Tắt QC

Trắc nghiệm Hoá học 10 kết nối bài 16 Ôn tập chương 4 (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoá học 10 Bài 16 Ôn tập chương 4 (P2)- sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cho quá trình N+5 + 3e  →  N+2, đây là quá trình

  • A. khử.                   
  • B. oxi hóa.                        
  • C. tự oxi hóa – khử.                                                    
  • D. nhận proton.

Câu 2: Cho quá trình Fe2+   → Fe 3++ 1e, đây là quá trình

  • A. oxi hóa.
  • B. khử.                           
  • C. nhận proton.                                                         
  • D. tự oxi hóa – khử.

Câu 3: Số oxi hóa của S trong SO2

  • A. +2                                
  • B. +4                           
  • C. +6                           
  • D. -1

Câu 4: Số oxi hóa của S trong các phân tử H2SO3, S, SO3, H2S lần lượt là

  • A. +6; +8; +6; -2.           
  • B. +4; 0; +6; -2.         
  • C. +4; -8; +6; -2.       
  • D. +4; 0; +4; -2.

Câu 5: Trong phân tử NH4NO3 thì số oxi hoá của 2 nguyên tử nitrogen lần lượt là

  • A. +1 và +1.                    
  • B. – 4 và +6.              
  • C. -3 và +5.                
  • D. -3 và +6.

Câu 6: Trong các cặp chất sau, cặp chất nào nguyên tử nitrogen có cùng giá trị số oxi hóa?

  • A. HNO3 và N2O5.         
  • B. NO và HNO2
  • C. N2 và N2O.                                                      
  • D. HNO2 và HNO3.

Câu 7: Cho các hợp chất: NH4+, NO2, N2O, NO3-, N2. Số oxi hóa của nguyên tử nitrogen giảm dần theo thứ tự là

  • A. N2> NO3-> NO2> N2O > NH4+.                    
  • B. NO3-> N2O > NO2> N2> NH4+.
  • C. NO3-> NO2> N2O > N2> NH4+.                    
  • D. NO3-> NO2> NH4+> N2> N2O. 

Câu 8: Trong phản ứng

10Fe + 6KMnO4 + 24H2SO4  → 5Fe2(SO4)3 + 6MnSO4 + 3K2SO4 + 24H2O.

Các nguyên tố có sự thay đổi số oxi hóa trước và sau phản ứng là

  • A. Fe, K.                          
  • B. Mn, K.                    
  • C. Fe, Mn.                  
  • D. Fe, S, Mn.

Câu 9: Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4 (thuốc tím), màu tím nhạt dần rồi mất màu (biết sản phẩm tạo thành là K2SO4, MnSO4 và H2SO4). Nguyên nhân là do

  • A. SO2 đã oxi hóa KMnO4 thành MnO2.              
  • B. SO2 đã khử KMnO4 thành Mn+2.
  • C. KMnO4 đã khử SO2 thành S+6.                         
  • D. H2O đã oxi hóa KMnO4 thành Mn+2.

Câu 10: Chất hoặc ion nào sau đây có cả tính khử và tính oxi hoá?

  • A. F2.                  
  • B. Al3+.                      
  • C. Na.                        
  • D. FeO.

Câu 11: Cho dãy các chất và ion: Cl2, F2, SO2, Na+, Ca2+, Fe2+, Al3+, Mn2+, S2-, Cl-. Số chất và ion vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử là

  • A. 3.                                 
  • B. 4.                             
  • C. 6.                            
  • D. 5.

Câu 12: Hỗn hợp tecmit dùng hàn gắn đường ray có thành phần chính là aluminium (Al) và iron (III) oxide (Fe2O3). Phản ứng xảy ra khi đung nóng hỗn hợp tecmit như sau:

Phát biểu nào dưới đây là đúng?

  • A. Fe2O3 là chất bị oxi hóa.
  • B. Fe2O3 là chất nhường electron.
  • C. Al là chất bị oxi hoá.
  • D. Al2O3 là chất nhận electron.

Câu 13: Cho phản ứng hóa học sau: H2SO4 đặc + 8HI →  4I2 + H2S +   4H2O

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. H2SO4 là chất oxi hóa, HI là chất khử.             
  • B. HI bị oxi hoá thành I2, H2SO4 bị khử thành H2S.
  • C. H2SO4 oxi hoá HI thành I2 và nó bị khử thành H2S.           
  • D. HI oxi hóa H2SO4 thành H2S và nó bị khử thành I2.

Câu 14: Tổng hệ số cân bằng (nguyên, tối giản) của các chất trong phản ứng dưới đây là:

Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O

  • A. 55.                                
  • B. 20.                                
  • C. 25.                                
  • D. 50.

Câu 15: Cho sơ đồ phản ứng: Fe3O4 + HNO3  →  Fe(NO3)3 + NxOy + H2O. Sau khi cân bằng, hệ số của phân tử HNO3

  • A. 23x-9y.                  
  • B. 23x- 8y.                        
  • C. 46x-18y.                    
  • D. 13x-9y.

Câu 16: CS2 là nguyên liệu phổ biến dùng trong tổng hợp hóa hữu cơ của các ngành công nghiệp. CS2 dễ dàng bốc cháy trong oxygen theo phương trình:

CS2 + O2 → CO2 + SO2

Theo phản ứng trên, khi lấy 0,400 mol CS2 tác dụng với 1,50 mol O2 thì tổng số mol khí thu được sau phản ứng là

  • A.  0,4 mol.                
  • B.1,2 mol.                      
  • C. 1,5 mol.           
  • D.1,9 mol.

Câu 17: Hoà tan 7,8g hỗn hợp bột Al và Mg trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng khối lượng dung dịch acid tăng thêm 7,0g. Khối lượng Aluminum và magnesium trong hỗn hợp đầu là:

  • A. 2,7g và 1,2g     
  • B. 5,4g và 2,4g    
  • C. 5,8g và 3,6g    
  • D. 1,2g và 2,4g

Câu 18: THòa tan 15 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại Mg và Al vào dung dịch Y gồm HNOvà H2SO4 đặc thu được 0,1 mol mỗi khí SO2, NO, NO2, N2O. Phần trăm khối lượng của Al và Mg trong X lần lượt là:

  • A. 63% và 37%.    
  • B. 36% và 64%.    
  • C. 50% và 50%.    
  • D. 46% và 54%.

Câu 19: Cho phản ứng: Ca + Cl2 → CaCl2 .

Kết luận nào sau đây đúng?

  • A. Mỗi nguyên tử Ca nhận 2e.
  • B. Mỗi nguyên tử Cl nhận 2e.
  • C. Mỗi phân tử Cl2 nhường 2e.
  • D. Mỗi nguyên tử Ca nhường 2e.

Câu 20: Trong phản ứng: CaCO3 → CaO + CO, nguyên tố carbon

  • A. Chỉ bị oxi hóa.
  • B. Chỉ bị khử.
  • C. Vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.
  • D. Không bị oxi hóa, cũng không bị khử.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác