kg.             
  • B. 30 kg.
  • C. 10 kg.   
  • D. .21 kg        

Câu 17: Điều chế ethyl alcohol từ 1 tấn tinh bột chứa 5% tạp chất trơ, hiệu suất toàn bộ quá trình dạt 85%. Khối lượng alcohol thu được là

  • A. 485,85 kg.             
  • B. 458,58 kg.
  • C. 398,8 kg.           
  • D. 389,79 kg.

Câu 18: Tinh bột có phân tử khối từ 200000 đến 1000000 amu. Số mắt xích trong phân tử tinh bột ở vào khoảng:

  • A. Từ 2000 đến 6172.             
  • B. Từ 600 đến 2000.
  • C. Từ 1000 đến 5500.             
  • D. Từ 1235 đến 6172.

Câu 19: Đem thủy phân 1 kg khoai chứa 20% tinh bột trong môi trường acid. Nếu hiệu suất phản ứng là 75% thì lượng glucose thu được là:

  • A. 166,67 gam           
  • B. 145,70 gam
  • C. 210,00 gam             
  • D. 123,45 gam

Câu 20: Tại một nhà máy rượu ở Quảng Ngãi, cứ 12 tấn tinh bột sẽ sản xuất được 1,8 tấn ethanol. Vậy hiệu suất của quá trình điều chế đó là:

  • A. 20,0 %   
  • B. 21,0 %
  • C. 26,4 %            
  • D. 35,0 %.

Câu 21: Thủy phân m gam tinh bột trong môi trường acid (giả sử sự thủy phân chỉ tạo glucose). Sau phản ứng, đem trung hòa acid bằng kiềm rồi thực hiện phản ứng tráng bạc thu được m gam Ag. Hiệu suất của phản ứng thủy phân tinh bột là:

  • A. 66,67%.             
  • B. 80%.
  • C. 75%.            
  • D. 50%.

Câu 22: Cho m gam tinh bột lên men thành ethyl alcohol với hiệu suất 81%. Toàn bộ CO2 sinh ra hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun nóng X lại thu được 100 gam kết tủa nữa. Giá trị của m là:

  • A. 550             
  • B. 810
  • C. 750            
  • D. 650

Câu 23: Từ 81 gam tinh bột, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ethanol (hiệu suất 80%). Oxi hóa 0,1a gam ethanol bằng phương pháp lên men giấm với hiệu suất H% thu được hỗn hợp X. Để trung hòa hỗn hợp X cần vừa đủ 60 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của H là

  • A. 80
  • B. 75
  • C. 45
  • D. 60

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác