Soạn giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 7 Đọc 2: Bố của Xi-mông
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 8 Bài 7 Đọc 2: Bố của Xi-mông sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Ngày soạn:…./…./….
Ngày dạy:…./…../…..
TIẾT: VĂN BẢN 2: BỐ CỦA XI – MÔNG
- MỤC TIÊU
Sau bài học này, HS sẽ:
- Kiến thức
- Nêu được nội dung bao quát của văn bản: nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật, phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
- Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học, hiểu mỗi người đọc có thể có cách tiếp nhận riêng đối với một văn bản văn học; biết tôn trọng và học hỏi cách tiếp nhận của người khác.
- Năng lực
Năng lực đặc thù
- Nêu được nội dung bao quát của văn bản: nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật, phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
- Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học, hiểu mỗi người đọc có thể có cách tiếp nhận riêng đối với một văn bản văn học; biết tôn trọng và học hỏi cách tiếp nhận của người khác.
Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua những biểu hiện sau:
- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp
- Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ
- Biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt bằng hợp tác theo nhóm
- Biết chọn lọc ngữ liệu phù hợp với bài học
- Phẩm chất
- Yêu thương và nuôi dưỡng niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
- Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.
- Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở HS trả lời.
- Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu học sinh: Sự yêu thương, cảm thông giữa người với người có ý nghĩa như thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1-2 học sinh chia sẻ trước lớp.
- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gợi mở: Giúp ta thấy vui tươi, niềm vui hạnh phúc, sáng sủa, yêu đời, biết sống có ý nghĩa hơn. Kết nối mọi người, tạo mối quan hệ gắn bó, thân thiết giữa người với người. Là động lực, ý chí, sức mạnh vượt qua khó khăn, vất vả, thử thách.
- GV dẫn dắt vào bài: Guy Đơ Mô-pát-xăng được người ta biết đến là nhà văn hiện thực nổi tiếng của Pháp vào thế kỷ XIV. Với qua nhiều thăng trầm, cay đắng trong cuộc sống đã biến những trang viết của ông thành áng văn giàu giá trị nhân đạo. Mô-pa-xăng có một số lượng tác phẩm vô cùng đồ sộ gồm nhiều thể loại từ truyện ngắn, tiểu thuyết đến kịch. "Bố của Xi-mông" là một trong số rất nhiều tác phẩm đặc sắc của ông. Tác phẩm đã để lại rất nhiều giá trị cho người đọc. Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu và phân tích tác phẩm Bố của Xi – mông nhé.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản.
- Mục tiêu: Nhận diện và hiểu được một số yếu tố đặc điểm của văn bản.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh và chuẩn kiến thức GV.
- Tổ chức dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS: · Em hãy nêu một số nét về tác giả Guy đơ Mô-pát-xăng? · Xác định bố cục của tác phẩm? Nêu nội dung của từng phần? · Nêu ý nghĩa nhan đề của văn bản? · Xác định ngôi kể của văn bản? · Đọc văn bản Bố của Xi-mông Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV gọi 2-3 trình bày trước lớp - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe và nhận xét đồng đẳng, điều chỉnh (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá và chốt kiến thức.
| I. Đọc – hiểu văn bản 1. Tác giả Guy đơ Mô – pát – xăng (1850 – 1893) là nhà văn người Pháp nổi tiếng ở cuối thế kỉ XIX. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông là: Viên mỡ bò, Bố của Xi-mông, Một cuộc đời, Ông bạn đẹp, Mạnh hơn cái chết,… 2. Tác phẩm a) Bố cục 4 phần - Phần 1 (Từ đầu → khóc hoài): Tâm trạng tuyệt vọng của Xi-mông. - Phần 2: (Tiếp theo → một ông bố): Xi-mông gặp bác Phi-líp. - Phần 3 (Tiếp theo → bỏ đi rất nhanh): Xi-mông dẫn bác Phi-líp về nhà gặp mẹ và nhận làm bố. - Phần 4 (Còn lại): Câu chuyện ở trường sáng hôm sau. b) Nhan đề - “Bố của Xi-mông” - nhan đề gắn với vai trò, ý nghĩa của sự xuất hiện nhân vật bác Phi-líp, người chuyển tải thông điệp của Guy đơ Mô-pa-xăng về lòng nhân đạo và ứng xử đầy tình thương yêu giữa con người với con người. c) Ngôi kể thứ ba - Đọc văn bản |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
- Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản.
- Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu liên quan đến văn bản Nhớ đồng và chuẩn kiến thức GV.
- Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về nhân vật Xi-mông Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: · Tìm những chi tiết miêu tả tuổi tác dáng dấp của nhân vật Xi – mông. · Thông qua văn bản, em hãy trình bày hoàn cảnh đáng thương của Xi – mông? · Em có nhận xét gì về cách giải quyết mọi việc của Xi-mông? · Xi – mông có khao khát gì? Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ - GV quan sát và hỗ trợ (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả, thảo luận - GV mời 1-2 HS báo cáo kết quả thảo luận - GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần thiết) Bước 4: Đánh giá, nhận định - GV đánh giá nhận xét - GV chốt kiến thức
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về nhân vật Blăng-sốt? Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau đây:
| II. Khám phá văn bản 1. Nhân vật Xi-mông - Tuổi tác, dáng dấp: “Nó độ bảy, tám tuổi. Nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ vẻ nhút nhát, gần như vụng dại”. - Hoàn cảnh đáng thương: + Không có bố, tuổi thơ bất hạnh với những ánh nhìn dè bỉu, chê bai, lạnh nhạt của mọi người. + Lần đầu tiên đến trường: bị bạn bè trêu chọc, nhục mạ và đánh đập. - Giải quyết mọi việc theo cách rất trẻ con: ra bờ sông định tự tử. Vừa khóc lóc xong, rất thèm được ngủ, nhưng bất chợt nhìn thấy “một chú nhái con màu xanh nhảy dưới chân”, nhu cầu nghịch ngợm trong em lại trỗi dậy: "Em định bắt nó. Nó nhảy thoát. Em đuổi theo nó và vồ hụt ba lần liền". Chú nhái xanh khiến Xi-mông “nhớ đến một thứ đồ chơi… Thế là em nghĩ đến nhà, rồi nghĩ đến mẹ, và thấy buồn vô cùng”. - Để làm nổi bật nỗi đau đớn của Xi-mông, tác giả nhiều lần miêu tả tiếng khóc của em: “em lại khóc. Người em rung lên… những cơn nức nở lại kéo đến, dồn dập, xốn xang choán lấy em. Em chẳng nghĩ ngợi gì nữa, chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài ...”. Khi gặp bác Phi-líp, em nói không nên lời, cứ bị đứt quãng hoặc lặp đi lặp lại: “Em trả lời, mắt đẫm lệ, giọng nghẹn ngào: - Chúng nó đánh cháu… vì… cháu… cháu… không có bố… không có bố … Em bé nói tiếp một cách khó khăn giữa những tiếng nấc buồn tủi: Cháu… cháu không có bố”. Thấy mẹ “Xi-mông nhảy lên ôm lấy cổ mẹ, lại òa khóc”. Nỗi đau không có bố trở thành nỗi đau ám ảnh, nặng nề đè nén trái tim non nớt của Xi-mông khiến em đau khổ tột cùng và không muốn sống. - Khát khao chính đáng và mãnh liệt của Xi-mông là có bố và được sống trong tình yêu thương. Chính vì vậy, khi bác Phi-líp hứa sẽ cho Xi-mông “một ông bố”, Xi-mông vui vẻ theo bác về nhà, từ bỏ ý định tự tử và bảo bác Phi-lip làm bố. Thấy bác không trả lời, em sợ mất cơ hội nên dọa bác là em sẽ tự tử. Cuối cùng, khi bác Phi-líp nhận làm bố mình, như một sự hồi sinh kì diệu, Xi-mông hết buồn, tự hào “đưa con mắt thách thức” lũ bạn và mặc cho chúng vẫn la hét, chế giễu, Xi-mông không bỏ chạy nữa. => Qua đoạn trích, nhà văn đã làm nổi bật hình ảnh chú bé Xi-mông đáng thương với tâm hồn nhạy cảm. Nhân vật Xi-mông được khắc họa qua cái nhìn đầy nhân văn, đầy yêu thương và sự cảm thông của tác giả. Từ đó, ta nhận ra một chân lí giản đơn: có một gia đình trọn vẹn, có bố là điều vô cùng hạnh phúc. 2. Nhân vật Blăng-sốt
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác