Soạn giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 5 Đọc 4: "Thuyền trưởng tàu viễn dương"
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 8 Bài 5 Đọc 4: "Thuyền trưởng tàu viễn dương" sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Ngày soạn:…./…./…..
Ngày dạy:…./…../…..
TIẾT: VĂN BẢN 4: THUYỀN TRƯỞNG TÀU VIỄN DƯƠNG
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch như: xung đột, hành động, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng.
- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
- Hiểu mỗi người đọc có thể có cách tiếp nhận riêng đối với một văn bản văn học; biết tôn trọng và học hỏi cách tiếp nhận của người khác.
- Năng lực
Năng lực đặc thù
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch như: xung đột, hành động, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng.
- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
- Hiểu mỗi người đọc có thể có cách tiếp nhận riêng đối với một văn bản văn học; biết tôn trọng và học hỏi cách tiếp nhận của người khác.
Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua những biểu hiện sau:
- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp
- Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ
- Biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt bằng hợp tác theo nhóm
- Biết chọn lọc ngữ liệu phù hợp với bài học
- Phẩm chất
- Ý thức được sự bình đẳng, dân chủ, có thái độ phê phán cái xấu, trân trọng tiếng cười trong cuộc sống.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ CHUẨN BỊ CỦA GV, HS
- Phương Pháp
- Phương pháp tái tạo; vấn đáp; gợi mở; nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác, làm việc nhóm…
- Chuẩn bị
- Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
- Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.
- Nội dung: GV yêu cầu học sinh dựa vào tri thức nền.
- Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu học sinh: Em hãy chia sẻ với các bạn ấn tượng về các tác phẩm hài kịch đã học.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1-2 học sinh chia sẻ trước lớp.
- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét đánh giá.
- GV gợi mở: Những văn bản hài kịch đã học hầu hết đều là hướng về những vấn đề đời sống, những thói xấu trong xã hội qua đó phê phán những thói hư tật xấu.
- GV dẫn dắt vào bài: Hài kịch thường dùng tiếng cười giễu nhại để lên án, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. Vậy ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu văn bản Thuyền trưởng tàu Viễn Dương để xem Lưu Quang Vũ lên án phê phán thói hư tật xấu nào trong xã hội.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản.
- Mục tiêu: Nhận diện và hiểu được một số yếu tố đặc sắc của văn bản.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh và chuẩn kiến thức GV.
- Tổ chức dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Đọc – hiểu văn bản Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu học sinh: · Em hãy nêu một vài nét về tác giả Lưu Quang Vũ? · Em hãy nêu xuất xứ của văn bản “Thuyền trưởng tàu Viễn Dương”? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV gọi 2-3 trình bày trước lớp - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe và nhận xét đồng đẳng, điều chỉnh (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá và chốt kiến thức.
| I. Đọc - hiểu văn bản 1) Tác giả - Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) là nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch người Việt Nam. Ông sinh tại Phú Thọ nhưng quê ở Đà Nẵng, cha ông là nhà viết kịch Lưu Quang Thuận, mẹ là bà Vũ Thị Khánh, ông có tuổi thơ gắn bó tạo quê Phú Thọ cùng bố mẹ. Đến năm 1954, ông chuyển về Hà Nội sống. Ngay từ khi còn bé ông đã mang trong mình tài năng thiên bẩm về nghệ thuật. - Từ năm 1965 đến năm 1978 Lưu Quang Vũ làm biên tập cho Tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch nói với kịch đầu tay Sống mãi tuổi 17 viết lại theo kịch bản của Vũ Duy Kỳ. - Lưu Quang Vũ được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 2 (2000) về nghệ thuật sân khấu. 2) Tác phẩm - Xuất xứ: in trong Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh gửi lại, Hội Văn học Nghệ thuật Đà Nẵng, 1989)
|
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
- Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản.
- Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản và chuẩn kiến thức GV.
- Tổ chức dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về nhân vật Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu học sinh: · Em hãy nêu một vài nét về ông Nha, chỉ ra biểu hiện “bệnh sĩ” của ông? · Nêu một vài nét về nhân vật Hưng? · Nêu một vài nét về nhân vật Nhàn? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV gọi 2-3 trình bày trước lớp - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe và nhận xét đồng đẳng, điều chỉnh (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá và chốt kiến thức.
| II. Khám phá văn bản 1) Nhân vật Ông Toàn Nha - Ông Nha là hiện thân sinh động cho những kẻ mắc bệnh sĩ rất nặng nề. Một số biểu hiện “bệnh sĩ” của ông + Ông tỏ rõ sự sung sướng hãnh diện khi nghĩ rằng ông đang được “chính đồng chí thuyền trưởng viễn dương tự lái” con tàu đưa ông đi cấp cứu (một tai nạn do căn “bệnh sĩ” của chính ông gây ra). Nhưng đó chỉ là ảo tưởng, vì thực tế người lái chỉ là một người thợ lái tàu đường sông, chở phân đạm. Ông còn nói như tự vỗ ngực rằng: “Toàn Nha này không đi thì thôi, đã đi thì phải…” (phải đi bằng tàu viễn dương do một thuyền trưởng viễn dương dày dạn điều khiển,…) + Ông Toàn Nha là người ảo tưởng, chậm hiểu, thiếu nhạy cảm. - Thực tế đã có bao nhiêu thay đổi:
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác